Pác Tạ – Nơi giao thoa đất trời
Núi Pác Tạ trong tiếng Tày có nghĩa là “vú của trời” hay còn gọi là Núi Voi, là ngọn núi cao nhất huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang, có dáng hình chú voi đứng bên nậm rượu sừng sững, uy nghiêm, thoắt ẩn, thoắt hiện trong mây trời, gió núi bên hồ thủy điện Tuyên Quang.
Con đường lên trung tâm thị trấn Na Hang khá ngoằn ngoèo, khúc khuỷu, hiện rõ nét đặc trưng của một thị trấn huyện lỵ vùng cao. Đến đèo Cổ Yểng, xã Thanh Tương, phóng tầm mắt xa xa du khách có thể nhìn thấy ngọn núi Pác Tạ (ảnh) sừng sững vươn lên trong những đám mây. Giống như núi Đôi – biểu tượng của huyện Quản Bạ (Hà Giang) thì Pác Tạ là biểu tượng của Na Hang.
Tương truyền, xưa kia nơi đây là khu rừng rậm có rất nhiều loại động vật quý hiếm, trong đó có hàng trăm con voi sống thành bầy đàn. Voi to và khỏe nên nhân dân trong vùng thuần dưỡng chúng làm sức kéo chuyên trở hàng hóa và làm phương tiện đi lại. Năm ấy, vùng đất Na Hang có giặc ngoại xâm, nhân dân trong vùng đã tập trung tất cả binh lực dồn cho cuộc chiến, trong đó có cả những đàn voi ra trận. Thế nhưng, trong đàn có một con voi đực hết sức hung dữ, không ai có thể thuần phục được, bao nhiêu tướng lĩnh giỏi cũng phải lắc đầu bó tay. Một người quản tượng ở xa tới xin đảm nhiệm công việc này.
Ngày đầu, ông cho dân bản chặn tất cả dòng suối xung quanh vùng voi sinh sống, vài ba ngày sau voi khát không có nước uống, ông cho đổ rượu vào các hốc đá, voi lần đến đấy uống để thay nước. Năm ngày, mười ngày lâu dần voi thành quen với rượu và người quản tượng. Ông có thể đặt bành lên lưng voi và điều khiển theo mệnh lệnh – từ đó dân bản đặt tên là “voi rượu”. Ngày xuất trận, “voi rượu” hùng dũng đi đầu xông trận dày xéo quân giặc chết như ngả rạ. Thắng trận, nhà vua phong cho “voi rượu” là voi Quận công và mở tiệc linh đình thiết đãi các tướng sĩ. “Voi rượu” thỏa sức, uống hết nậm rượu này đến nâm rượu khác, cho đến khi say quá và tắt thở chết. Lạ thay, voi chết mà vẫn đứng sừng sững oai phong như lúc xung trận. Đêm đó, trời đổ mưa to, sấm chớp, gió rít ào ào như sự tiếc thương của dân bản dành cho “voi rượu”. Sáng ra mọi người ngỡ ngàng thấy cả voi và nậm rượu hóa đá như núi Pác Tạ bây giờ.
Ngày nay, núi Pác Tạ là điểm du lịch hấp dẫn cho du khách, có thể du thuyền trên lòng hồ tham quan công trình thủy điện, vào đền thắp hương cầu nguyện hay trải nghiệm du lich sinh thái nhiều ngày trong những cánh rừng nguyên sinh. Tất cả những điều đó tạo nên sức hấp dẫn mãnh liệt cho sự quyến rũ của vùng núi Pác Tạ.
Hà Giang Mảnh đất ai đến cũng yêu
Bất cứ ai có dịp được tới Hà Giang đều bị mảnh đất này mê hoặc bởi vẻ đẹp vừa hoang sơ, hùng vĩ vừa thơ mộng và cách sống giản dị, chất phác của con người nơi đây.
Video đang HOT
Từ thành phố Hà Giang, vượt qua đoạn đường hơn 100km đường đèo, một bên là vực sâu thăm thẳm, một bên là núi đá dựng đứng lởm chởm đá tai mèo với những khúc cua nguy hiểm Cao nguyên đá Đồng Văn - Nơi được mệnh danh là "Thiên đường xám" dần dần hiện ra một cách hùng vĩ và hoang sơ.
Trải rộng qua 4 huyện Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc và Đồng Văn của tỉnh Hà Giang, Cao nguyên đá Đồng Văn là một trong những vùng đá vôi đặc biệt, chứa đựng những dấu ấn tiêu biểu về lịch sử phát triển vỏ Trái đất, những hiện tượng tự nhiên, cảnh quan đặc sắc về thẩm mỹ, tính đa dạng sinh học cao và truyền thống văn hóa lâu đời của cộng đồng cư dân bản địa. Cung đường này được gọi là con đường Hạnh Phúc, nó gắn liền với sự quả cảm của các thanh niên trai tráng đã cống hiến công sức, tuổi trẻ của, thậm chí là cả xương máu của mình để tạo ra được một con đường tuyệt đẹp và dễ đi. Cung đường có độ dài 200km chạy xuyên qua cao nguyên đá Đồng Văn, đèo Mã Pì Lèng và hướng tới Mèo Vạc
Những con đường ngoằn nghoèo xuyên qua những dãy núi trùng điệp trên cao nguyên đá
Đá dựng thành những hàng rào vững chắc, uốn lượn bao quanh ngôi nhà nhỏ, nương ngô, luống rau. Người ta nói rằng, hàng rào đá, thể hiện sự chu đáo, vững chãi của người đàn ông trong nhà. Từng viên đá thô ráp, sắc nhọn được người đàn ông lựa chọn, tỉ mẩn xếp sắp. Không cần xi măng hay vôi cát gì, hàng rào đá của mỗi nhà đều có sự chắc chắn và độc đáo riêng.
Trên mảnh đất "sống trong đá, chết vùi trong đá", xung quanh một màu xám ngắt của đá, người Mông vẫn ngày ngày chăm chỉ, cần mẫn tìm sự sống trong cái khắc nghiệt của thiên nhiên. Những nương lúa, nương ngô... mọc lên lấn át màu xám của đá
Giữa bức tranh kỳ vĩ, sừng sững, uy nghiêm của đại ngàn cao nguyên, dòng sông Nho Quế xanh ngắt như tô điểm thêm cho bức tranh hùng vĩ ấy
Cao nguyên đá Đồng Văn đẹp nhất có lẽ là vào mùa xuân, khi khắp nơi được phủ một màu vàng rực của hoa cải, những mái nhà rêu phong được điểm thêm những cánh hoa đào đỏ thắm, những bông hoa mận trắng tinh khôi
Hà Kim - Photo: Phạm An
Theo congly.vn
10 trải nghiệm du lịch mạo hiểm không phải ai cũng dám thử Đi bộ trên cầu kính nằm giữa những vách đá cao sừng sững là trải nghiệm du lịch mạo hiểm không dành cho người yếu tim. Đi bộ trên cầu kính nẵm giữa những vách đá cao sừng sững, vào thăm nhà thờ đầy những bộ xương người hay lặn biển cho cá mập ăn là những trải nghiệm du lịch mạo hiểm...