Pakistan mua 8 tàu ngầm tấn công từ Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc sẽ cung cấp 8 tàu ngầm tấn công hiện đại cho Pakistan đến năm 2028.
Pakistan dự định mua 8 tàu ngầm tấn công từ Trung Quốc.
Trong chuyến thăm tới trụ sở hải quân Pakistan ngày 26.8, người đứng đầu chương trình tàu ngầm thế hệ mới của nước này đã thông báo về kế hoạch mua 8 tàu ngầm tấn công từ Trung Quốc. Ông cho biết các cuộc đàm phán đang được tiến hành nhưng không tiết lộ thời điểm hợp đồng được ký kết.
Phó đô đốc Syed Hassan Nasir Shah của Hải quân Pakistan hồi tháng 4 thông báo hai nước đã đạt được một thỏa thuận. Theo đó, nhà máy thiết kế và đóng tàu Karachi sẽ lắp ráp 4 tàu ngầm trong khi 4 tàu ngầm còn lại được đóng tại công ty thương mại đóng tàu Trung Quốc. Các tàu ngầm sẽ được trang bị hệ thống động cở đẩy sử dụng không khí độc lập (AIP).
Thỏa thuận giữa hai quốc gia có trị giá 4 đến 5 tỷ USD với điều khoản Trung Quốc sẽ gia hạn một khoản nợ lãi suất thấp cho Pakistan. Có nhiều phỏng đoán khác nhau về loại tàu ngầm mà Hải quân Pakistan sẽ nhận được.
Tháng 4.2011, tập đoàn công nghiệp đóng tàu quốc gia Trung Quốc đã ký một hợp đồng cung cấp 6 tàu ngầm tấn công Type 032 Qing cho Pakistan vào năm 2016 hoặc 2017. Trong khi đó, một quan chức Bộ Ngoại giao Pakistan tiết lộ: “Có một số thông tin về việc đàm phán mua tàu ngầm Type 041″.
Video đang HOT
Các nguồn tin khác cho rằng: “Pakistan cũng sẽ đóng hai loại tàu ngầm Project S-26 và Project S-30 với sự hỗ trợ từ Trung Quốc. Các phương tiện này sẽ được sản xuất tại tổ hợp đóng tàu ngầm SRC đang được xây dựng ở Ormara, phía tây thành phố Karachi”.
Phần lớn các nhà phân tích tin rằng tàu ngầm mới của Pakistan sẽ là phiên bản nhẹ hơn của tàu ngầm tấn công tiêu chuẩn lớp Type 039 và Type 041 đang được sử dụng trong Hải quân Trung Quốc.
Theo tạp chí quốc phòng IHS Jane’s, tàu ngầm tấn công lớp Type 041của Trung Quốc sử dụng động cơ điện- diesel và được trang bị tên lửa chống hạm YJ-2 cùng ngư lôi Yu-3 và Yu-4.
Phiên bản xuất khẩu của tàu ngầm lớp Type 041 có kích cỡ nhỏ hơn với trọng lượng 2.300 tấn và được định danh là S20. Dự kiến, 4 tàu ngầm đầu tiên sẽ được chuyển giao cho Pakistan vào cuối năm 2023 trong khi 4 tàu còn lại sẽ được lắp ráp ở Karachi và hoàn thành vào năm 2028.
Dự án trang bị tàu ngầm mới là một phần trong kế hoạch nâng cấp khả năng của phương tiện dưới nước của Pakistan.
Theo Huy Phong (Theo Sputnik) (Dân Việt)
Điểm mặt đội tàu chiến Nga tập trận cùng TQ ở Biển Đông
Nhóm tàu chiến thuộc Hạm đội Thái Bình Dương Nga bao gồm 2 tàu khu trục săn ngầm, tàu đổ bộ cỡ lớn, tàu kéo và tàu chở dầu sẽ đến tập trận cùng Trung Quốc vào tháng 9 tới ở Biển Đông.
Tàu khu trục chống tàu ngầm Đô đốc Vinogradov.
"Vào đầu tháng 9, một đội tàu gồm hai tàu chống ngầm Đô đốc Tributs và Đô đốc Vinogradov, một tàu đổ bộ cỡ lớn Peresvet, tàu kéo Alatau và tàu chở dầu Pechenga sẽ đi về phía thành phố Trạm Giang, Trung Quốc", TASS dẫn lời Vladimir Matveyev, người phụ trách báo chí Quân khu phía Đông, thuộc Hạm đội Thái Bình Dương Nga.
Ông Matveyev cho biết, từ ngày 11.9 tới 19.9, đội tàu sẽ tham gia tập trận Joint Sea 2016 cùng lực lượng hải quân Trung Quốc. Sự kiện này được tổ chức ở bờ biển và vùng biển thuộc khu vực Biển Đông.
Thuỷ thủ trên tàu sẽ tham gia điều phối nhiều hạng mục của tập trận chung, như chống phá hoại, chống tàu ngầm, phòng không, bảo vệ chống tàu và tập bắn pháo vào các mục tiêu trên không, trên biển.
Tàu khu trục Đô đốc Tributs và Đô đốc Vinogradov có lượng giãn nước 6.930 tấn, thuộc dự án Udaloy I. Đây là hai tàu tác chiến chống ngầm vốn được đóng cho Hải quân Liên Xô. Tàu được trang bị tên lửa chống hạm P-270 Moskit. (NATO gọi là SS-N-22 Sunburn).
Tàu đổ bộ Peresvet của Hạm đội Thái Bình Dương Nga.
Peresvet là tàu đổ bộ cỡ lớn, thuộc dự án 775, lớp Ropucha. Tàu có thể mang hàng hóa lên tới 450 tấn, bao gồm 10 xe tăng chiến đấu chủ lực hoặc 12 xe bọc thép cùng 230-340 binh sĩ. Sự hiện diện của tàu đổ bộ Nga cho thấy cuộc tập trận sắp tới nhiều khả năng sẽ bao gồm hoạt động diễn tập, giả định một cuộc tấn công đổ bộ.
Đội tàu chiến Nga tham gia tập trận không có sự xuất hiện của các tàu ngầm. The Diplomat nhận định, Nga đang hết sức cẩn thận trước các hoạt động ở Biển Đông, do đó Moscow chỉ điều lực lượng hạn chế mà không bao gồm các tàu chiến mới nhất.
Hiện chưa rõ liệu Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc có chủ trì cuộc tập trận hay không. Trước đó, Hạm đội Bắc Hải và Đông Hải đã tham gia tập trận cùng các tàu chiến Nga. Tuy nhiên, phần lớn tàu chiến của Hạm đội Nam Hải đóng tại căn cứ ở Trạm Giang, nơi các tàu Nga sẽ đến tập trận.
Kể từ năm 2005, Nga và Trung Quốc đã tổ chức 6 cuộc tập trận hải quân. Bắc Kinh lần đầu đóng vai trò chủ trì trong cuộc tập trận năm 2012. Năm 2015, hai bên đã tiến hành cuộc tập trận chung ở biển Nhật Bản và Địa Trung Hải.
Theo Đăng Nguyễn - The Diplomat (Dân Việt)
Ấn Độ sắp ký hợp đồng cấp 4 tàu tuần tra cho Việt Nam Tâm điểm trong chuyến công du ngày 3.9 tới đến Việt Nam của thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi là việc ký kết hợp đồng cung cấp 4 tàu tuần tra cho Hải quân nhân dân Việt Nam. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Tờ Economic Times (Ấn Độ) mới đây đã tiết lộ một số nội dung trong chuyến thăm Việt Nam...