Pakistan sẽ trình HĐBA kiến nghị lên án Ấn Độ về vấn đề Kashmir
Pakistan sẽ trình lên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc một bản kiến nghị lên án Ấn Độ vì quyết định bãi bỏ quy chế đặc biệt của vùng lãnh thổ Kashmir do New Delhi kiểm soát.
Binh sỹ bán quân sự Ấn Độ gác trong thời gian áp đặt lệnh giới nghiêm tại Srinagar, thủ phủ mùa hè thuộc bang Jammu-Kashmir do Ấn Độ kiểm soát ngày 5/8/2019. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Pakistan ngày 10/8 tuyên bố, với sự hỗ trợ của Trung Quốc, nước này sẽ trình lên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc một bản kiến nghị lên án Ấn Độ vì quyết định bãi bỏ quy chế đặc biệt của vùng lãnh thổ Kashmir do New Delhi kiểm soát.
Phát biểu họp báo, Ngoại trưởng Pakistan Shah Mahmood Qureshi nói: “Tôi đã thông báo với phía Trung Quốc rằng Chính phủ Pakistan đã quyết định đưa vấn đề này ra Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Chúng tôi sẽ cần sự trợ giúp của Trung Quốc trong việc này. Trung Quốc đã đảm bảo hoàn toàn ủng hộ Pakistan.”
Video đang HOT
Cũng theo quan chức này, ông có kế hoạch tiếp cận các quan chức của Indonesia và Ba Lan, hai thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an, để tìm kiếm sự trợ giúp.
Trước đó ngày 8/8, Ngoại trưởng Qureshi cho biết Pakistan sẽ không tìm giải pháp quân sự cho vấn đề Kashmir, sau khi Ấn Độ trong tuần này đã rút lại quy chế hiến pháp đặc biệt vốn đã áp dụng nhiều thập kỷ qua đối với khu vực tranh chấp này.
Các nhà lãnh đạo của khu vực đã cảnh báo về phản ứng mạnh mẽ đối với quyết định của Thủ tướng Narendra Modi trong tuần này về Jammu và Kashmir, trong đó chia tách khu vực này thành hai vùng lãnh thổ liên bang để cho phép chính phủ kiểm soát tốt hơn.
Trước đó, ngày 7/8, Pakistan đã quyết định hạ cấp quan hệ ngoại giao và đình chỉ thương mại song phương với Ấn Độ, sau khi New Delhi hủy bỏ quy chế đặc biệt đối với phần lãnh thổ do nước này kiểm soát tại khu vực tranh chấp Kashmir./.
Theo (Vietnam )
Nga kêu gọi Ấn Độ-Pakistan giảm căng thẳng
Theo tờ Times of India, Nga đã kêu gọi Ấn Độ-Pakistan không làm trầm trọng tình hình, sau khi Ấn Độ bãi bỏ điều 370 Hiến pháp quy định quy chế đặc biệt cho bang Jammu và Kashmir và tách bang này thành 2 vùng lãnh thổ liên bang.
Người dân Kashmiris đốt cờ Ấn Độ để phản đối việc hủy bỏ Điều 370. (Nguồn: Getty Images)
Hôm 8/8, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cũng hối thúc Ấn Độ và Pakistan kiềm chế tối đa, đồng thời nhấn mạnh đến Hiệp định Simla, vốn bác bỏ bất cứ vai trò trung gian nào của một bên thứ 3 về vấn đề này.
Trả lời câu hỏi của báo giới hôm 9/8, Bộ Ngoại giao Nga ra tuyên bố nêu rõ: "Moscow hy vọng Ấn Độ và Pakistan sẽ không làm trầm trọng thêm tình hình trong khu vực do việc New Delhi thay đổi quy chế của bang Jammu và Kashmir. Việc thay đổi quy chế của bang Jammu và Kashmir và tách bang này thành 2 vùng lãnh thổ liên bang được thực hiện trong khuôn khổ hiến pháp Ấn Độ. Chúng tôi hy vọng các bên liên quan không làm trầm trọng thêm tình hình trong khu vực do những quyết định trên. Nga nhất quán ủng hộ việc bình thường hóa quan hệ Ấn Độ và Pakistan và hy vọng những bất đồng giữa hai nước có thể được giải quyết thông qua biện pháp chính trị và ngoại giao trên cơ sở song phương phù hợp với các điều khoản của Hiệp định Simla 1972 và Tuyên bố Lahore 1999".
Sau khi được Quốc hội thông qua, Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind đã ký ban hành đạo luật chia tách bang Jammu và Kashmir 2019. Hai vùng lãnh thổ liên bang là Ladakh không có cơ quan lập pháp và Jammu và Kashmir có cơ quan lập pháp sẽ chính thức được thành lập từ ngày 31/10 tới.
Trong một diễn biến liên quan, Pakistan đã đình chỉ dịch vụ xe buýt hữu nghị tuyến Lahore-Delhi sau khi đình chỉ 2 tuyến đường sắt kết nối với Ấn Độ, như biện pháp để phản đối các quyết định trên của New Delhi.
Hôm 7/8, Pakistan đã quyết định hạ cấp quan hệ ngoại giao và đình chỉ mọi hoạt động thương mại song phương với Ấn Độ.
Theo baoquocte/Times of India
Nguy cơ chiến tranh hạt nhân Ấn Độ-Pakistan cận kề Ấn Độ và Pakistan đang đứng trước cánh cửa chiến tranh, sau khi Ấn Độ tước quyền tự trị của vùng Kashmir, còn Pakistan đáp trả mạnh mẽ. Ấn Độ đã tăng cường thêm binh sĩ đến ổn định tình hình ở Kashmir Theo Express, kể từ khi người Anh rút khỏi khu vực năm 1947, Ấn Độ và Pakistan đang không ngừng...