Pakistan bắt đầu sản xuất máy bay chiến đấu JF-17 Block 2
JF-17 Block 2 sẽ được lắp thêm ống nhận dầu, được cải tiến về chương trình máy tính, hệ thống điện tử hàng không. KQ Pakistan có kế hoạch trang bị 50 chiếc.
Tranh tuyên truyền về máy bay chiến đấu JF-17 Thunder.
Mạng Bình đẳng quân sự Nga ngày 2 tháng 7 cho biết, Tổ hợp hàng không Pakistan (Pakistan Aeronautical Complex, PAC) đã bắt đầu sản xuất toàn diện lô 2 máy bay chiến đấu JF-17 Block 2 đầu tiên.
Được biết, Không quân Pakistan tổng cộng sẽ mua 50 máy bay chiến đấu JF-17 phiên bản cải tiến, loại máy bay được nâng cấp rõ rệt về tính năng tác chiến. Chiếc JF-17 Block 2 đầu tiên có triển vọng hoàn thành bay thử lần đầu tiên vào cuối năm 2014.
So với loạt máy bay chiến đấu JF-17 Block 1, sự khác biệt lớn nhất của máy bay JF-17 Block 2 là đã lắp thêm hệ thống tiếp dầu trên không (ống nhận dầu nằm ở phía sau bên phải khoang lái). Việc cải tiến này có lợi cho nâng cao tiềm năng xuất khẩu máy bay chiến đấu JF-17.
Theo tiết lộ của nguồn tin, máy bay chiến đấu JF-17 Block 2 sẽ sản xuất hàng loạt vào năm 2016, khi đó, Công ty chế tạo máy bay AMF Pakistan cũng sẽ nắm chắc khả năng sản xuất hệ thống tiếp dầu trên không này.
Ngoài ra, chương trình máy tính, hệ thống điện tử hàng không của máy bay chiến đấu JF-17 Block 2 cũng đã được hoàn thiện, có thể phối hợp tốt hơn với radar điều khiển hỏa lực đa chế độ sóng ngắn KLJ-7 của nó – loại radar này do Viện nghiên cứu công nghệ điện tử Nam Kinh, Trung Quốc nghiên cứu phát triển.
Máy bay chiến đấu JF-17 Thunder mang theo vũ khí
Chuyên gia quân sự phân tích cho rằng, vũ khí trang bị của máy bay chiến đấu JF-17 Block 2 có thể gồm có tên lửa chống hạm C-802, tên lửa không đối không cự ly trung bình SD-10A, tên lửa chiến đấu cự ly gần PL-5EII và bom không điều khiển Mk 82/84.
Không quân Pakistan có kế hoạch trang bị tổng cộng 150 máy bay chiến đấu JF-17 phiên bản cơ bản, dùng để thay thế F-7P kiểu cũ (phiên bản sao chép có giấy phép của MiG-21F-13) và Mirage-III/V do Pháp sản xuất.
Video đang HOT
Có nhà phân tích cho rằng, muốn mở cửa thị trường xuất khẩu thuận lợi, Pakistan còn phải phát triển máy bay chiến đấu JF-17 Block 2 phiên bản 2 chỗ ngồi, có thể dùng cho mục đích huấn luyện.
Không quân Pakistan nhiều lần cho biết, bản thân họ hoàn toàn không cần máy bay JF-17 phiên bản 2 chỗ ngồi, nhưng loại máy bay chiến đấu phiên bản cải tiến này lại rất cần thiết để huấn luyện phi công nước ngoài.
Được biết, máy bay chiến đấu JF-17 Thunder (Trung Quốc gọi là FC-1 Kiêu Long) là loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ do Trung Quốc và Pakistan hợp tác sản xuất. Trung Quốc không trang bị loại máy bay này, mà thông qua hình thức hợp tác này để thúc đẩy xuất khẩu, kiếm tiền. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có nước nào nhập khẩu loại máy bay này, mặc dù nó đã được chào hàng ở khắp nơi.
Máy bay chiến đấu JF-17A
Mặc dù vậy, gần đây, báo chí Trung Quốc đã dẫn các tờ báo Nga, Đài Loan cho rằng, Myanmar đang bàn mua giấy phép sản xuất máy bay chiến đấu FC-1 Kiêu Long/JF-17 Thunder và nếu giao dịch này thành công, Myanmar sẽ là khách hàng đầu tiên của loại máy bay này.
Nguồn tin cho hay, Myanmar là khách hàng quen của vũ khí Trung Quốc, nên thông tin Myanmar mua FC-1 Kiêu Long rất có thể là tin chính xác, nhưng báo Nga cũng cảnh báo, kết quả đàm phán có thể “kết thúc mà không có hợp đồng”.
Báo Trung Quốc dẫn các nguồn tin cho rằng, Myanmar nhập khẩu máy bay chiến đấu FC-1 Kiêu Long dùng để đối phó với láng giềng như Bangladesh. Bởi vì, Bangladesh sẽ mua máy bay của Nga hoặc Trung Quốc trong mấy năm tới để mở rộng quy mô không quân của họ.
Năm 2013, Pakistan đã đặt ra mục tiêu là phải xuất khẩu được loại máy bay này trong năm 2014, có tin thì cho rằng, Pakistan tìm cách xuất khẩu 5 – 7 máy bay JF-17 Thunder vào năm 2015 – điều này có thành hiện thực hay không còn phải quan sát.
Máy bay chiến đấu JF-17
Diễn đàn quân sự trên trang mạng military.china.com của Trung Quốc cho rằng, giá rẻ là ưu thế của máy bay chiến đấu FC-1 Kiêu Long, là sự lựa chọn “không tồi” cho không quân các nước đang phát triển có ngân sách không cao, nhưng hiện nay thị trường cho loại máy bay này vẫn chưa mở ra.
Diễn đàn này chỉ ra một số nguyên nhân chính: Một là do hạn chế của nhân tố chính trị, thị trường của loại máy bay này hẹp. Hơn nữa, các nước nhỏ còn yêu thích máy bay chiến đấu F-16 cũ của Mỹ, cho rằng nó đáng tin cậy hơn FC-1.
Hai là vấn đề động cơ của máy bay chiến đấu Kiêu Long sẽ gây trở ngại cho xuất khẩu, nếu khách hàng mua FC-1 thì phải lựa chọn động cơ do Nga chế tạo, phải đối mặt với sự kiểm soát, kiềm chế của Nga. Ba là nước hỗ trợ công nghệ chủ yếu của loại máy bay này – Trung Quốc lại không trang bị máy bay Kiêu Long, làm cho tính năng của loại máy bay này không được khẳng định đầy đủ.
Theo phân tích của diễn đàn, Myanmar chủ yếu trang bị máy bay chiến đấu cao cấp do Liên Xô/Nga chế tạo. Máy bay chiến đấu Kiêu Long nếu tiến hành cạnh tranh ở thị trường Myanmar thì chắc chắn sẽ tạo ra thách thức cho doanh nghiệp công nghiệp hàng không Nga, rất có thể đối mặt với sự kiềm chế của Nga về động cơ máy bay.
Máy bay chiến đấu JF-17 Không quân Pakistan
Theo bài báo, nếu Myanmar nhập khẩu máy bay FC-1 sẽ có 2 ý nghĩa. Một là lần đầu tiên máy bay FC-1 được xuất khẩu, có lợi cho mở rộng thị trường tiếp theo đối với tham vọngc ủa TQ.
Hai là, có lợi cho Trung Quốc giữ và tăng cường “quan hệ đồng minh truyền thống” với Myanmar, bảo đảm an ninh cho đường ống dẫn dầu của Trung Quốc đi qua Myanmar.
Theo Giáo dục Việt Nam
Báo Mỹ hé lộ "gây sốc" về chiến đấu cơ JF-17 Trung Quốc
Tờ Defense News vừa đưa tin, trái với suy đoán về việc JF-17, loại máy bay do Trung Quốc và Pakistan hợp tác sản xuất, đã có khả năng tác chiến khá hoàn chỉnh, hiện chiến đấu cơ này vẫn tiếp tục cải tiến hệ thống điện tử, khả năng vận tải vũ khí cũng như việc thiết lập phi đội bay thử nghiệm thứ ba.
JF-17 còn đang dang dở chứ không như suy đoán đã đạt được khả năng chiến đấu hoàn chỉnh
Trả lời phỏng vấn Defense News, Phó Nguyên soái không quân Pakistan Marshal Javed Ahmed đồng thời là Giám đốc dự án Chương trình JF-17 cho biết, chương trình vẫn đang diễn ra "theo lịch trình và không có sự chậm trễ". Hiện phi đội bay thử nghiệm đã thực hiện được 10.000 giờ bay và hơn 13.500 phi vụ bay. Ông Ahmed cũng tiết lộ, phi đội bay thứ ba sẽ được thiết lập sau sự kiện Exercise High Mark 2014 vào cuối năm nay.
Đồng thời theo ông Ahmed, ưu tiên hàng đầu trong số những cải tiến hệ thống điện tử của JF-17 là nhằm cải thiện khả năng "nhận thức tình huống" và "hiệu suất cũng như khả năng sát thương của máy bay". Song công việc này vẫn đang tập trung vào hệ thống radar NRIET KLJ-7 để hỗ trợ hệ thống tên lửa không đối không SD-10.
Pakistan "khoe" JF-17 trong một dịp trưng bày xuất khẩu vũ khí. Ảnh: Defensenews
Nhưng ông Ahmed đã không đề cập tới một thực tế là JF-17 vẫn đang được tiến hành tích hợp một số vũ khí thông minh và phát triển thêm vũ khí nội địa. Trong đó có loại tên lửa không đối không tầm ngắn PL-5E II, một loại biến thể gần đây của loại tên lửa đã lâu năm.
Mặc dù vậy, theo nhà phân tích quân sự và là cựu quan chức không lực Pakistan Kaiser Tufail, Không quân Pakistan vẫn hài lòng với tên lửa Trung Quốc vì vấn đề giá cả cũng như tính năng có thể tích hợp chúng vào điều khiển hỏa lực bằng máy tính.
Một trong những vấn đề về tải trọng của JF-17 cũng được các nhà phân tích lưu ý. Lí do vì JF-17 thường được nhìn thấy với 3 thùng nhiên liệu cơ lớn và chạy bằng động cơ Klimov RD-93. Thế nhưng theo lập luận của ông Ahmed, cấu hình 3 thùng nhiên liệu chỉ dùng cho các hoạt động đào tạo/nhiệm vụ mở rộng, còn với các chuyến bay thường xuyên thì chỉ có một thùng duy nhất.
Trái với thông tin ông Ahmed cung cấp, chuyên gia Tufail cho rằng, dù JF-17 đã bay được 10.000 giờ với 13.500 phi vụ, tương đương với mỗi phi vụ 45 phút, đồng thời JF-17 cũng có khả năng tiếp nhiên liệu trên không (trong đó có những hạn chế về hoạt động và hậu cần), nhưng thời gian bay như vậy là ngắn có thể sẽ không hề tạo ra triển vọng người mua trong tương lai.
Theo chuyên gia Tufail, thùng nhiên liệu hòa nhập khí động (CFT), loại thùng mang thêm nhiên liệu cho máy bay, là hoàn toàn cần thiết cho loại máy bay đa chức năng JF-17 nhưng việc cài đặt nó không phải dễ dàng. Vì khí động học của máy bay bị thay đổi rất nhiều và nó đòi hỏi phải được bay thử nghiệm trong tất cả các chế độ.
Trong khi đó, ông Ahmed tiết lộ sẽ đưa ra các giải pháp khác nhau được xem xét dựa trên nhu cầu của khách hàng, bao gồm cả việc tích hợp giá kép mang theo bom và hệ thống phóng đa tên lửa. Ông Ahmed nhận mạnh tới JF-17 góp phần vào sự tăng trưởng thị trường công nghiệp quốc phòng của nước này.
Thậm chí ông Ahmed còn nhận mạnh rằng, JF-17 là một lựa chọn hấp dẫn nhất là trong thời đại thắt lưng buộc bụng vì nó cung cấp một giải pháp hiệu quả và không có máy bay chiến đấu nào có cùng khả năng tương tự lại có mức giá như JF-17.
Tuy nhiên, nhưng tuyên bố trên của ông Ahmed trái hẳn với nhận xét của nhiều nhà phân tích khi nhận thấy dù được công bố và quảng cáo công khai nhưng doanh thu xuất khẩu loại máy bay này vẫn khá thấp.
Theo Dân Việt
Lý do Myanmar muốn mua tiêm kích siêu rẻ của Trung Quốc "Chạy đua" với láng giềng và để đối phó phiến loạn là 2 lý do khả thi thúc đẩy Myanmar mua máy bay tiêm kích giá rẻ JF-17. Báo chí Myanmar gần đây cho biết, chính phủ nước này có kế hoạch mua máy bay chiến đấu JF-17 do Trung Quốc và Pakistan hợp tác sản xuất. Lý giải điều này, Thời báo...