Pakistan: Taliban bắn chết 9 cảnh sát
Ngày 12-7, các phần tử vũ trang đã bắn chết ít nhất 9 cảnh sát thực tập ở thành phố Lahore, tỉnh Punjab (Pakistan) và làm bị thương 8 người khác. Taliban ở Pakistan đã nhanh chóng nhận trách nhiệm.
Cảnh sát Pakistan đi ngang một trạm xăng bị đốt ở Punjab – Ảnh: Press TV
Theo báo chí Pakistan, hơn 10 tay súng đeo mặt nạ đi môtô đã xông vào tòa nhà ở khu vực công viên Rasool, nơi các cảnh sát thực tập trú ngụ.
Một quan chức cứu hộ dẫn lời các nhân chứng cho BBC biết đầu tiên chúng bắn bị thương bảo vệ, sau đó lên tầng một và xả súng vào những người đang ngủ ở đó rồi tẩu thoát.
Các quan chức cho biết tất cả nạn nhân thiệt mạng đều đến từ tỉnh Khyber Pakhtunkhwa và đang trong giai đoạn thực tập để làm cảnh sát trại giam.
Người phát ngôn Taliban ở Pakistan, Ehsnanullah Ehsan, nói họ gây ra vụ tấn công do các cảnh sát trên “không đối xử với các tù nhân Taliban tử tế”. “Chúng tôi đã theo dõi họ một thời gian dài và thấy cách cư xử của họ với người của chúng tôi trong tù rất dã man và xúc phạm”, Ehsan nói.
Video đang HOT
Đây là vụ tấn công thứ hai nhằm vào lực lượng an ninh ở tỉnh Punjab chỉ trong chưa đầy một tuần. Trước đó hôm 9-7, các tay súng Taliban đã giết chết 7 nhân viên an ninh ở một khu trại tại huyện Gujrat của tỉnh này. Điều này đáng lo ngại vì suốt năm qua Punjab khá yên bình.
Taliban phủ nhận liên quan vụ xử tử phụ nữ Afghanistan
Cũng trong ngày 12-7, các phiến quân Taliban ở Afghanistan đã lên tiếng phủ nhận có liên quan tới vụ xử tử một phụ nữ Afghanistan trong một đoạn băng quay gần đây gây phẫn nộ nơi cộng đồng quốc tế.
Đoạn băng được công bố ngày 8-7, quay cảnh một người cầm súng tiến tới gần một phụ nữ khoảng 22 tuổi đang quỳ dưới đất và bắn cô 5 phát liên tiếp giữa tiếng reo hò của hàng chục người đàn ông khác.
Nhà chức trách ở Afghanistan nói các phiến quân Taliban đã xử tử người phụ nữ này vì tội ngoại tình. Tổng thống Hamid Karzai đã lên án vụ việc, nói vụ xử tử này là “phi Hồi giáo” và không thể tha thứ, trong khi lực lượng an ninh mở cuộc truy lùng những kẻ chịu trách nhiệm.
Tư lệnh chỉ huy 130.000 quân NATO tại Afghanistan, tướng John Allen, đã đề nghị giúp đỡ lực lượng an ninh địa phương truy bắt những người đàn ông có liên quan.
Tuy nhiên trong một thông cáo đăng ngày 12-7 trên trang web của mình, Taliban nói họ đã điều tra và phát hiện người phụ nữ trên bị giết bởi “quyết định của người dân địa phương”.
Thông cáo cũng nói cáo buộc của “một số quan chức chính phủ Kabul là hoàn toàn sai sự thật và không có căn cứ”, theo AFP.
Theo Tuổi Trẻ
Xe chở đại sứ Anh tại Libya bị tấn công
Đoàn xe chở đại sứ Anh tại Libya đã bị tấn công bằng lựu đạn hôm 11-6 khiến hai vệ sĩ bị thương. Đây là vụ tấn công thứ 4 nhằm vào các phái đoàn quốc tế tại Libya từ ba tháng qua.
Chiếc xe chở đại sứ Anh ở thành phố Benghazi sau khi bị tấn công - Ảnh: Reuters
Theo các nhân chứng, ngài đại sứ cùng các nhân viên vừa từ một nhà hàng trở về sau khi dùng bữa thì bị tấn công. Những kẻ tấn công phục kích đoàn xe của ngài đại sứ ngay bên ngoài tòa đại sứ ở phía đông thành phố Benghazi và bắn súng phóng lựu đạn ngay phía trước xe.
Theo Reuters, tại hiện trường có thể thấy một cửa kính chắn gió của xe bị văng ra trên mặt đất cùng các mảnh vỡ thủy tinh.
Phát ngôn viên sứ quán Anh cho biết đại sứ Dominic Asquith không bị thương, nhưng tin từ truyền thông Libya cho biết ông bị thương nhẹ. Hai vệ sĩ bị thương đã được chuyển đến bệnh viện điều trị. Phía Anh đang hợp tác với chính quyền Libya để điều tra thủ phạm.
Vụ đoàn xe đại sứ Anh bị phục kích tiếp nối nhiều cuộc tấn công trước đó nhằm vào các mục tiêu là người nước ngoài ở Libya.
Giữa tuần qua, một quả bom phát nổ bên ngoài sứ quán Mỹ cũng ở thành phố Benghazi. Trong vụ tấn công không có ai thiệt mạng, chỉ có cánh cổng tòa đại sứ bị hư hại.
Theo AFP ngày 12-6, Trung tâm SITE (Mỹ) chuyên giám sát các trang tin của những nhóm phiến quân khủng bố cho biết nhóm thánh chiến ở Libya có tên Lữ đoàn Omar Abdul Rahman nhận trách nhiệm gây ra vụ tấn công sứ quán Mỹ, nhằm trả thù cho tư lệnh Al Qaeda là Abu Yahya al-Libi bị tiêu diệt trong cuộc không kích của Mỹ ở Pakistan.
Trong một diễn biến khác, Reuters ngày 12-6 đưa tin chính quyền Libya ra lệnh giam giữ luật sư người Úc Melinda Taylor làm việc cho Tòa án hình sự quốc tế (ICC) cùng người phiên dịch của cô 45 ngày để thẩm vấn. Quan chức văn phòng tổng công tố tên Taha Baara cho biết cô Taylor và người phiên dịch sẽ bị quản thúc tại "một cơ sở ở Bộ Tư pháp".
Theo Tuổi Trẻ
Bảy binh sĩ gìn giữ hòa bình bị giết Bảy binh sĩ lực lượng hòa bình Liên Hiệp Quốc người Niger đang thực hiện sứ mệnh tại Bờ Biển Ngà đã thiệt mạng trong một cuộc phục kích ở phía tây nam nước này, theo Hãng tin AFP ngày 9-6. Hiện có 10.000 bính sĩ thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc làm nhiệm vụ tại Bờ Biển Ngà...