Pakistan sơ tán công dân Trung Quốc sau khi xảy ra giao tranh với Ấn Độ ở Kashmir
Giới chức Pakistan ngày 31/7 cho biết đã sơ tán trên 50 công dân Trung Quốc làm việc gần khu vực Kashmir tranh chấp với Ấn Độ, sau khi xảy ra các vụ giao tranh với binh sĩ nước láng giềng khiến ít nhất 3 người thiệt mạng và 31 người bị thương.
Cảnh sát Pakistan kiểm tra an ninh tại Lahore ngày 8/3/2019. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo chính quyền địa phương, những công dân Trung Quốc trên làm việc tại một đập thủy điện đang được xây dựng ở Kashmir, dọc ngã ba sông Neelum và Jhelum. Vụ đấu súng buộc nhà chức trách phải sơ tán các công nhân vào tối 30/7. Trong khi đó, một quan chức địa phương khác cho biết quyết định sơ tán được đưa ra sau khi lực lượng an ninh Ấn Độ nổ súng khiến 3 người thiệt mạng, trong đó có một phụ nữ và một trẻ em, và 31 người khác bị thương trong 24 giờ qua. Các đền thờ ở địa phương đã kêu gọi người dân tránh ra đường nếu không cần thiết để tránh nguy cơ bị trúng đạn.
Căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan tiếp tục leo thang kể từ sau vụ đánh bom xe liều chết ngày 14/2 do nhóm phiến quân có căn cứ tại Pakistan thực hiện trên vùng lãnh thổ Kashmir do Ấn Độ kiểm soát, khiến ít nhất 40 cảnh sát bán quân sự của nước này thiệt mạng. Nguy cơ xung đột gia tăng sau khi Ấn Độ ngày 27/2 tiến hành không kích nhằm vào một địa điểm mà nước này xác định là cơ sở huấn luyện phiến quân bên phía Pakistan. Tiếp sau đó, Pakistan bắn rơi một máy bay chiến đấu của Ấn Độ và bắt giữ phi công. Viên phi công này sau đó đã được phía Pakistan trả tự do.
Video đang HOT
Kashmir là một vùng có đa số người theo đạo Hồi sinh sống trong nhiều thập kỷ thù địch giữa hai nước láng giềng này. Hiện Kashmir đang được chia đôi, trong đó Ấn Độ và Pakistan quản lý mỗi phần. Bất chấp thỏa thuận đạt được năm 2003 về tuân thủ lệnh ngừng bắn, giao tranh vẫn xảy ra giữa binh sĩ hai bên tại đường biên giới không chính thức dài 720 km phân chia Kashmir giữa hai nước.
Theo Thùy An (TTXVN)
Ấn Độ tuyên bố không nhờ ông Trump là trung gian hòa giải với Pakistan
Ấn Độ đã phủ nhận rằng thủ tướng của họ đã yêu cầu Tổng thống Mỹ Donald Trump đóng vai trò trung gian hòa giải cuộc xung đột Kashmir với Pakistan.
Ông Trump và ông Khan - Ảnh: Internet
Hôm 22.7, khi gặp Imran Khan, Thủ tướng Pakistan, tại Nhà Trắng, ông Trump đã nói rằng ông muốn làm trung gian hòa giải giữa Pakistan và Ấn Độ, vốn đã xung đột trong hàng chục năm qua. Ông Trump tuyên bố rằng Narendra Modi, nhà lãnh đạo Ấn Độ hai tuần trước đã tiếp cận và nhờ ông làm trung gian hòa giải giữa hai nước.
"Tôi đã gặp Thủ tướng Modi hai tuần trước và chúng tôi đã nói về chủ đề này. Và ông thực sự đã nói "Liệu ông có muốn trở thành một người hòa giải không, hoặc trọng tài hay không"; tôi nói "ở đâu?"; ông ấy nói "Kashmir", bởi vì điều này đã diễn ra trong nhiều năm, tôi đã ngạc nhiên vì nó đã diễn ra khá lâu rồi", ông Trump nói. Ông Imran Khan đã xen vào nói, "70 năm".
Ông Khan ngay lập tức ủng hộ ý tưởng này của ông Trump, nhưng Ấn Độ liền bác bỏ tuyên bố của ông chủ Nhà Trắng, nhấn mạnh rằng quan điểm của họ là giải quyết song phương với Pakistan, không nhờ bên thứ 3 can thiệp vào.
"Tôi muốn nhấn mạnh rằng không có yêu cầu nào như vậy (đối với Kashmir) được thủ tướng gửi tới tổng thống Mỹ. Mọi vấn đề với Pakistan đã và sẽ vẫn là song phương giữa Ấn Độ và Pakistan", Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ S Jaishankar tuyên bố với Quốc hội Ấn Độ, khi phe đối lập chất vấn chính phủ vì tuyên bố của ông Trump.
"Tôi muốn nhắc lại rằng tất cả các cam kết với Pakistan sẽ chỉ là vấn đề song phương. Tôi cũng muốn nhắc lại rằng đối thoại song phương chỉ có thể xảy ra khi Pakistan chấm dứt khủng bố xuyên biên giới. Thỏa thuận Simla và Tuyên bố Lahore đã được soạn như vậy", ông Jaishankar nói thêm.
Tuy nhiên, theo NDTV thì các nghị sĩ đối lập không hài lòng với câu trả lời của ông Jaishankar và muốn đích thân Thủ tướng Modi phải trả lời trước quốc hội nước này về chuyện này cho rõ ràng.
Bộ Ngoại giao Mỹ thì ngay lập tức "kiểm soát thiệt hại" cho bình luận của ông Trump khi nói rằng dù vấn đề Kashmir là vấn đề song phương, nhưng "chính quyền Trump hoan nghênh Pakistan và Ấn Độ ngồi xuống đàm phán và Mỹ sẵn sàng hỗ trợ".
Thiên Hà (theo NDTV)
Theo motthegioi
Động thái bất ngờ của Ấn Độ có thể khiến Pakistan nổi cơn thịnh nộ Ấn Độ lên kế hoạch di chuyển các hệ thống phòng không gần biên giới Pakistan - động thái có thể khiến nước láng giềng nổi giận. Tháng trước, Pakistan được cho là đã triển khai các hệ thống phòng không tầm trung LY-80/HQ-16 gần căn cứ biên giới để ngăn chặn bất kỳ sự xâm nhập mới nào của Không quân Ấn...