Pakistan muốn mời Nga tham gia hòa giải xung đột với Ấn Độ
Giới lãnh đạo Bộ Quốc phòng Pakistan mong muốn mời Nga tham gia hòa giải xung đột với Ấn Độ.
Lãnh đạo Bộ Quốc phòng Pakistan mới đây nhận định vai trò lớn của Nga trên trường quốc tế sẽ là yếu tố quan trọng để nước này tham gia vào các cuộc đàm phán nhằm giải quyết những khác biệt lớn giữa các quốc gia, trong đó có vấn đề Pakistan và Ấn Độ.
Binh lính Ấn Độ tuần tra dọc Đường kiểm soát, biên giới thực tế giữa Ấn Độ và Pakistan ở Kashmir. (Ảnh: Reuters)
Politobzor dẫn lời giới lãnh đạo quốc phòng Pakistan cho biết: “Chúng tôi hoan nghênh bất cứ sự hòa giải bên ngoài nào có thể mang lại hòa bình cho khu vực. Và chúng tôi chào đón Nga nhất. Chúng tôi đánh giá cao tiếng nói của Nga như là tiếng nói của lý trí, và chúng tôi mong muốn Nga, với tư cách là một quốc gia có tầm ảnh hưởng, có thể đóng góp vai trò của mình trong việc thiết lập hòa bình ở Nam Á và rộng hơn nữa”.
Video đang HOT
Để giải thích cho việc muốn Nga tham gia vào hòa giải, các quan chức Pakistan dẫn chứng Nga từng tích cực tham gia vào các tiến trình hòa giải ở Syria, Afghanistan, Lybia và đó sẽ là cơ sở để tin rằng Mátxcơva có thể làm được điều tương tự trong trường hợp này.
Quan hệ Ấn Độ-Pakistan đã trở nên căng thẳng kể từ sau vụ đánh bom đẫm máu tại Kashmir hôm 14/2, làm ít nhất 40 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng và sau đó kéo theo một loạt hành động quân sự trả đũa lẫn nhau giữa hai bên.
Mới đây hôm 22/3, Thủ tướng Pakistan Imran Ahmad Khan đã bày tỏ sự hoan nghênh đối với bức thông điệp nhận được từ người đồng cấp Ấn Độ Narendra Modi nhân ngày Cộng hòa của Pakistan. Trong bức thông điệp, ông Modi kêu gọi đã đến lúc người dân Nam Á cùng nhau nỗ lực vì một khu vực dân chủ, hòa bình, tiến bộ và thịnh vượng, trong một môi trường không có khủng bố và bạo lực.
Theo VTC News
Quân đội Ấn Độ có bằng chứng "không thể chối cãi" về căn cứ khủng bố ở Pakistan?
Quân đội Ấn Độ vừa tuyên bố rằng họ có bằng chứng chứng minh họ đã tập kích vào một cơ sở huấn luyện của tổ chức khủng bố Jaish-e-Mohammad thuộc tỉnh Khyber-Pakhtunkhwa ở Pakistan vào ngày 26/2.
Theo đó, Ấn Độ cho biết họ đang có trong tay hình ảnh do radar khẩu độ tổng hợp (SAR) tạo thành về địa điểm nơi họ đã tập kích quân khủng bố. SAR là một thiết bị hiện đại được dùng để tạo hình ảnh hai chiều hoặc mô hình ba chiều của một khu vực địa hình nhất định.
Xác một máy bay chiến đấu của Ấn Độ bị bắn rơi trong lúc quan hệ với Pakistan đang căng thẳng.
"Những hình ảnh do SAR thu được cho thấy vị trí của những sào huyệt khủng bố trước và sau khi bị không kích. Việc công bố chúng ra ngoài sẽ phụ thuộc vào quyết định của chính phủ Ấn Độ. Đương nhiên phía Pakistan cũng đã nhanh chóng hành động để khắc phục thiệt hại gây ra trong khu vực", một quan chức quốc phòng giấu tên Ấn Độ cho biết.
Trước đó, Không quân Ấn Độ cho hay họ đang có "bằng chứng rất đáng tin cậy" rằng các cuộc không kích nhằm vào các trại của Jaish-e-Mohammed đã gây ra "thiệt hại khổng lồ", song khi đó họ nói vẫn còn quá sớm để ước tính thiệt hại về người.
Trong một diễn biến khác, báo The Times of India đưa tin, nhiều nguồn tin từ Không quân Ấn Độ xác nhận mảnh vỡ được tìm thấy ở khu vực Kashmir thuộc Ấn Độ là của một máy bay F-16 của Pakistan bị bắn rơi.
Không quân Ấn Độ cũng trình bày ảnh chụp mảnh vỡ của một quả tên lửa AMRAAM do Mỹ sản xuất được tìm thấy ở Kashmir, được cho là được phóng từ một máy bay F-16 của Pakistan trong một cuộc không kích vào căn cứ quân sự Ấn Độ. Pakistan đã phủ nhận triển khai tiêm kích F-16 của mình và không có máy bay nào của Không quân Pakistan bị tấn công.
Vào ngày 26/2, Không quân Ấn Độ tiến hành một cuộc tấn công nhằm vào nhiều mục tiêu được cho là căn cứ khủng bố tại khu vực Kashmir thuộc Pakistan. Hoạt động này được thực hiện nhằm đáp trả một vụ tấn công khủng bố do tổ chức Jaish-e-Mohammed ở Pakistan tiến hành vào ngày 14/2, khiến 40 binh lính Ấn Độ thiệt mạng.
Sau vụ tấn công này, Ấn Độ chỉ trích Pakistan chứa chấp và bảo vệ các tổ chức khủng bố, đồng thời cáo buộc Islamabad có "liên quan trực tiếp" đến vụ việc. Đáp lại, Ấn Độ cũng loại Pakistan khỏi danh sách những nước được ưu tiên nhất của mình, đồng thời nâng mức thuế các mặt hàng nhập khẩu từ Pakistan lên thành 200%.
Về phần mình, Pakistan đã phủ nhận cáo buộc có liên quan đến vụ tấn công liều chết, đồng thời nói rằng đây là chiến lược của Ấn Độ để đánh lạc hướng sự chú ý của dư luận quốc tế khỏi những hành vi vi phạm nhân quyền đang diễn ra ở vùng Kashmir.
Anh Tuấn (lược dịch)
Theo Thegioi&VietNam
Căng thẳng Pakistan - Ấn Độ: Đấu súng nảy lửa vùng biên giới Các cuộc đụng độ tự phát kéo dài từ đêm 1/3 giữa Pakistan và Ấn Độ gây thiệt hại nặng nề đến cuộc sống của người dân tại khu vực Kashmir. Các cuộc đấu súng nổ ra không ngừng nghỉ giữa binh lính Ấn Độ và Pakistan (ảnh: Sputnik). Giới chức trách Ấn Độ thông tin về các cuộc giao tranh xảy ra...