PAHO cảnh báo về nguy cơ lây nhiễm biến thể Omicron tại châu Mỹ
Ngày 8/12, Tổ chức Y tế liên Mỹ ( PAHO) lên tiếng cảnh báo với việc biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 cho đến nay đã xuất hiện tại Argentina, Brazil, Canada, Chile, Mexico và Mỹ, khả năng biến thể này lây lan sang các quốc gia khác tại châu Mỹ chỉ còn là vấn đề thời gian.
Nhân viên hướng dẫn người dân tại một điểm tiêm vaccine phòng COVID-19 ở New York, Mỹ, ngày 7/12/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ Latinh, phát biểu tại một cuộc họp báo, Giám đốc PAHO Carissa Etienne cho biết các chuyên gia của tổ chức y tế này đang tiếp tục nghiên cứu để hiểu rõ hơn về Omicron và những rủi ro tiềm ẩn của biến thể này đối với châu Mỹ. Bà Etienne cho rằng sự xuất hiện của một biến thể mới của virus SARS-CoV-2 không có nghĩa là mọi thứ sẽ tồi tệ hơn, tuy nhiên các cá nhân và tổ chức trong ngắn hạn phải hết sức đề cao cảnh giác.
Theo quan chức của PAHO, vaccine vẫn là một công cụ quan trọng để giảm thiểu số ca nhập viện và tử vong do COVID-19, cũng như hạn chế sự xuất hiện của các biến thể mới của virus SARS-CoV-2.
Video đang HOT
Tính đến nay, khoảng 55% người dân ở Mỹ Latinh và Caribe đã hoàn tất phác đồ tiêm vaccine ngừa COVID-19. Có đến 20 quốc gia trong khu vực chưa đạt được mục tiêu mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề ra là bao phủ vaccine cho 40% dân số vào cuối năm nay, trong đó Guatemala, Haiti, Jamaica, Saint Vincent và Grenadines vẫn bị bỏ xa so với các nước khác trong việc tiêm chủng đại trà vaccine ngừa COVID-19 cho người dân.
PAHO đang tích cực đàm phán với các hãng dược phẩm như AstraZeneca, Sinovac và Sinopharm về việc nhập khẩu và phân phối vaccine cho các quốc gia Mỹ Latinh. PAHO cũng cho biết tại Nam Mỹ, số ca mắc COVID-19 ở các nước Bolivia, Peru và Colombia có dấu hiệu tăng trở lại trong vài ngày qua, trong khi số ca mắc tại Ecuador, Chile và Argentina lại có chiều hướng giảm dần. Trong khi đó, tất cả các quốc gia tại Trung Mỹ, trừ Panama, đều ghi nhận số ca mắc và tử vong do COVID-19 giảm đáng kể.
* Cùng ngày, tại thủ đô Addis Ababa (Ethiopia), Liên minh châu Phi (AU) đã cảnh báo rằng các lệnh cấm đi lại và nhập cảnh liên quan đến sự xuất hiện của biến thể Omicron đã hạn chế sự di chuyển tự do của con người và hàng hóa, tác động tức thời và đáng kể đến các nước châu Phi.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, trong một tuyên bố, AU kêu gọi dỡ bỏ khẩn cấp các lệnh cấm đi lại được áp đặt đối với một số quốc gia châu Phi sau khi phát hiện biến thể Omicron ở châu lục này. Tuyên bố của AU nhấn mạnh: “Bằng chứng hiện nay, nhấn mạnh sự lan rộng toàn cầu và lây lan trong cộng đồng của biến thể Omicron, không hỗ trợ các lệnh cấm đi lại với các nước miền Nam châu Phi”.
Theo AU, các lệnh cấm đi lại và nhập cảnh gần đây đang gây ra những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế của các nước, từ đó tác động đến đời sống và kế sinh nhai của người dân khu vực. Ngoài ra, lệnh cấm đi lại đã hạn chế khả năng tiếp cận các nguồn cung cấp y tế thiết yếu và cần để ứng phó với số ca nhiễm đang gia tăng tại châu lục này.
Nhiều quốc gia khác trên thế giới đã hạn chế nhập cảnh và tạm dừng các chuyến bay từ miền Nam châu Phi sau khi biến thể Omicron được Nam Phi báo cáo lần đầu tiên cho Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vào ngày 25/11 và sau đó được WHO xếp vào nhóm biến thể đáng lo ngại.
WHO cùng các chuyên gia của tổ chức này đã kêu gọi các nước dỡ bỏ lệnh cấm hoặc hạn chế nhập cảnh, vì chưa có bằng chứng khoa học cho thấy Omicron dễ lây và độc lực cao hơn các biến thể trước. Theo WHO, lệnh cấm đi lại và ngừng các chuyến bay có nguy cơ gây hại nhiều hơn lợi, bởi có thể ngăn cản các quốc gia chia sẻ dữ liệu về sự xuất hiện và phát triển của các biến thể mới của virus SARS-CoV-2.
Cuba ghi nhận trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể Omicron
Ngày 8/12, hãng thông tấn ACN của Cuba đưa tin nước này đã ghi nhận trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể Omicron.
Người dân trên phố ở La Habana, Cuba. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo ACN, bệnh nhân là một nhân viên y tế, sinh sống tại tỉnh Pinar del Rio của Cuba, trở về từ Mozambique hôm 27/11.
Sau đó một ngày, người này có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19. Giải trình tự gene cho thấy bệnh nhân nhiễm biến thể mới Omicron.
Hiện giới chức y tế Cuba đang theo dõi các ca đã tiếp xúc với bệnh nhân sau khi người này trở về Cuba.
Tổng Thư ký LHQ phải cách ly do tiếp xúc gần ca mắc COVID-19 Theo các nguồn tin ngoại giao, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đã phơi nhiễm với virus SARS-CoV-2 từ một quan chức LHQ mắc COVID-19 và phải cách ly trong vài ngày tới. Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres. Ảnh: THX/TTXVN Nguồn tin cho biết người đứng đầu LHQ phải hủy bỏ một số hoạt động tham gia...