PAHO cảnh báo châu Mỹ trước sự gia tăng ca mắc mới COVID-19 ở nhiều khu vực trên thế giới
Ngày 16/3, Tổ chức Y tế Liên Mỹ (PAHO) lưu ý rằng sự gia tăng các ca mắc mới COVID-19 ở các khu vực khác nhau trên thế giới là một “cảnh báo” đối với châu Mỹ rằng đại dịch vẫn chưa được kiểm soát mặc dù số ca mắc mới ở châu lục này đã giảm trong vòng 2 tháng qua.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Mexico City, Mexico. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
PAHO, Văn phòng khu vực của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhấn mạnh rằng số ca mắc mới COVID-19 tuần trước ở khu vực Tây Thái Bình Dương, bao gồm Trung Quốc, đã tăng 28,9% so với tuần trước đó; ở châu Phi tăng12,3%; ở châu Âu tăng gần 2%.
Tại châu Mỹ, số ca mắc mới COVID-19 tiếp tục giảm tuần thứ 8 liên tiếp với hơn 901.000 ca trong tuần đầu tiên của tháng Ba, giảm 19% so với tuần trước đó. Số ca tử vong hằng tuần cũng tiếp tục giảm tuần thứ 5 liên tiếp, với 15.523 ca mới được báo cáo (giảm 18,4%).
Phó Giám đốc PAHO Jarbas Barbosa cho biết mặc dù hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu lục ghi nhận giảm các ca nhiễm mới, nhưng ở Caribê và trên các đảo của Đại Tây Dương, số ca mắc lại tăng 56,6%.
Video đang HOT
Trước nguy cơ đại dịch vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, PAHO kêu gọi các nước châu Mỹ mở rộng tỷ lệ tiêm vaccine ngừa COVID-19. Báo cáo của PAHO chỉ ra rằng một số quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực đạt tỉ lệ tiêm chủng lên tới 90% dân số, nhưng có tới 21 quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Mỹ tỉ lệ tiêm chủng ở mức dưới 50% dân số.
Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, ngày 16/3, Bộ Y tế Cuba cho biết nước này ghi nhận ngày thứ 5 liên tiếp không có ca tử vong nào do COVID-19.
Trong vòng 24 giờ qua, đảo quốc Caribe này ghi nhận thêm 559 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc COVID-19 kể từ khi đại dịch bùng phát đến nay lên 1.078.525. Theo thống kê chính thức, 1.067.431 bệnh nhân trong số này đã được chữa khỏi, đạt tỷ lệ 99%. Cuba hiện chỉ còn 2.591 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị.
Trong những tuần gần đây, các chỉ số dịch tễ học chính thức trùng khớp với dự báo của các chuyên gia Cuba, phản ánh xu hướng giảm các ca nhiễm mới trong đợt bùng phát hiện tại do biến thể Omicron.
Chính phủ Cuba nhận định yếu tố lớn nhất đóng góp vào thành công của nước này trong việc kiểm soát đại dịch COVID-19 tính tới thời điểm hiện tại là các vaccine do Cuba tự sản xuất, gồm Abdala, Soberana 02 và Soberana Plus, cùng chiến lược đẩy mạnh tiêm chủng rộng rãi ngay khi các vaccine này được thử nghiệm thành công và được cấp phép sử dụng khẩn cấp trong nước.
Gần 90% trong số khoảng hơn 11 triệu người dân Cuba đã được tiêm chủng đủ liều ngừa COVID-19, trong khi hơn 6 triệu người đã được tiêm liều thứ 4.
AstraZeneca 'khoe' liều thứ 3 chống được Omicron
Hãng dược AstraZeneca của Anh dẫn nghiên cứu của phòng thí nghiệm Đại học Oxford cho biết liều vắc xin thứ 3 của hãng này có thể giúp chống lại biến thể Omicron.
AstraZeneca cho biết 3 liều vắc xin của mình giúp bảo vệ khỏi biến thể Omicron - Ảnh: REUTERS
Ngày 23-12, AstraZeneca dẫn nghiên cứu (hiện chưa được công bố và bình duyệt) cho biết vắc xin của hãng giúp tăng mạnh mức kháng thể chống lại biến thể Omicron sau khi được tiêm liều thứ 3.
"Việc tiêm vắc xin tăng cường liều thứ ba đã vô hiệu hóa biến thể Omicron ở mức độ tương tự... sau liều thứ hai đối với biến thể Delta", Hãng tin AFP dẫn tuyên bố của AstraZeneca. Theo đó, mức độ kháng thể trung hòa sau liều thứ 3 cũng cao hơn ở người mắc và tự khỏi bệnh.
Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học thuộc Đại học Oxford, là tổ chức đã giúp AstraZeneca phát triển vắc xin vào năm ngoái và dựa trên phân tích các mẫu máu lấy từ những người bị nhiễm COVID-19, những người được tiêm ngừa 3 liều vắc xin. Trong số này có 41 người được tiêm 3 liều vắc xin AstraZeneca.
"Thật đáng khích lệ khi các loại vắc xin hiện tại có khả năng chống lại Omicron sau khi tiêm liều thứ 3. Những kết quả này củng cố quan điểm đưa liều thứ 3 thành một phần của chiến lược vắc xin quốc gia, đặc biệt là để hạn chế sự lây lan của các biến thể đáng lo ngại, bao gồm cả Omicron", giáo sư John Bell của Đại học Oxford, một trong những người tham gia nghiên cứu, cho biết.
Trước đó, các hãng dược Pfizer và Moderna cũng đã khẳng định vắc xin của mình có thể giúp bảo vệ khỏi biến thể Omicron khi tiêm liều bổ sung.
Theo kết quả thử nghiệm của Moderna công bố ngày 20-12, liều thứ 3 của hãng này với liều lượng 50 mcg giúp tăng lượng kháng thể lên 37 lần, và liều 100 mcg tăng lượng kháng thể tới 80 lần để chống Omicron.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vẫn khuyến cáo các nước giàu không thu gom vắc xin để tiêm liều bổ sung khiến các nước nghèo không đủ nguồn cung, góp phần làm virus càng lây lan mạnh và biến đổi.
Đến nay, các dữ liệu ban đầu cho thấy Omicron không gây bệnh nặng như các biến thể trước, nhưng có khả năng lây lan rất nhanh và vẫn có thể làm tăng số ca tử vong.
Bộ xét nghiệm COVID-19 tại nhà 'cháy hàng' ở Mỹ dịp lễ cuối năm Thời điểm du lịch cuối năm cùng sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron khiến người Mỹ phải tranh nhau mua bộ xét nghiệm COVID-19 tại nhà, buộc các nhà phân phối lớn phải giới hạn số bộ xét nghiệm mỗi người được mua. Nhu cầu mua bộ xét nghiệm COVID-19 cao tại Mỹ, các công ty như Amazon và Walgreens...