Pakistan sa thải 5 quan chức hàng không
Cơ quan Hàng không Dân dụng Pakistan sa thải 5 quan chức cấp cao sau khi Pakistan phát hiện 262 trong số 860 phi công nước này gian lận bằng cấp.
Bộ trưởng Hàng không Ghulam Sarwar Khan ngày 26/6 cho biết trong cuộc họp báo ở Islamabad rằng ngoài bị sa thải, 5 quan chức có thể đối mặt với cáo buộc hình sự. Ông Khan không nói rõ vai trò cụ thể của họ trong bê bối.
Một máy bay của PIA chuẩn bị hạ cánh ở Islamabad năm 2017. Ảnh: Reuters.
Bê bối nổ ra tuần này khi ông Khan cho biết 262 phi công làm việc cho hãng hàng không quốc gia Pakistan International Airlines (PIA) và ba công ty hàng không tư nhân đã nhờ người thi bằng hộ và không đủ khả năng điều khiển máy bay.
Video đang HOT
Thông tin được đưa ra sau khi ông Khan trình bày báo cáo sơ bộ cho thấy chiếc máy bay Airbus A320 mang số hiệu PK 8303 của hãng Hàng không Quốc tế Pakistan (PIA) gặp nạn khi hạ cánh tại sân bay quốc tế Jinnah ở Karachi, miền nam Pakistan hôm 22/5, làm 97 người thiệt mạng, là do lỗi của con người, trong đó có cả phi công.
Theo báo cáo, hai phi công trên máy bay đều mải mê trò chuyện về Covid-19 khi tìm cách hạ cánh chiếc Airbus A320 xuống sân bay Jinnah với tốc độ quá nhanh. Dữ liệu từ hai hộp đen cho thấy máy bay không gặp bất cứ vấn đề nào về kỹ thuật. Bộ trưởng Khan không nói rõ hai phi công trên chuyến bay gặp nạn có nhờ người thi hộ để lấy bằng hay không.
PIA hôm 25/6 thông báo đình chỉ 150 phi công của hãng vì gian lận và bắt đầu quá trình chấm dứt hợp đồng.
Trò chuyện với các phóng viên hôm 26/6, Bộ trưởng Khan nói rằng trong số 262 phi công gian lận, 141 người làm việc cho PIA. Các phi công còn lại làm việc cho các hãng hàng không tư nhân. Ông khẳng định 141 phi công nói trên sẽ không được điều khiển máy bay.
Bộ trưởng Khan nhấn mạnh rằng trong hai năm qua, kể từ khi Thủ tướng Imran Khan nắm quyền, không phi công gian lận giấy phép nào được vào làm việc tại PIA. “Chúng tôi đang dọn dẹp mớ hỗn độn của chính phủ tiền nhiệm”.
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể ngày 27/6 yêu cầu các phi công Pakistan đang làm việc tại các hãng hàng không Việt Nam tạm dừng làm việc để xác minh bằng cấp. Cục Hàng không Việt Nam cũng được yêu cầu rà soát bằng cấp, chứng chỉ của tất cả phi công nước ngoài đang làm việc cho các hãng hàng không Việt Nam.
Pakistan nói Ấn Độ bị Trung Quốc 'vùi dập' ở biên giới
Pakistan nói Ấn Độ trục xuất các nhà ngoại giao của họ nhằm chuyển hướng dư luận trong nước sau khi bị "vùi dập" ở biên giới với Trung Quốc.
Ngoại trưởng Pakistan Shah Mahmood Qureshi hôm qua chỉ trích việc Ấn Độ thông báo sẽ trục xuất một nửa nhân viên ngoại giao tại đại sứ quán Pakistan ở New Delhi, do nghi ngờ họ có hành vi gián điệp. Qureshi cho rằng đây là hành động "chuyển hướng dư luận" của Ấn Độ.
"Các cáo buộc gián điệp của họ đều vô căn cứ", ông nói trong cuộc phỏng vấn tại Islamabad. "Vì không thể giải thích được việc bị vùi dập ở Ladakh, họ muốn chuyển trọng tâm chú ý của dư luận nhằm dập tắt bất bình trong nước".
Ngoại trưởng Pakistan Shah Mahmood Qureshi trong cuộc họp báo tại Islamabad hồi tháng 8/2018. Ảnh: Reuters.
Quyết định trục xuất nhân viên ngoại giao Pakistan được Ấn Độ đưa ra hôm 23/6, trong bối cảnh người dân nước này phẫn nộ với vụ ẩu đả của binh sĩ Ấn - Trung ở khu vực biên giới tranh chấp tại thung lũng Galwan, thuộc vùng Ladakh trên dãy Himalaya, khiến 20 lính Ấn Độ thiệt mạng.
Ngoại trưởng Pakistan còn bày tỏ lo ngại Ấn Độ có thể tìm cách kéo họ vào căng thẳng trong khu vực, bằng cách cố tình "gây sự" để lấy cớ hành động. Ông cho rằng Pakistan sẽ đáp trả bằng vũ lực nếu Ấn Độ gây ra bất kỳ sự cố nào trong lãnh thổ của họ.
Qureshi cho biết Islamabad ủng hộ lập trường của Bắc Kinh tại Ladakh, nói thêm rằng gần đây ông đã điện đàm với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị và ông Vương đánh giá cao quan điểm của Pakistan.
Pakistan là đồng minh quan trọng của Trung Quốc ở Nam Á và hai nước lâu nay gắn bó chặt chẽ về cả ngoại giao và kinh tế. Trung Quốc từng cam kết hỗ trợ khoảng 60 tỷ USD cho các dự án thuộc Sáng kiến Vành đai và Con đường ở Pakistan, nhằm phát triển các tuyến giao thương đường bộ, đường biển khắp châu Á và vươn xa hơn nữa.
Trong khi đó, quan hệ giữa Islamabad với New Delhi ngày càng trở nên căng thẳng. Tháng 8/2019, Pakistan đã đình chỉ gần như tất cả quan hệ thương mại và giao thông với Ấn Độ do tranh chấp tại Kashmir, điểm nóng xung đột biên giới giữa hai nước suốt hàng chục năm qua.
Hơn 30% phi công Pakistan nhờ người thi bằng hộ 262 trong tổng số 860 phi công Pakistan thuê người thi lấy bằng và không đủ khả năng điều khiển máy bay, theo Bộ trưởng Hàng không Dân dụng nước này. Phát biểu trước quốc hội Pakistan hôm 24/6, Bộ trưởng Hàng không Dân dụng Ghulam Sarwar Khan cho biết các phi công này "không tự đi thi" và đã trả tiền nhờ...