Pakistan có kiểm soát được kho vũ khí hạt nhân của mình?
Mỹ đã xây dựng kế hoạch chi tiết tiếp quản kho vũ khí hạt nhân của Pakistan khi tình hình nước này mất kiểm soát.
Cách đây không lâu, báo chí Mỹ có bài viết cho biết, Pakistan phổ biến sử dụng xe chở hàng thông thường để chuyển vũ khí hạt nhân, khiến cho sự an toàn của kho vũ khí hạt nhân của quốc gia đứng trên tuyến đầu chống khủng bố này tiếp tục được quan tâm.
Tuy nhiên, quân đội Pakistan cho rằng, họ đang đào tạo 8.000 nhân viên vũ trang để bảo vệ kho vũ khí hạt nhân của nước này. Theo báo Mỹ, Pakistan cho rằng, kho vũ khí hạt nhân của họ rất an toàn, mối đe dọa lớn nhất không phải là tổ chức Al Qaeda, mà là Mỹ.
Tên lửa đạn đạo của quân đội Pakistan
Quân đội phản hồi quan điểm của tạp chí Mỹ
Trang mạng “Quân sự” Mỹ cho biết, Mỹ luôn lo ngại kho vũ khí hạt nhân của Pakistan bị các phần tử vũ trang Hồi giáo tấn công và dùng để tấn công phương Tây.
Gần đây, “Nguyệt san Đại Tây Dương” Mỹ dẫn lời các quan chức Pakistan và Mỹ giấu tên cho biết, Pakistan dùng xe chở hàng thông thường để vận chuyển linh kiện vũ khí hạt nhân, hầu như không có biện pháp an toàn để ngăn chặn bị theo dõi, định vị. Điều này làm gia tăng sự lo ngại của Mỹ.
Pakistan rất ít công khai chương trình hạt nhân cũng như chi tiết bảo đảm an ninh cho nó. Lần này, Pakistan đưa ra thông tin đào tạo 8.000 người để bảo vệ kho vũ khí hạt nhân là để phản hồi bài báo của tạp chí Mỹ.
Video đang HOT
Tên lửa đạn đạo của Pakistan mang đầu đạn hạt nhân. Mỹ lo ngại kho vũ khí hạt nhân của Pakistan mất kiểm soát, rơi vào tay các phần tử Hồi giáo cực đoan
Trong một tuyên bố vào tuần trước, quân đội Pakistan cho biết: “Những người này được lựa chọn kỹ lưỡng, họ có thân thể cường tráng, chân tay nhanh nhạy và được trang bị vũ khí hiện đại”. Tuyên bố cũng đã nhắc lại việc quân đội Pakistan “đã sử dụng rất nhiều nguồn lực để đào tạo, trang bị, bố trí và duy trì một lực lượng độc lập và có hiệu quả để ứng phó với các mối đe dọa”.
Ngoài ra, tuần trước, Bộ Ngoại giao Pakistan cũng tuyên bố cho rằng, nội dung của bài báo “Nguyệt san Đại Tây Dương” là hư cấu.
Pakistan có nhiều phòng tuyến bảo đảm an toàn hạt nhân
Thực ra, Pakistan không chỉ có các biện pháp bảo đảm an toàn kho vũ khí hạt nhân nêu trên. Theo tiết lộ của Viện trưởng Viện nghiên cứu Đoàn kết Nam Á của Pakistan, Ủy ban Chỉ huy tối cao quốc gia Pakistan đã tiến hành thẩm tra chính trị nghiêm ngặt đối với tất cả những công dân Pakistan tham gia công việc của kho vũ khí hạt nhân.
Đến nay, trong đội ngũ các nhân viên này hoàn toàn không có các phần tử cực đoan tôn giáo lọt vào, “sự an toàn của các cơ sở hạt nhân được kiểm soát bởi những nhân viên kỹ thuật hạt nhân và tướng lĩnh trung thành với đất nước”.
Ngoài ra, các chuyên gia và nhân viên kỹ thuật hạt nhân chắc chắc phải tuyên thệ, không được tiết lộ bí mật vũ khí hạt nhân cho bất cứ người nào, kể cả người nhà.
Thậm chí đến Tổng thống và Thủ tướng của chính phủ dân cử nhiều khóa của Pakistan cũng hiểu không nhiều về chi tiết của kho vũ khí hạt nhân nước này, bởi vì lãnh đạo quân đội và Cục Tình báo Quân sự (nắm kho vũ khí hạt nhân) luôn “từ chối khéo” những yêu cầu tìm hiều kho vũ khí hạt nhân của họ.
Lực lượng đặc nhiệm của quân đội Mỹ tại Afghanistan, nước láng giềng Pakistan
Để đảm bảo an toàn vũ khí hạt nhân, Ủy ban Chỉ huy tối cao quốc gia Pakistan còn quy định, trong thời bình, tất cả vũ khí hạt nhân đều nằm trong trạng thái tháo dời, khi có trường hợp khẩn cấp mới tiến hành lắp ráp.
Hiện nay ở Pakistan, số người hiểu vị trí cụ thể của các cơ sở hạt nhân không quá 20, còn số người hiểu toàn diện về cơ sở hạt nhân thì càng ít. Để bảo vệ các cơ sở hạt nhân, Pakistan có 30.000 binh sĩ của Lực lượng Chiến lược Hạt nhân, được đào tạo đặc biệt, đang bảo vệ các cơ sở hạt nhân được phân bố ở 5 khu vực khác nhau.
Ngoài ra, Ủy ban Chỉ huy tối cao quốc gia Pakistan còn phân công nhiệm vụ về hạt nhân cho 3 quân chủng: Không quân phụ trách lực lượng có sứ mệnh đặc biệt vận chuyển nhiên liệu hạt nhân và những linh kiện hạt nhân cần lắp ráp hoặc tháo rời; Hải quân phụ trách trang bị vũ khí hạt nhân trên tàu chiến; Lục quân phụ trách cất giữ và lắp ráp vũ khí hạt nhân, đặc biệt là phụ trách cất giữ tên lửa chiến lược mang đầu đạn hạt nhân.
Còn việc nghiên cứu phát triển và cất giữ vũ khí hạt nhân do các tổ chức của các quân chủng không có quan hệ với nhau phụ trách cụ thể, các ban ngành đều trực tiếp báo cáo tình hình tiến triển của các chương trình hạt nhân cho Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân.
Đa số người Pakistan lo hơn đối với Mỹ
Mặc dù Mỹ rất “lo lắng” về tình hình an toàn của kho vũ khí hạt nhân Pakistan, nhưng đối với rất nhiều người Pakistan, điều lo ngại nhất không phải là mối đe dọa của tổ chức Al Qaeda hay Taliban, mà là lo ngại Mỹ kiểm soát kho vũ khí hạt nhân của nước này. Đặc biệt, sau khi Mỹ thực hiện xong chiến dịch tiêu diệt Bil Laden ở trong biên giới Pakistan, sự lo ngại này đã nhiều hơn.
Ngày 2/5/2011, Biet doi SEAL của quân đội Mỹ đã bất ngờ đột kích trong lãnh thổ Pakistan, tiêu diệt trùm khủng bố Bil Laden. Trong hình là xác chiếc máy bay bị rơi trong chiến dịch này.
Đối với vấn đề này, Washington luôn cho rằng họ không có kế hoạch tiếp quản kho vũ khí hạt nhân của Pakistan. Nhưng, “Nguyệt san Đại Tây Dương” gần đây dẫn lời các quan chức quân đội, tình báo Mỹ giấu tên cho rằng, Mỹ đã tiến hành rất nhiều các hoạt động huấn luyện để thực hiện nhiệm vụ tại Pakistan nhằm ngăn chặn kho vũ khí hạt nhân hoặc tài liệu hạt nhân của Pakistan rơi vào tay những người không nên có.
Tin còn cho biết, Bộ Tư lệnh tác chiến đặc biệt liên hợp Mỹ đã xây dựng kế hoạch chi tiết, tiếp quản kho vũ khí hạt nhân của Pakistan khi tình hình Pakistan mất kiểm soát.
Theo Giáo Dục VN
Tiết lộ kho vũ khí hạt nhân của Nga và Mỹ
Hãng tin AFP đưa tin Bộ Ngoại giao Mỹ vừa cho công bố số liệu về kho vũ khí của hai cường quốc quân sự hàng đầu thế giới Nga và Mỹ với số lượng đầu đạn hạt nhân lên tới hàng ngàn đơn vị.
Các số liệu được công bố nằm trong Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược (START) mới giữa hai nước. Theo đó, Mỹ hiện có nhiều hơn Nga 30% số tên lửa đạn đạo tầm xa và đầu đạn hạt nhân.
Mỹ hiện có nhiều hơn Nga tới 30% số tên lửa đạn đạo tầm xa và đầu đạn hạt nhân
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết nước này hiện sở hữu 882 tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) và máy bay ném bom hạng nặng. Trong khi đó, Nga có 521 vũ khí loại này. Ngoài ra, Mỹ còn có 1.800 đầu đạn và 1.124 phương tiện phóng cùng các máy bay ném bom hạng nặng. Còn Nga có 1.537 đầu đạn cùng 865 phương tiện phóng và máy bay ném bom hạng nặng.
START mới giới hạn mỗi bên được triển khai 1.550 đầu đạn, 700 ICBM, SLBM và máy bay ném bom hạng nặng. Như vậy, Mỹ cần phải tiếp tục cắt giảm kho vũ khí của nước này theo các điều khoản qui định trong START mới.
Tuy nhiên, thời gian qua Nga nhiều lần lên tiếng đe dọa rút khỏi START mới một khi Mỹ tiếp tục triển khai các thành phần của Hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia (NMD) tại châu Âu. Nga cho rằng việc triển khai này sẽ gây mất cân bằng chiến lược và đe dọa an ninh Nga.
Theo Bee.net.vn
Ám ảnh từ kho vũ khí hạt nhân của Pakistan Vụ tấn công của các tay súng nhằm vào một căn cứ hải quân Pakistan trong tuần qua đã làm dấy lên nỗi lo ngại mới về khả năng bảo vệ kho vũ khí hạt nhân của nước này. Căn cứ Mehran ở thành phố Karachi là nơi đặt máy bay tuần tra trên biển Orion P3-C của Pakistan. Ít nhất 10 nhân...