Pakistan: Máy bay chở 178 khách dính đạn khi hạ cánh
Đạn xuyên qua máy bay đang hạ cánh khiến cơ trưởng suýt chết và một hành khách thiệt mạng.
Tối ngày 24/6, một chiếc máy bay của hãng hàng không quốc tế Pakistan đang hạ cánh ở sân bay thành phố Peshawar thì bất ngờ bị trúng nhiều viên đạn bắn lên từ mặt đất, khiến 1 nữ hành khách thiệt mạng và 3 thành viên phi hành đoàn khác bị thương.
Cảnh sát Pakistan cho biết chuyến bay PK 756 chở theo 178 hành khách xuất phát từ Arập Xê-út tới Pakistan bị tấn công trong lúc máy bay đang chuẩn bị hạ cánh. Tổng cộng 6 viên đạn đã xuyên qua vỏ máy bay, sát hại một phụ nữ và suýt trúng phải cơ trưởng. Cảnh sát cho biết ít nhất một viên đạn đã trúng động cơ của máy bay.
Chiếc máy bay bị trúng nhiều viên đạn khi đang chuẩn bị hạ cánh
Ông Mohammad Khan, một quan chức của hãng hàng không cho biết: “Khi tôi lên máy bay, tôi nhìn thấy người phụ nữ bị trúng đạn vào đầu nằm gục trên ghế, bên cạnh là cô con gái 9 tuổi đang gào khóc thảm thiết.”
Ông này kể tiếp: “Tất cả hành khách đều hoảng loạn vì không biết tai họa từ đâu ập tới. Một số người muốn nhảy ra khỏi máy bay càng sớm càng tốt vì họ quá sợ hãi khi ngồi yên bên trong. Rất may là viên đạn chỉ sượt qua cơ trưởng, nếu ông ấy bị bắn trúng, chắc chắn thảm họa đã xảy ra.”
Video đang HOT
Một cảnh sát Pakistan cho biết lực lượng an ninh nước này không dám đưa quân ra các vùng xung quanh sân bay để truy lùng các tay súng ngay trong đêm vì sợ sẽ trở thành mục tiêu tấn công.
Đây là vụ tấn công thứ ba xảy ra ở các sân bay Pakistan trong vòng một tháng qua, khiến dư luận ngày càng nghi ngờ về khả năng của chính phủ trong việc chống lại làn sóng trả đũa từ Taliban sau khi quân đội nước này thực hiện chiến dịch truy quét phiến quân ở vùng núi bắc Waziristan vào ngày 15/6.
Trong chiến dịch quân sự này, chiến đấu cơ của Pakistan đã dội bom xuống các căn cứ của phiến quân khiến nhiều tay súng thiệt mạng, và Taliban đã thề sẽ tấn công trả đũa.
Chính phủ Pakistan đã hứa hẹn sẽ thắt chặt an ninh tại các sân bay và mục tiêu tiềm năng khác, song lực lượng cảnh sát nước này đang ngày càng bị nghi ngờ về khả năng đảm bảo an toàn cho người dân.
Hôm 8/6, mười phiến quân Taliban đã tấn công vào sân bay ở Karachi khiến 34 người thiệt mạng sau cuộc đấu súng kéo dài suốt 5 giờ. Hai ngày sau, Taliban tiếp tục phát động một cuộc tấn công vào học viện an ninh tại sân bay.
Sân bay ở Peshawar từng là mục tiêu của một vụ tấn công năm 2012, khi các chiến binh cảm tử Taliban thực hiện một cuộc tấn công tự sát vào sân bay khiến 9 người thiệt mạng, trong đó có 5 kẻ tấn công.
Theo Khampha
Hành khách "bất đắc dĩ" thành phi công vì cơ trưởng đau tim
Chiếc phi cơ chở 160 người đã may mắn hạ cánh an toàn mặc dù cơ trưởng lên cơn đau tim khi đang lái máy bay.
Tin tức từ báo Daily Mail cho hay, cơ trưởng của chiếc Boeing 737 lên cơn đau tim dữ dội khi chiếc máy bay trên hành trình từ Des Moines tới Denver (Mỹ) đang ở độ cao cách mặt đất hơn 9 km. Ngay lập tức, một phi công của Không quân Mỹ có tên Mike Gongol, người đang có mặt trên chuyến bay 1637 này, đã chạy tới buồng lái và hỗ trợ nữ cơ phó hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Omaha.
Được biết, phi công Gongol cùng gia đình đang trên đường trở về sau kỳ nghỉ lễ Giáng sinh.
Mike Gongol đã giúp chiếc máy bay 737 hạ cánh an toàn mặc dù cơ trưởng lên cơn đau tim
Tuy nhiên, đến nay người ta mới biết đến hành động anh hùng này của anh. Gongol nhớ lại giây phút kịch tính đó ngày 30/12: "Liệu có ai biết cách điều khiển máy bay không?".
Gongol, người từng điều khiển chiếc máy bay ném bom siêu âm B-1B Lancer, đã nhận ra điều gì đó không ổn sau 30 phút trên máy bay. Sau đó, chiếc phi cơ bắt đầu chúi xuống và nghiêng về bên phải.
Đột nhiên, một thông báo vang lên trong máy bay: "Liệu có ai là phi công trên máy bay hay không? Làm ơn hãy bấm nút gọi". Gongol quay sang nhìn vợ và cô đã gật đầu. Sau đó, Gongol bấm nút và tiến về phía buồng lái.
Gongol đã hạ cánh xuống sân bay Omaha an toàn. "Mọi người trên máy bay đều bình tĩnh. Điều này đã giúp chúng tôi hạ cánh thành công. Theo tôi, bất cứ một phi công quân đội nào trong trường hợp này cũng hành động như tôi vậy", Gongol chia sẻ.
Y tá Linda Alweiss đã cứu sống cơ trưởng chuyến bay 1637
Vị cơ trưởng của chiếc Boeing 737 hôm đó cũng đã qua cơn nguy kịch nhờ hành động của Gongol và sự giúp đỡ của y tá Linda Alweiss đến từ Camarillo.
Theo Tri Thức
Kinh hoàng những vụ phi công bị bệnh thần kinh lái máy bay tự sát Nhiều hãng hàng không chỉ kiểm tra sức khỏe thần kinh phi công trong lần tuyển dụng. Trên thế giới đã có những vụ cơ trưởng mắc các chứng bệnh thần kinh lái máy bay tự sát, cướp đi sinh mạng hàng trăm người. Hãng tin AP (Mỹ) cho rằng đa số các hãng hàng không ở Mỹ chỉ kiểm tra sức khỏe...