Pakistan kêu gọi hỗ trợ khẩn cấp cho hơn 50 quốc gia bị khủng hoảng
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 23/9, Ngoại trưởng Pakistan Bilawal Bhutto Zardari đã kêu gọi hỗ trợ khẩn cấp cho hơn 50 quốc gia đang phát triển phải hứng chịu nhiều tác động từ các cú sốc như đại dịch COVID-19, giá cả hàng hóa tăng, gia tăng xung đột và tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu khi ông nhấn mạnh lũ lụt tàn phá Pakistan.
Cảnh ngập lụt sau những trận mưa lớn tại Rajanpur, tỉnh Punjab, Pakistan. Ảnh: THX/TTXVN
Khi chủ trì cuộc họp cấp bộ trưởng Nhóm G77 (Nhóm quốc gia đang phát triển) và Trung Quốc tại Mỹ, Ngoại trưởng Bilawal nói: “Các quốc gia và người dân của chúng ta đang phải đối mặt với những thách thức to lớn; chúng ta cần thay đổi các chính sách và cấu trúc vốn gây ra tình trạng bất bình đẳng và nghèo đói dai dẳng”.
Pakistan hiện là chủ tịch của Nhóm G77 và Trung Quốc. Nhóm này hiện có 134 thành viên và là nhóm liên chính phủ lớn nhất của Liên hợp quốc gồm các quốc gia mới nổi. Trong bài phát biểu với tư cách Chủ tịch nhóm, Ngoại trưởng Bilawal nêu rõ: “Những thách thức của chúng ta ngày càng trầm trọng hơn do sự thiếu đoàn kết giữa các ‘đối tác’ là các nước phát triển của chúng ta. Hậu quả là, giờ đây chúng ta phải đối mặt với 3 cuộc khủng hoảng đan xen về lương thực, nhiên liệu và tài chính”. Bên cạnh đó, ông Bilawal đã kêu gọi tăng cường nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và tài chính ưu đãi.
Ngoại trưởng Bilawal nhấn mạnh: “Chúng tôi hoan nghênh đề xuất (của Tổng thư ký Liên hợp quốc) về các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) trị giá 500 tỷ USD nhằm tạo điều kiện cho những quốc gia đang gặp khó khăn kinh tế nghiêm trọng phục hồi nền kinh tế và các mục tiêu phát triển của họ”. Ông cũng kêu gọi cung cấp lương thực khẩn cấp thông qua Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) cho 250 triệu người gặp khó khăn; tiếp tục điều chỉnh giá bằng cách mở rộng sản xuất và cung cấp lương thực, hỗ trợ nông dân tiếp cận nguồn cung hạt giống, phân bón và tài chính.
Theo Ngoại trưởng Pakistan, “chúng ta sẽ không an toàn nếu không có sự hỗ trợ, đoàn kết và thống nhất với nhau. Hãy để sự tương trợ đoàn kết và thống nhất này trở thành kim chỉ nam của chúng ta khi chúng ta xây dựng một ngày mai tốt đẹp hơn và thịnh vượng cho người dân của mình”.
Sau Sri Lanka, những nước nào cũng có nguy cơ lâm vào khủng hoảng?
Sri Lanka đang đối mặt với cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong nhiều năm gần đây. Nhưng Sri Lanka không phải là nền kinh tế duy nhất đang gặp khó khăn nghiêm trọng khi giá lương thực, nhiên liệu và các nhu yếu phẩm khác đã tăng lên rất nhiều do cuộc chiến ở Ukraine.
Tình trạng thiếu thực phẩm ở Zimbabwe. Ảnh minh họa: AP
Theo đài VOA, các quốc gia như Afghanistan, Argentina, Ai Cập, Lào, Liban, Myanmar, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ và Zimbabwe cũng đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế.
Ước tính rằng khoảng 1,6 tỷ người ở 94 quốc gia phải đối mặt với cuộc khủng hoảng liên quan đến lương thực, năng lượng hoặc hệ thống tài chính. Một báo cáo vào tháng trước của Nhóm Ứng phó Khủng hoảng Toàn cầu của Tổng thư ký Liên hợp quốc cho biết có 1,2 tỷ người sống ở các quốc gia đang trải qua "cơn bão hoàn hảo". Thuật ngữ này có nghĩa là các cá nhân sống ở các quốc gia đó có nguy cơ cao bị khủng hoảng do chi phí gia tăng và các vấn đề dài hạn khác.
Mỗi quốc gia đều có những vấn đề riêng. nhưng tất cả đều có chung rủi ro gia tăng do lạm phát. Các nhà quan sát cho rằng một số chi phí đã tăng cao hơn do cuộc chiến của Nga và Ukraine. Ngân hàng Thế giới ước tính thu nhập bình quân đầu người ở các nước đang phát triển trong năm nay sẽ thấp hơn 5% so với trước đại dịch COVID-19.
Các vấn đề kinh tế cũng đang gây ra các cuộc biểu tình. Hoạt động vay nợ ngắn hạn với lãi suất cao để đối phó đại dịch đã làm gia tăng nợ cho các quốc gia vốn đang gặp khó khăn trong trả các khoản vay.
Liên hợp quốc cho biết hơn một nửa số quốc gia nghèo nhất trên thế giới đang gặp phải hoặc có nguy cơ đối mặt với các vấn đề nợ.
Dưới đây là một số quốc gia đang đối mặt với các vấn đề kinh tế nghiêm trọng.
Argentina
Hình ảnh mặt tiền của Ngân hàng Trung ương Argentina tại khu tài chính Buenos Aires, Argentina. Ảnh: Reuters
Cứ 5 người Argentina thì có 2 người là người nghèo và Ngân hàng Trung ương Argentina đang cạn kiệt ngoại tệ dành cho thương mại quốc tế. Đồng peso của quốc gia này tiếp tục mất giá. Lạm phát dự kiến sẽ tăng hơn 70% trong năm nay.
Hàng triệu người Argentina sống nhờ các bếp ăn cung cấp đồ ăn và các chương trình hỗ trợ tài chính của nhà nước. Nhiều chương trình trong số đó do các tổ chức xã hội quyền lực có liên hệ với đảng cầm quyền tổ chức. Những người chỉ trích cho rằng thỏa thuận gần đây mà nước này đã thực hiện với Quỹ Tiền tệ Quốc tế để tái cơ cấu khoản nợ 44 tỷ USD có thể làm chậm quá trình phục hồi.
Liban
Một người tham gia cuộc biểu tình phản đối tình trạngđồng nội tệ Liban giảm giá và kinh tế khó khăn gần tòa nhà Ngân hàng Trung ương ở Beirut. Ảnh: Reuters
Người dân Liban đang trải qua một cuộc khủng hoảng tương tự như ở Sri Lanka. Giá trị đồng tiền của quốc gia đã sụp đổ. Tình trạng thiếu nhu yếu phẩm, lạm phát cao, nạn đói ngày càng gia tăng, hàng dài người chờ mua nhiên liệu và tầng lớp trung lưu suy yếu rất nhiều. Giống như Sri Lanka, Liban đã trải qua một cuộc nội chiến kéo dài. Bất đồng trong chính phủ và các cuộc tấn công khủng bố đã cản trở quá trình phục hồi.
Các mức thuế được đề xuất vào cuối năm 2019 đã làm người dân thêm giận dữ đối với các nhà lãnh đạo và dẫn đến các cuộc biểu tình kéo dài nhiều tháng. Tiền tệ của quốc gia này bắt đầu giảm giá trị và Liban không thể trả các khoản vay tổng trị giá gần 90 tỷ USD vào thời điểm đó. Nợ của Liban ước tính vượt 170% GDP.
arrow_forward_iosĐọc thêm
close
Đến tháng 6/2021, đồng tiền của Liban đã mất gần 90% giá trị. Ngân hàng Thế giới cho biết cuộc khủng hoảng ở Liban là một trong những cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất mà thế giới từng chứng kiến trong hơn 150 năm.
Thổ Nhĩ Kỳ
Người dân đi qua một cửa hàng đổi tiền ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ năm 2021. Ảnh: Getty Images
Thổ Nhĩ Kỳ đang phải đối mặt với điều kiện kinh tế khó khăn khi nước này thâm hụt thương mại và tiền đầu tư đang chảy ra khỏi đất nước. Thổ Nhĩ Kỳ đang có mức nợ cao và ngày càng gia tăng, lạm phát trên 60% và tỷ lệ thất nghiệp cao.
Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu sử dụng ngoại tệ để tránh khủng hoảng tiền tệ. Đó là sau khi đồng nội tệ lira giảm xuống giá trị thấp nhất mọi thời đại so với USD và euro vào cuối năm 2021.
Cắt giảm thuế và các khoản trợ cấp của chính phủ cho nhiên liệu đã làm suy yếu tài chính. Các gia đình đang gặp khó khăn trong mua thực phẩm và hàng hóa.
Nợ nước ngoài của Thổ Nhĩ Kỳ bằng khoảng 54% GDP. Mức đó là quá cao xét khoản nợ chính phủ cao như hiện nay.
Pakistan có thủ tướng mới Quốc hội Pakistan ngày 11/4 đã bầu ông Shehbaz Sharif làm thủ tướng mới của quốc gia Nam Á, sau khi cuộc khủng hoảng hiến pháp kéo dài 1 tuần ở nước này lên đến đỉnh điểm vào ngày 10/4 với việc Thủ tướng Imran Khan không vượt qua được cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội. Ông Shehbaz Sharif (giữa)...