Pakistan hủy kế hoạch nối lại nhập khẩu đường, bông và lúa mì từ Ấn Độ
Chính phủ Pakistan ngày 1/4 đã đảo ngược kế hoạch cho phép nối lại nhập khẩu hạn chế đối với đường, bông và lúa mì từ Ấn Độ, do vấp phải phản ứng chính trị dữ dội trong nước đối với kế hoạch này.
Môt ngươi nông dân đang phơi lua mi trên môt canh đông ơ Ân Đô. Anh: Reuters
Phát biểu với báo chí, Bộ trưởng Nội vụ Pakistan Sheikh Rashid Ahmed cho biết quyết định về việc nối lại nhập khẩu hàng hóa của Ấn Độ đã bị “đình lại” cho đến khi New Delhi thay đổi lập trường hiện nay đối với khu vực Kashmir tranh chấp giữa hai nước.
Trước đó ngày 31/3, Hội đồng điều phối Kinh tế Quốc gia (ECC) của Pakistan thông báo sẽ cấp phép nhập khẩu, trong nỗ lực nhằm kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, các chính trị gia Pakistan đã chỉ trích động thái được cho là nhằm cải thiện quan hệ vốn đang nguội lạnh với nước láng giềng Ấn Độ.
Quan hệ ngoại giao và thương mại giữa hai nước đã bị đình trệ từ năm 2019 đến nay. Ngày 9/8/2019, chính phủ của Thủ tướng Pakistan Imran Khan đình chỉ các hoạt động thương mại song phương với Ấn Độ sau khi New Delhi hủy bỏ điều 370 trong Hiến pháp và xóa bỏ quy chế đặc biệt của bang Jammu và Kashmir. Khu vực này vốn là nơi Ấn Độ và Pakistan đang có tranh chấp lãnh thổ.
Phản ứng trước động thái này, Ấn Độ không cấm trao đổi thương mại với Pakistan, nhưng lại đình chỉ giao lưu kinh tế thương mại dọc theo đường LOC. New Delhicũng rút Quy chế Tối huệ quốc (MFN) dành cho Pakistan.
Video đang HOT
Thời gian qua, quan hệ Pakistan- Ấn Độ đang có dấu hiệu cải thiện. Ấn Độ bắt đầu cấp trở lại thi thực cho các vận động viên thể thao của Pakistan nhập cảnh sau 3 năm đóng băng. Hai bên cũng đã nhóm họp Ủy ban Nước sông Ấn trong tháng 3 tại New Delhi. Tuần trước, Thủ tướng hai nước cũng đã trao đổi thư mừng nhân dịp Quốc khánh Pakistan (23/3).
Những mặt hàng Việt Nam nhập khẩu mạnh từ Trung Quốc
Trung Quốc là thị trường lớn cung cấp máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, máy t ính, sản phẩm điện tử, linh kiện, nguyên liệu dệt may, da giày...
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 2 tháng đầu năm 2021, Việt Nam chi đến 15,42 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Trung Quốc, tăng 65,9% so với cùng kỳ năm ngoái, tức tăng thêm hơn 6 tỉ đô la so với cùng kỳ năm ngoái.
Đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất so với các thị trường nhập khẩu khác.
Với tốc độ tăng trưởng mạnh này đã nâng tỷ lệ của Trung Quốc trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ mức 24,9% của 2 tháng đầu năm 2020 lên 32,7% trong 2 tháng đầu năm nay, tức chiếm gần 1/3 tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam.
Đáng chú ý, giá trị kim ngạch tăng thêm nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc của Việt Nam trong thời gian trên còn lớn hơn tổng kim ngạch nhập khẩu của toàn bộ thị trường ASEAN là chỉ đạt 5,92 tỷ USD và cao hơn gấp đôi so với nhập khẩu hàng hóa ở thị trường Mỹ (khoảng 2,26 tỷ USD).
Hàng Trung Quốc ồ ạt sang Việt Nam. Ảnh minh họa
Theo cơ quan hải quan, Trung Quốc xuất khẩu vào thị trường Việt Nam tăng mạnh ở nhiều nhóm sản phẩm và lĩnh vực. Đáng chú ý là nhóm sản phẩm công nghệ và viễn thông tăng mạnh.
2 tháng/2021 nhập khẩu nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 10,59 tỷ USD, tăng 20,8% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu từ các thị trường như: Hàn Quốc với 2,93 tỷ USD, giảm 4,7%; Trung Quốc với 2,88 tỷ USD, tăng mạnh 78,3%; từ Đài Loan với 1,44 tỷ USD, tăng mạnh 51,5%... so với cùng kỳ năm trước
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng: trị giá nhập khẩu trong tháng 2 đạt 2,91 tỷ USD, giảm 25,6% so với tháng trước. Qua đó, đưa trị giá nhập khẩu của nhóm hàng này trong 2 tháng/2021 lên 6,81 tỷ USD, tăng 30,9% so với cùng kỳ năm trước.
Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam trong 2 tháng/2021 với trị giá là 3,37 tỷ USD, tăng mạnh 70,7%; tiếp theo là các thị trường Hàn Quốc với 1,1 tỷ USD, tăng 5,2%; Nhật Bản với 686 triệu USD, tăng 1,8%... so với cùng kỳ năm trước.
Nhóm mặt hàng nguyên phụ liệu dệt may, da, giày (bao gồm: bông, xơ sợi dệt, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giầy): trị giá nhập khẩu trong tháng đạt 1,46 tỷ USD, giảm 28,7% so với tháng trước, qua đó đưa trị giá nhập khẩu trong 2 tháng/2021 lên 3,52 tỷ USD, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong 2 tháng qua, Trung Quốc là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may da giày cho Việt Nam, chiếm tỷ trọng 51%, với 1,8 tỷ USD, tăng 43,5% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo là các thị trường: Hàn Quốc với 358 triệu USD, giảm 8,8%; Đài Loan: 355 triệu USD, tăng 4,9%...
Đối với điện thoại các loại và linh kiện, nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 1,24 tỷ USD, giảm 45,6% so với tháng trước. Tính trong 2 tháng/2021, trị giá nhập khẩu nhóm hàng này đạt 3,53 tỷ USD, tăng mạnh 69,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong 2 tháng/2021, Trung Quốc và Hàn Quốc vẫn là 2 thị trường chính cung cấp điện thoại các loại và linh kiện cho Việt Nam với tổng trị giá đạt 3,16 tỷ USD, chiếm 89,5% tổng trị giá nhập khẩu của nhóm hàng này.
Trong đó: từ Trung Quốc là 1,62 tỷ USD, tăng mạnh 82,7%; nhập khẩu từ Hàn Quốc là 1,54 tỷ USD, tăng mạnh 51%... so với cùng kỳ năm trước
Tính đến hết tháng 2/2021, lượng ô tô nguyên chiếc được đăng ký nhập khẩu đạt gần 18,4 nghìn chiếc, tăng 23,7% với trị giá là 423 triệu USD, tăng 22,4% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 2 tháng/2021, ô tô nguyên chiếc các loại chủ yếu có xuất xứ từ Thái Lan và Inđônêxia và tăng vọt ở thị trường Trung Quốc. Cụ thể, nhập từ Thái Lan là 9,5 nghìn chiếc, tăng 14%; từ Indonesia là 4,7 nghìn chiếc, giảm 7,4%. Đặc biệt, nhập từ Trung Quốc đạt hơn 2 nghìn chiếc, gấp 8,7 lần so với con số 234 chiếc của cùng kỳ năm trước.
Ấm lòng bữa ăn miễn phí cho lao động nghèo Pakistan giữa đại dịch Đây là một phần sáng kiến của Chính phủ Pakistan có tên "Không để ai phải ôm bụng đói đi ngủ" nhằm hỗ trợ hàng triệu người nghèo, người cần được giúp đỡ và những người thu nhập bấp bênh trên cả nước. Thủ tướng Pakistan Imran Khan phát thức ăn miễn phí cho người lao động nghèo bị ảnh hưởng bởi đại...