Pakistan rơi vào khủng hoảng chính trị
Hàng vạn người biểu tình thuộc phe đối lập đã xuống đường ở thủ đô của Pakistan ngày hôm qua để đòi Thủ tướng Nawaz Sharif từ chức.
Những người ủng hộ phe đối lập biểu tình tại thủ đô Islamabad ngày 16/8/2014
Cuộc biểu tình ở Islamabad, được tổ chức bởi lãnh đạo đối lập Imran Khan và giáo sĩ Hồi giáo Tahir ul-Qadri. Hai phong trào này không phải là đồng minh chính thức, nhưng đều nói rằng chính phủ của Thủ tướng Nawaz Sharif đã mục nát, tham nhũng và gian lận bầu cử.
Thủ đô Islamabad ngày hôm qua đã bị vây hãm. Các lối vào thủ đô đã bị chặn bằng các container, và khoảng 25.000 nhân viên an ninh canh gác tại các đường phố. Dịch vụ mạng và điện thoại di động đã tạm thời bị cắt tại nhiều khu vực. Hai ông Khan và Qadri thề rằng những người ủng hộ họ sẽ đóng trại ở Islamabad cho đến khi ông Sharif đồng ý từ chức và tiến hành một cuộc bầu cử mới.
Phong trào biểu tình của phe đối lập bắt đầu từ thành phố Lahore (miền đông Pakistan). Sau đó họ kéo về Islamabad. Thoạt tiên, chính quyền cấm cuộc tuần hành và quản thúc ông Qadri, nhưng cuối cùng đã thay đổi ý định, cho phép người biểu tình tiến về thủ đô.
Tâm điểm bất đồng giữa đối lập và chính phủ xoay quanh kết quả cuộc bầu cử Quốc hội tháng 12/2013, đưa ông Nawaz Sharif lên ghế Thủ tướng. Đảng Công lý của ông Imran Khan, về thứ ba, tố cáo nạn gian lận phổ biến trong bầu cử. Trong khi đó phong trào Nhân dân Pakistan của ông Tahir il-Qadri thì tẩy chay bầu cử, vì dự đoán trước tình trạng gian lận phiếu.
Nhằm tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng, Thủ tướng Sharif kêu gọi mở một cuộc thảo luận về các vấn đề này thay vì hành động chính trị. Ông Sharif cam kết lập một ủy ban độc lập, gồm các thẩm phán Tòa án tối cao, để điều tra về các cáo buộc gian lận. Tuy nhiên, đề nghị này đã bị hai lãnh đạo đối lập bác bỏ, và yêu cầu chính phủ từ chức.
Trước bế tắc này, ông Sharif đã cảnh báo “bất cứ nỗ lực nào để tạo ra tình trạng hỗn loạn và đùa với hiến pháp” sẽ bị trừng trị và nói thêm rằng chính phủ “sẽ không cho phép bất kỳ ai làm tê liệt bộ máy nhà nước hoặc kích động các cuộc bạo động đẫm máu”.
Một số cuộc đụng độ đã bắt đầu diễn ra ở thành phố Gujranwala sau khi xe của ông Khan bị bắn trúng trong lúc ông dẫn đầu một cuộc tuần hành tới Islamabad.
Các cuộc biểu tình của phe đối lập đang tạo ra thách thức nghiêm trọng nhất từ trước tới nay đối với Thủ tướng Sharif.
Video đang HOT
Theo Petrotimes
Tân thủ tướng Ấn Độ nhậm chức, công bố nội các mới
Tân thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngày 27/5 đã công bố nội các mới, trong đó "ghế" nóng Bộ trưởng quốc phòng kiêm Bộ trưởng tài chính được trao cho luật sư Arun Jaitley. Vị trí Bộ trưởng ngoại giao thuộc về một chính trị gia là nữ.
Danh sách các Bộ trưởng mới của Ấn Độ đã được công bố sáng nay trong thông báo chính thức của chính phủ nước này, một ngày sau khi ông Modi và các cộng sự tuyên thệ nhậm chức trong một buổi lễ trang trọng tại New Delhi.
Tân thủ tướng Ấn Độ (phải) tuyên thệ nhậm chức
"Tôi, Narendra Damodardas Modi, tuyên thệ nhân danh Chúa sẽ đảm bảo sự toàn vẹn của Ấn Độ", ông Modi tuyên bố bằng tiếng Hindu. "Tôi sẽ làm việc không sợ hãi, không giận dữ hay thù hằn, và đem công lý đến cho tất cả mọi người như hiến pháp quy định".
Buổi lễ nhậm chức được tổ chức ngoài trời, với sự tham dự của lãnh đạo tòan bộ 7 quốc gia Nam Á, cùng với Mauritius.
Đảng BJP cánh hữu của ông Modi đã giành chiến thắng vang dội trước đảng Quốc đại cánh tả trong cuộc bầu cử vừa qua, sau khi công chúng Ấn Độ nổi giận về tình trạng tăng trưởng yếu, lạm phát cao trong khi tham nhũng lan tràn, còn hệ thống chính trị hầu như tê liệt.
Kinh tế nước này chỉ tăng trưởng ở mức 4,9%, bằng khoảng một nửa tốc độ tăng trưởng năm 2011. Trong khi đó lạm phát hiện lên tới 8,6%/năm.
"Ghế nóng" có chủ
Sau buổi lễ, ông Rajnath Singh, người hiện là chủ tịch đảng Bharatiya Janata (BJP) của ông Modi đã được bổ nhiệm làm Bộ trưởng nội vụ, trong khi bà Maneka Gandhi, người chị em dâu của nhà lãnh đạo đảng đối lập Sonia Gandhi, sẽ là Bộ trưởng phát triển phụ nữ và trẻ em.
Buổi lễ được tổ chức long trọng với 3000 khách mời
Tổng cộng nội các Ấn Độ sẽ gồm 24 thành viên, kể cả ông Modi. Chiếc "ghế" được xem như nóng nhất trong nội các mới là Bộ trưởng tài chính được trao cho vị luật sư doanh nghiệp danh tiếng Arun Jaitley, người đồng thời sẽ lãnh đạo Bộ quốc phòng.
Không lâu sau khi chính thức được bổ nhiệm, ông Jaitley khẳng định chính phủ đã được trao quyền một cách mạnh mẽ để cải cách nền kinh tế đang sa sút, vốn đang tăng trưởng dưới mức 5%, thấp nhất một thập niên trở lại đây.
"Tôi hòan toàn hiểu rõ thực tế rằng tôi được yêu cầu nhận nhiệm vụ ở một thời điểm khó khăn, đặc biệt là khi cần phải khôi phục niềm tin trong nền kinh tế Ấn Độ", vị Bộ trưởng 61 tuổi khẳng định với các phóng viên tại New Delhi.
Ông Jaitley sẽ là Bộ trưởng quốc phòng kiêm Bộ trưởng tài chính của Ấn Độ
"Thách thức hiện tại là rõ ràng. Chúng ta phải tìm lại tốc độ tăng trưởng, kiềm chế lạm phát và chắc chắn phải tập trung vào sự củng cố tài khóa", ông Jaitley nói.
Trước khi được bổ nhiệm vào vị trí hiện tại, ông Jaitley từng là Bộ trưởng thương mại trong chính phủ khi BJP nắm quyền trước đây. Ông khẳng định các chính sách mới sẽ sớm được công bố, nhưng nhấn mạnh vào sự cân bằng giữa lãi suất và kiềm chế lạm phát.
Vị trí Bộ trưởng ngoại giao được trao cho bà Sushma Swaraj, 62 tuổi, gương mặt nữ tiêu biểu của BJP cả trong và ngòai quốc hội. Bà Swaraj từng là nữ lãnh đạo đầu tiên của Delhi năm1998, và đã đại diện cho các bang Delhi, Uttar Pradesh, Uttarakhand và Madhya Pradesh tại Quốc hội.
Cuộc gặp lịch sử với thủ tướng Pakistan
Trong ngày hôm nay, ông Narendra Modi sẽ có cuộc gặp rất được chú ý với người đồng cấp phía quốc gia láng giềng Pakistan Nawaz Sharif.
Ông Modi sẽ có cuộc gặp với thủ tướng Pakistan Sharif
Theo các nhà phân tích, chuyến thăm của ông Nawaz Sharif tới Ấn Độ có thể là tín hiệu hạ nhiệt căng thẳng giữa hai quốc gia láng giềng sở hữu vũ khí hạt nhân và thường công khai đối đầu.
Ấn Độ và Pakistan đã có 3 cuộc chiến tranh kể từ sau khi giành độc lập khỏi thực dân Anh năm 1947.
Quan hệ ngoại giao giữa hai nước đổ vỡ sau vụ các tay súng Pakistan tấn công trung tâm tài chính Mumbai năm 2008, làm 166 người thiệt mạng. Giới chức Ấn Đọ cáo buộc nhóm khủng bố Lashkar-e-Taiba tại Pakistan đứng sau vụ tấn công này.
Hiên chưa rõ ông Modi sẽ thảo luận điều gì với ông Sharif, nhưng có thể vị tân thủ tướng sẽ yêu cầu giới chức Pakistan đẩy mạnh việc điều tra vụ tấn công Mumbai và đưa các nghi phạm ra xét xử. Ông cũng có thể đề nghị Pakistan có hành động chống lại các nhóm phiến quân Hồi giáo hoạt động bên ngoài Pakistan, để ngăn ngừa các cuộc tấn công tiếp theo vào Ấn Độ.
Thanh Tùng
Tổng hợp
Theo Dantri
Chính phủ Pakistan 'bật đèn xanh' cho các cuộc không kích bằng UAV? Pakistan trong nhiều năm qua đã bí mật phê chuẩn các cuộc không kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Mỹ trên lãnh thổ Pakistan, tờ Washington Post trích dẫn thông tin từ các tài liệu mật. Một máy bay không người lái của Mỹ - Ảnh: Reuters Tờ Washington Post (Mỹ) đưa ra thông tin trên vào ngày 23.10, đúng...