Pakistan không kích mục tiêu ở Iran
Pakistan xác nhận tập kích mục tiêu trên lãnh thổ Iran, một ngày sau khi lực lượng Iran khai hỏa tên lửa đạn đạo tấn công nhóm vũ trang đối địch ở quốc gia láng giềng.
RiaNovosti hôm nay (18/1) dẫn thông báo của Bộ Ngoại giao Pakistan xác nhận quân đội nước này vừa thực hiện đợt tấn công bằng vũ khí dẫn đường chính xác nhắm vào “nơi ẩn náu của bọn khủng bố ở tỉnh Sistan và Baluchestan của Iran” và tiêu diệt một số tay súng.
Tên lửa đạn đạo của Pakistan được khai hỏa trong một cuộc thử nghiệm. Ảnh: GettyImages
Pakistan khẳng định họ tôn trọng chủ quyền của Iran và đợt tấn công chỉ nhằm đảm bảo an ninh, nhưng chưa thông tin chi tiết về quy mô cuộc tập kích.
Video đang HOT
Cùng ngày, phó thống đốc tỉnh Sistan và Baluchestan của Iran, ông Alireza Marhamati, nói rằng, một loạt vụ nổ vang lên ở một ngôi làng giáp Pakistan do trúng tên lửa từ bên kia biên giới. Ít nhất 7 người thiệt mạng, nhưng “không ai trong đó là công dân Iran”, ông Marhamati nêu.
New York Times dẫn lời quan chức an ninh cấp cao Pakistan cho biết, mục tiêu bị quân đội nước này tấn công gồm 7 khu trại của nhóm chiến binh ly khai Baluch, cách biên giới hai nước khoảng 50km. Quân đội Pakistan sử dụng tên lửa và máy bay không người lái (UAV) trong cuộc tấn công.
Các chiến binh Baluch bị Islamabad cáo buộc từng tiến hành các cuộc nổi dậy vũ trang ở khu vực biên giới Tây Nam Pakistan suốt nhiều thập kỉ. Nhóm này được cho là có các cứ điểm trên lãnh thổ Iran.
Cuộc tập kích của Pakistan nhắm vào mục tiêu ở Iran được tiến hành một ngày sau khi Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) khai hỏa tên lửa đạn đạo và UAV tấn công 2 vị trí của nhóm vũ trang cực đoan Jaish al-Adl ở tỉnh Balochistan của Pakistan.
Bộ Ngoại giao Pakistan ngày 17/1 chỉ trích Iran vi phạm không phận, đồng thời cảnh báo hành động của Iran là “không chấp nhận được” và có thể “gây hậu quả nghiêm trọng”. “Chủ nghĩa khủng bố là mối đe dọa chung và các nước cần phối hợp hành động để ứng phó”, Bộ Ngoại giao Pakistan nêu.
Jaish al-Adl là nhóm vũ trang có thành viên là người Hồi giáo dòng Sunni, hoạt động chủ yếu ở khu vực biên giới Pakistan – Iran, quốc gia Hồi giáo với hầu hết người dân theo dòng Shiite, theo Reuters. Jaish al-Adl bị Tehran liệt vào danh sách khủng bố và từng nhận trách nhiệm thực hiện các vụ đánh bom đẫm máu hoặc bắt cóc nhân viên an ninh Iran nhiều năm qua.
Iran kêu gọi Pakistan tăng cường kiểm soát biên giới
Ngày 17/12, Bộ trưởng Nội vụ Iran Ahmad Vahidi đã kêu gọi Pakistan tăng cường kiểm soát khu vực biên giới chung giữa hai nước, đồng thời ngăn chặn các nhóm khủng bố thiết lập căn cứ trên lãnh thổ.
Cửa khẩu biên giới Pakistan-Iran ở Taftan, Pakistan, đóng cửa ngày 25/2/2020 trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo hãng thông tấn chính thức của Iran IRNA, Bộ trưởng Vahidi đã đưa ra lời kêu gọi trên trong chuyến thị sát hiện trường vụ tấn công nhằm vào một đồn cảnh sát tại hạt Rask thuộc tỉnh Sistan-Baluchestan. Vụ tấn công xảy ra rạng sáng 15/12 tại đây đã khiến 11 cảnh sát thiệt mạng và 8 người khác bị thương. Nhóm phiến quân Hồi giáo dòng Sunni Jaish al-Adl, được Iran cho là có quan hệ với tổ chức khủng bố al-Qaeda, đã nhận là thủ phạm.
Theo Bộ trưởng Vahidi, kết quả điều tra cho thấy các thành viên của nhóm khủng bố đã xâm nhập lãnh thổ Iran từ nước láng giềng Pakistan. Ông kêu gọi: "Chính phủ Pakistan nên bảo vệ biên giới và ngăn chặn các nhóm khủng bố thành lập các tụ điểm trên lãnh thổ của mình". Về phần mình, Bộ Ngoại giao Pakistan ngày 17/12 cũng đã lên án mạnh mẽ vụ tấn công khủng bố nhằm vào đồn cảnh sát Iran.
Tỉnh Sistan-Baluchistan nằm ở khu vực biên giới giữa Afghanistan và Pakistan. Trong những năm gần đây tại Sistan-Baluchistan thường xuyên diễn ra những vụ tấn công khủng bố nhằm vào cả dân thường và lực lượng an ninh.
Liên hợp quốc quan ngại các cuộc tấn công của Iran ở Iraq, Syria Ngày 16/1, Liên hợp quốc (LHQ) bày tỏ quan ngại về các vụ tấn công bằng tên lửa của Iran nhằm vào những mục tiêu mà Tehran cho là các căn cứ khủng bố và các cơ sở liên quan cơ quan tình báo Mossad của Israel tại Syria và khu vực người Kurd ở Iraq. Một tòa nhà bị hư hại sau...