Pakistan phê chuẩn dự án đường sắt 7,2 tỷ USD với Trung Quốc
Đây là công trình nằm trong trong khuôn khổ Hành lang Kinh tế Trung Quốc – Pakistan (CPEC).
Chính phủ Pakistan vừa phê chuẩn dự án nâng cấp hệ thống đường sắt trị giá 7,2 tỷ USD kéo dài từ thành phố Peshawar tới thành phố Karachi. Việc cải tạo sau khi hoàn tất sẽ giúp Pakistan nâng tốc độ chạy tàu khách từ 65 lên 110km/giờ và từ 80 lên 120km/giờ với tàu hàng.
Đây là công trình nằm trong trong khuôn khổ Hành lang Kinh tế Trung Quốc – Pakistan (CPEC). Việc phê chuẩn này mở đường cho các cuộc đàm phán cuối cùng giữa Pakistan và Trung Quốc liên quan tới việc thu xếp tài chính. Ngoài ra, Pakistan cũng sẽ phải làm việc với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về các quan ngại liên quan tới khoản vay với Trung Quốc.
Islamabad cũng sẽ phải thuyết phục IMF nới lỏng các điều khoản ràng buộc. Theo thỏa thuận với thể chế tài chính toàn cầu này, Pakistan không còn được bảo lãnh chính phủ cho khoản vay trị giá 7,2 tỷ USD này nữa.
Dự án Hành lang Kinh tế Trung Quốc Pakistan (Geopolitics)
Theo thông báo được đưa ra ngày 6/6, tuyến vận tải đường sắt chiến lược của Pakistan có chiều dài 1.872 km nằm trong giai đoạn 2 của CPEC, một sáng kiến phát triển hạ tầng của Trung Quốc dành cho Pakistan. Lộ trình thực hiện dự án kéo dài từ tháng 1/2021 tới tháng 12/2026. Trước đó, Công ty đường sắt Pakistan đã trình dự án xây dựng cải tạo tuyến đường này với trị giá 9,2 tỷ USD. Tuy nhiên, bộ Kế hoạch nước này đã giảm trừ tổng mức đầu tư xuống khoảng 2 tỷ USD.
Ngân hàng Thế giới (WB) từng cho rằng cần gắn dự án hạ tầng này với việc cải cách quản trị của hệ thống đường sắt tại Pakistan, đồng thời cảnh báo các khoản nợ từ dự án này là không an toàn. CPEC là một siêu dự án của Trung Quốc nhằm giúp Pakistan hình thành một mạng lưới đường bộ, đường sắt và năng lượng, liên kết Khu tự trị Tân Cương Duy Ngô Nhĩ giàu tài nguyên của Trung Quốc với cảng Gwadar của Pakistan nằm ở biển Arab. Dự án này được khởi động năm 2015 nhân chuyến thăm Pakistan của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Trung Quốc dự tính dành hơn 60 tỷ USD cho nhiều công trình tại Pakistan thông qua dự án này. Tuy nhiên, dự án cũng vấp phải sự phản đối của Ấn Độ, bởi CPEC sẽ đi qua khu vực Kashmir do Pakistan kiểm soát, nhưng Ấn Độ cũng tuyên bố chủ quyền./.
Tiết lộ chấn động của Pakistan về số lượng cô dâu bị lừa bán sang Trung Quốc
Ít nhất 629 thiếu nữ bị bán cho đàn ông Trung Quốc trong khoảng thời gian 2 năm qua, hãng tin AP trích lời các nhà điều tra Pakistan cho biết.
Sumaira, một cô dâu người Pakistan, công khai ảnh chân dung "ông chồng" mà cô bị ép cưới (Ảnh: AP)
Đây là danh sách đưa ra số liệu cụ thể nhất về số lượng phụ nữ bị cuốn vào các đường dây buôn người tại quốc gia Nam Á này kể từ năm 2018.
Video đang HOT
Nhưng kể từ thời điểm danh sách được tổng hợp vào tháng 6 vừa qua, những nỗ lực quyết liệt của các nhà điều tra trong việc chống lại những mạng lưới này phần lớn đều đi vào ngõ cụt.
Theo một số giới chức biết rõ về cuộc điều tra, nguyên nhân chủ yếu do áp lực từ chính phủ Pakistan, vì họ sợ làm tổn hại mối quan hệ tốt đẹp, nhiều lợi ích với Trung Quốc.
Những nỗ lực lớn nhất chống lại những kẻ buôn người đã thất bại. Hồi tháng 10 vừa qua, một tòa án ở Faisalabad đã tha bổng 31 công dân Trung Quốc bị các cáo buộc liên quan đến hành vi buôn người.
Một số phụ nữ ban đầu được cảnh sát thẩm vấn đã từ chối làm nhân chứng, vì họ bị đe dọa hoặc mua chuộc để bịt đầu mối. Hai nhân chứng khác chấp nhận hầu tòa nhưng với điều kiện được giấu tên vì họ sợ bị trả thù.
Theo ông Saleem Iqbal, một nhà hoạt động đã giúp nhiều gia đình ngăn chặn và giải cứu nhiều cô gái trẻ khỏi tay bọn buôn người sang Trung Quốc, chính phủ Pakistan đã tìm cách ngăn chặn các cuộc điều tra, gây "áp lực rất lớn" cho giới chức của Cơ quan Điều tra Liên bang của nước này (FIA) trong việc theo đuổi các mạng lưới buôn người.
"Một số quan chức của FIA thậm chí đã bị điều chuyển công tác," Iqbal tiết lộ, "Khi chúng tôi nói chuyện với giới lãnh đạo Pakistan, họ dường như phớt lờ việc này."
ông Saleem Iqbal, nhà hoạt động chống nạn buôn người tại Pakistan (Ảnh: AP)
Khi được hỏi về các đơn khiếu nại, Bộ Nội vụ và Bộ Ngoại giao Pakistan từ chối bình luận.
Những cuộc điều tra về nạn buôn người đã bị làm đình trệ. Các nhà điều tra trở nên tuyệt vọng còn truyền thông Pakistan bị hạn chế đưa tin về các vụ việc này. Hầu hết những quan chức được phỏng vấn đều phải giấu tên vì lo sợ bị trả thù.
"Không ai làm được gì để giúp đỡ những cô gái này," một trong những quan chức kể trên cho biết, "Mạng lưới buôn người ngày càng mở rộng, bởi những kẻ xấu biết rõ chúng có thể dễ dàng thoát tội. Các nhà chức trách thì phớt lờ, trong khi các điều tra viên thì bị gây áp lực. Do đó, nạn buôn người ngày một gia tăng".
Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng không biết về danh sách những phụ nữ Pakistan bị bán sang nước này làm cô dâu.
"Chính phủ Trung Quốc và Pakistan ủng hộ việc lập gia đình giữa người dân 2 nước trên cơ sở tự nguyện và tuân thủ luật pháp, nhưng đồng thời cũng không khoan nhượng và kiên quyết đấu tranh chống lại bất kỳ hành vi hôn nhân bất hợp pháp xuyên biên giới," Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố gửi tới văn phòng Bắc Kinh của AP.
Một tệp hồ sơ điều tra về số lượng cô dâu Pakistan bị buôn sang Trung Quốc (Ảnh: AP)
Một cuộc điều tra của AP hồi đầu năm nay đã tiết lộ cộng đồng thiểu số giáo dân tại Pakistan đã và đang thành mục tiêu mới của những kẻ buôn người, do họ là một trong những cồng đồng nghèo khổ nhất tại nước này. Bọn chúng sẵn sàng mồi chài gia những đình nghèo khó bằng một số tiền lớn, để họ gả những người con gái còn trẻ của mình cho những ông chồng ở Trung Quốc, cùng những hứa hẹn về một cuộc sống tốt đẹp hơn ở phía bên kia biên giới.
Tuy nhiên, nhiều cô dâu trẻ sau đó bị cô lập, bị lạm dụng tình dục hay thậm chí bị ép làm gái mại dâm ở Trung Quốc. Họ thường phải tìm cách liên lạc về nhà để cầu cứu được đưa trở lại Pakistan.
Hơn 10 cô dâu Pakistan may mắn trốn thoát khỏi Trung Quốc cho hay đường dây buôn người thường được thiết lập bởi những kẻ môi giới người Trung Quốc và Pakistan, thậm chí mục sư của các nhà thờ nhỏ cũng nhận hối lộ để xúi giục các tín đồ của mình rao bán con gái của mình. Các nhà điều tra Pakistan gần đây đã phát hiện một giáo sĩ đạo Hồi đã điều hành một văn phòng môi giới hôn nhân trong chính giáo đường của ông ta.
Các nhà điều tra tập hợp danh sách 629 phụ nữ từ các hệ thống quản lý biên giới tại Pakistan, trong đó có cả các tài liệu du lịch kỹ thuật số tại các sân bay của nước này. Thông tin bao gồm các số hiệu nhận biết quốc gia của cô dâu, tên người chồng Trung Quốc và ngày kết hôn của họ.
"Những kẻ môi giới người Trung Quốc và Pakistan thường nhận từ 4 đến 10 triệu rupee (khoảng 25.000-65.000 đô la Mỹ) từ chú rể người Trung Quốc, nhưng chỉ đưa cho các gia đình Pakistan 200.000 rupee (khoảng 1.500 đô la Mỹ), dù số liệu này vẫn chưa được kiểm chứng," một quan chức cấp cao Pakistan giấu tên cho hay.
Vị quan chức này, người có nhiều năm kinh nghiệm trong việc nghiên cứu và điều tra về nạn buôn người ở Pakistan, còn tiết lộ nhiều cô dâu khi được phỏng vấn cho biết họ bị ép buộc điều trị thai sản, bị lạm dụng cả về thể chất lẫn tình dục, và một số trường hợp thậm chí bị ép đi bán dâm hoặc mổ nội tạng.
Một số nghi phạm Trung Quốc trong đường dây buôn người bị triệt phá tại Pakistan (Ảnh: AP)
Hồi tháng 9 vừa qua, cơ quan điều tra Pakistan đã trình Thủ tướng Imran Khan một báo cáo về "các vụ kết hôn giả" ở Trung Quốc. Báo cáo đã nêu bằng chứng chi tiết cáo buộc 52 công dân Trung Quốc và 20 người Pakistan có dính líu tới các vụ buôn bán cô dâu bất hợp pháp tại các thành phố Punjab, Faisalabad, Lahore, và thủ đô Islamabad. Tuy nhiên, các bị cáo người Trung Quốc vẫn được tuyên trắng án.
Các nhà hoạt động nhân quyền tại Pakistan cho rằng vấn nạn này đã bị chính phủ cố tình cho "chìm xuồng" để không ảnh hưởng tới quan hệ kinh tế ngày càng bền chặt với Trung Quốc.
Bắc Kinh vốn có mối quan hệ đồng minh với Islamabad từ nhiều thập kỷ qua, với việc cung cấp nhiều gói viện trợ quân sự cũng như chuyển giao nhiều cơ sở hạt nhân cho Pakistan. Đất nước Nam Á này hiện cũng đang hưởng lợi từ Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc, với một dự án trị giá 75 tỷ đô la Mỹ.
Mahek Liaqat, một trong những nạn nhân của đường dây lừa bán thiếu nữ Pakistan sang Trung Quốc (Ảnh: AP)
Nhu cầu về cô dâu nước ngoài ở Trung Quốc đang tăng mạnh trong những năm gần đây, sau khi nước này thi hành chính sách một con ngặt nghèo trong suốt 35 năm qua, khiến khoảng 34 triệu nam giới Trung Quốc đứng trước nguy cơ ế vợ.
Omar Warriach, thành viên Tổ chức Ân xá Quốc tế tại khu vực Nam Á, cho rằng chính phủ Pakistan không nên làm ngơ trước các hành vi vi phạm nhân quyền đối với công dân của mình, trong đó có nạn buôn bán cô dâu.
"Thật kinh khủng khi phải chứng kiến phụ nữ bị đối xử như vậy, trong khi chính quyền hai nước dường như làm ngơ trước vấn nạn này. Và càng sốc hơn khi nó xảy ra ở quy mô lớn như hiện nay", Warriach cho biết.
Theo danviet.vn
Hình phạt "mới" tại Pakistan: Không đeo khẩu trang sẽ bị cho điện giật! Nhiều nước đang cố gắng chống đại dịch COVID-19 bằng cách yêu cầu người dân đeo khẩu trang, ai không tuân thủ sẽ bị phạt, thậm chí là phạt theo cách rất kỳ dị. Không phải cứ phạt tiền là người ta sợ đâu. Đôi khi, có những hình phạt không liên quan đến tiền nhưng còn khiến người chịu phạt "nản" hơn...