Pakistan bắn thử tên lửa hành trình Ra”ad đe dọa Ấn Độ
Pakistan đã bất ngờ cho thử nghiệm lại tên lửa hành trình Ra’ad, ngay sau khi Ấn Độ phóng tên lửa đạn đạo Agni V.
Theo tạp chí quân sự Jane’s dẫn lời Cơ quan truyền thông Pakistan cho hay, nước này đã hoàn tất quá trình thử nghiệm tên lửa hành trình Ra”ad (ALCM) do nước này tự thiết kế và chế tạo.
Trong đầu năm nay, Quân đội Pakistan đã phòng thử nghiệm lần thứ 5 đối với tên lửa hành trình Ra’ad từ một máy bay tiêm kích Dassault Mirage III của Không quân và lần thử nghiệm gần được nhất của Ra’ad là vào tháng 5/2012.
Tên lửa hành trình Ra”ad của Pakistan trong một đợt thử nghiệm gần đây.
Tên lửa hành trình Ra’ad có chiều dài khoảng 4,8m và có tầm bắn tối đa là 350km, với khả năng tấn công bất kỳ mục tiêu nào trên đất liền lẫn trên biển. Ra’ad còn được xem một trong những vũ khí chiến lược của Quân đội Pakistan trong tương lai.
Trung tướng Zubair Mahmood Hayat – Tổng giám đốc chương trình phát triển vũ khí chiến lược của Pakistan cho biết, tên lửa hành trình Ra’ad là một bước tiến mới của Quân đội Pakistan giúp nước này tăng cường khả năng răn đe chiến lược, cũng như đảm bảo sự ổn định trong khu vực.
Video đang HOT
Pakistan lần thứ 5 thử nghiệm Ra’ad chỉ cách hai ngày sau khi Ấn Độ phóng thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa Agni V có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân và có tầm bắn lên tới 5.000km.
Tên lửa Ra”ad còn được biết tới với cái tên khác là Hatf 8 hay Hatf VIII và là “một phần của chương trình phát triển tên lửa chiến lược tầm xa của Pakistan bao gồm các tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tầm trung và tên lửa hành trình”.
Trong ảnh là một chiếc tiêm kích Mirage III của Không quân Pakistan đang phóng thử nghiệm tên lửa Ra”ad.
Bên cạnh đó, tên lửa hành trình Ra’ad lại có thiết kế khá giống với một số chương trình vũ phát triển vũ khí thế hệ mới của Nam Phi như MUPSOW hoặc Torgos, và nhiều khả năng Pakistan đã hợp tác với Nam Phi để phát triển tên lửa hành trình Ra’ad. Tương tự như loại bom thông minh Raptor mà Tập đoàn quốc phòng Denel Dynamics của Nam Phi bán cho Không quân Pakistan trước đây.
Ra’ad được Pakistan giới thiệu lần đầu tiên vào tháng 8/2007, sau khi một kênh truyền hình của Pakistan cho phát sóng một phóng sự mô tả lại quá trình phóng thử nghiệm tên hành trình Ra’ad trên một chiếc tiêm kích Mirage III-EA. Tiếp theo sau đó Pakistan đã liên tục thử nghiệm loại tên lửa này vào tháng 5/2008, tháng 4/2011 và tháng 5/2012.
Tuấn Đặng
Theo_Kiến Thức
Pakistan thử tên lửa hành trình hạt nhân chính xác cao
Quân đội Pakistan ngày 2/2 đã thử thành công một loại tên lửa hành trình có khả năng mang đầu đạn hạt nhân do nước này tự chế tạo, được khẳng định có độ chính xác cao và hầu như "tàng hình" trước các loại radar của đối phương.
Tên lửa Ra'ad của Pakistan được phóng từ máy bay, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân (Ảnh: AFP)
Theo hãng thông tấn PTI của Ấn Độ, vụ thử thành công đã đặt nhiều thành phố của nước này vào trong tầm bắn của tên lửa Ra'ad của Pakistan, vốn có thể mang cả đầu đạn thông thường và hạt nhân bay xa 350km.
Tên lửa Ra'ad sẽ giúp Pakistan có thể đạt được "năng lực ứng phó chiến lược" trên bộ và trên biển, do sử dụng công nghệ tên lửa hành trình cực kỳ phức tạp, vốn mới chỉ được một vài quốc gia trên thế giới phát triển, quân đội Pakistan khẳng định.
"Tên lửa hành trình tối tân Ra'ad với khả năng tàng hình là một loại tên lửa bay tầm thấp, có khả năng "ôm" theo địa hình, khả năng chuyển hướng cao và có thể mang cả đầu đạn hạt nhân và thông thường cùng độ chính xác rất cao", thông báo nhấn mạnh.
Thiếu tướng Zubair Mahmood Hayat, lãnh đạo bộ phận kế hoạch chiến lược của quân đội Pakistan, đã chúc mừng các nhà khoa học và kỹ sư nước này về việc đạt được thành tựu lịch sử mới, đồng thời xem đây là một bước tiến lớn củng cố năng lực răn đe đáng tin cậy của Pakistan.
"Sự theo đuổi chiến lược của Pakistan là nhằm đạt được sự ổn định chiến lược trong khu vực", thông báo viết.
Ra'ad được thiết kế để tấn công các mục tiêu cố định của đối phương, như các đài radar, điểm chỉ huy và các tên lửa đất đối không từ bên ngoài khoảng cách giao chiến, giúp cho máy bay mang theo tên lửa này có thể an toàn trước các hệ thống phòng không của đối phương.
Cuộc thử nghiệm diễn ra chỉ 2 ngày sau khi Ấn Độ bắn thử tên lửa tầm xa Agni-V, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, từ một bệ phóng di động.
Thanh Tùng
Tổng hợp
Theo Dantri
Học sinh Pakistan kể lại giây phút thoát khỏi bàn tay Taliban Các học sinh may mắn thoát chết kể lại, trước đó họ vẫn đến lớp học bình thường và không hề biết rằng "tử thần" đang chờ đợi mình. Vụ thảm sát xảy ra vào sáng 16/12 khi các học sinh tại Trường Quân đội Pakistan đang chăm chú theo dõi bài giảng của của các giảng viên của trường. Đột nhiên, sự...