Pakistan ngả về Trung Quốc trước thay đổi từ Mỹ
Trong lúc quan hiện với Mỹ tỏ ra thiếu nồng ấm, có tin Islamabad có thể bắt tay với Bắc Kinh để Trung Quốc xây dựng căn cứ hải quân tại Pakistan.
Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif (trái) gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Diễn đàn Vành đai và Con đường vào giữa tháng 5. AFP
Theo Đài NBC News ngày 19.6, một số nguồn thạo tin giấu tên đến từ quân đội và cộng đồng tình báo Pakistan cho biết Trung Quốc đang cân nhắc thiết lập một căn cứ hải quân tại cảng tây nam của Pakistan là Gwadar.
Được biết, Islamabad đang cần một “đối trọng” đương đầu với Ấn Độ, theo trang tin Asia Times dẫn lời một quan chức ngoại giao Pakistan tên Khan. “Trước đây là Mỹ và Ả Rập Xê Út…Hiện giờ là Trung Quốc”, ông này cho biết.
Vào cuối tuần trước, một nhóm tàu hải quân thuộc Hạm đội Đông Hải đã đến Pakistan, và theo trang tin The Express Tribune, nhóm tàu này tham gia các hoạt động huấn luyện chung với hải quân Pakistan.
Video đang HOT
Pakistan vừa đón nhóm tàu tác chiến của Hạm đội Đông Hải Trung Quốc. TWITTER
Lo ngại về viễn cảnh căn cứ hải quân Trung Quốc mọc lên tại Pakistan cũng đã được thể hiện trong báo cáo cho Quốc hội Mỹ gần đây của Lầu Năm Góc, với tựa đề “Những phát triển về quân đội và an ninh ở Trung Quốc”.
Báo cáo ghi nhận Bắc Kinh có thể mở rộng sự hiện diện hải quân tại các nước “như Pakistan” và quân đội Mỹ nhận thấy “sự gia tăng về năng lực và vị thế đồn trú của quân đội Trung Quốc tại các khu vực sát biên giới với Ấn Độ”.
Lầu Năm Góc kết luận rằng các động thái trên có thể tạo nên thách thức dài hạn cho các lợi ích của Mỹ tại khu vực.
Cảng Gwadar, nơi được cho là có thể trở thành địa điểm phát triển căn cứ hải quân Trung Quốc. GOOGLE MAPS
Tín hiệu cứng rắn từ Mỹ
Trong khi đó, chính quyền Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc sẽ tăng sức ép buộc Pakistan loại trừ các tay súng đang ẩn náu tại nước này để tiến hành các vụ tấn công vào Afghanistan, Reuters ngày 21.6 dẫn lời 2 quan chức Mỹ cho biết.
Những phản ứng Washington có thể tung ra bao gồm mở rộng các chiến dịch không kích bằng máy bay không người lái ở Pakistan, giảm một số gói viện trợ cho Pakistan, và có thể dần dần đẩy Islamabad khỏi vị trí đồng minh chủ chốt không thuộc NATO đối với Mỹ.
Nhưng một số quan chức Mỹ khác tỏ ra hoài nghi về triển vọng thành công của cách tiếp cận cứng rắn này.
Theo họ, những nỗ lực trước đó của Lầu Năm Góc nhằm cắt đứt trợ giúp của Pakistan cho các nhóm phiến quân đã thất bại. Hậu quả là những năm gần đây Mỹ càng xích lại gần Ấn Độ, làm hỏng các cơ hội đạt được đột phá trong quan hệ với Islamabad.
Giới chức Mỹ cho hay về mặt tổng quát, họ muốn nhận được sự hợp tác sâu rộng hơn với Pakistan chứ không phải làm đổ vỡ quan hệ, trong bối cảnh Washington đang kết thúc quá trình đánh giá lại chiến lược dẫn dắt cuộc chiến kéo dài 16 năm tại Afghanistan, dự kiến vào giữa tháng 7.
Thụy Miên
Theo Thanhnien
Iran - Pakistan: Thân xa, sơ gần
Tổng thống Iran Hassan Rouhani thăm Pakistan vào thời điểm nhạy cảm đối với cả hai bên.
Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif (phải) tiếp Tổng thống Iran Hassan Rouhani ở Islamabad ngày 25.3.2016 - Ảnh: AFP
Là láng giềng của nhau nhưng quan hệ song phương xưa nay không thực sự tốt đẹp trong khi quan hệ của từng nước với các đối tác ở xa lại nồng ấm và gắn kết hơn.
Hiện tại, Ả Rập Xê Út và những vương triều Ả Rập khác ở vùng Vịnh cùng một số đồng minh đã cắt quan hệ với Iran. Pakistan thân thiết với những nước này nhưng không tham gia liên minh đối phó Iran do Ả Rập Xê Út chủ xướng. Islamabad chủ trương thúc đẩy quan hệ với những đối tác kia nhưng không cắt cầu với Tehran.
Ở đây thể hiện rất rõ tính thực dụng trong suy tính khi Pakistan không muốn vì láng giềng gần mà tổn hại quan hệ tốt đẹp với những đối tác xa nhưng đồng thời cũng không vì thân với nơi xa mà để mất những gì có thể có từ quan hệ với láng giềng gần. Một khi vấn đề hạt nhân của Iran đã được giải quyết và Iran bình thường hóa quan hệ với phương Tây thì vị thế quốc tế của nước này sẽ khác, mở ra rất nhiều cơ hội hợp tác hấp dẫn. Iran có thêm nhiều lợi thế trong cuộc ganh đua với Ả Rập Xê Út và có thể giúp Pakistan giải quyết ổn thỏa hơn vấn đề an ninh năng lượng.
Tổng thống Rouhani đến Pakistan với mục đích hàng đầu là tìm kiếm đối tác mới cho thời kỳ mới. Pakistan trở nên quan trọng hơn đối với Iran vì vừa là láng giềng gần vừa có nhu cầu rất lớn về dầu khí. Hơn nữa, thúc đẩy quan hệ với Pakistan còn giúp phân hóa nước này với Ả Rập Xê Út và làm rạn vỡ liên minh đối phó Iran.
La Phù
Theo Thanhnien
Trump ca ngợi thủ tướng Pakistan là 'người đàn ông tuyệt vời' Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump hôm 28/11 ca ngợi Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif là "người đàn ông tuyệt vời" trong một cuộc điện đàm. Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif (trái) và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Ảnh: Washington Post. "Tôi sẵn sàng và sẵn lòng đảm nhận bất cứ vai trò nào mà ông muốn tôi làm nhằm...