Pác Rằng – vẻ đẹp bình yên nơi miền biên cương
Bản Pác Rằng, thuộc xã Phúc Sen, nằm ven Quốc lộ 3, thành phố Cao Bằng đi Cửa khẩu quốc gia Tà Lùng.
Phía trước bản Pác Rằng là cánh đồng nhỏ hướng ra Quốc lộ, sau lưng là những ngọn núi đá hùng vĩ với những cánh rừng nguyên sinh tạo nên cảnh quan thanh bình, xanh mát. Đây là nơi cư trú của 51 hộ gia đình dân tộc Nùng An, với khoảng hơn 250 nhân khẩu.
Ngay khi tới đầu bản, du khách đã có thể nghe thấy tiếng quai búa nhịp nhàng, bởi hiện nay, phần lớn các hộ gia đình nơi đây vẫn còn duy trì nghề rèn truyền thống.
Bản Pác Rằng, thuộc xã Phúc Sen, tỉnh Cao Bằng. Phía trước bản là cánh đồng nhỏ, sau lưng là những ngọn núi đá hùng vĩ với những cánh rừng nguyên sinh xanh mát.
Điều dễ nhận thấy nhất khi tới bản Pác Rằng là các hộ gia đình vẫn lưu giữ được kiểu kiến trúc nhà sàn gỗ truyền thống kết cấu 2 tầng. Tầng một là chuồng trại gia súc, công trình vệ sinh, phía bên là lò rèn.
Tầng 2 là không gian sinh hoạt cho các thành viên trong gia đình, gồm: Các phòng ngủ, gian tiếp khách và bếp được bố trí khoa học và hợp vệ sinh. Tầng lửng được dùng làm kho chứa nông sản.
Video đang HOT
Tại Pác Rằng vẫn lưu giữ được kiểu kiến trúc nhà sàn gỗ truyền thống kết cấu 2 tầng.
Không gian sinh hoạt cho các thành viên trong gia đình được đặt ở tầng 2. Tầng lửng được dùng làm kho chứa nông sản.
Bà con trong bản vẫn duy trì những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc mình. Những người phụ nữ trong bản tự tay dệt và nhuộm vải để may thành trang phục, những người đàn ông trai tráng vẫn cặm cụi bên lò lửa duy trì nghề rèn truyền thống.
Những người phụ nữ vẫn mặc trang phục truyền thống do mình tự dệt và nhuộm.
Những người đàn ông vẫn miệt mài bên lò rèn truyền thống.
Đến đây, du khách sẽ cảm nhận được sự hiền lành, thân thiện và cần cù lao động của người dân địa phương, đặc biệt là những người cao tuổi trong bản. Du khách cũng có thể ở lại trong bản, cùng lao động ngoài cánh đồng, cùng nấu nướng và chứng kiến những tập quán sinh hoạt thường nhật của người dân.
Pác Rằng là một trong số những điểm du lịch cộng đồng đã và đang được đưa vào vận hành khai thác hiệu quả, thu hút được nhiều khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm tại tỉnh Cao Bằng.
Những năm qua, tỉnh Cao Bằng đẩy mạnh sưu tầm, nghiên cứu, giới thiệu văn hóa dân gian; khôi phục và nâng cao giá trị các lễ hội đặc sắc; mở lớp bồi dưỡng về dân ca, dân vũ truyền thống…
Công tác xúc tiến quảng bá du lịch được đẩy mạnh với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Ngoài ra, tỉnh cũng nghiên cứu, khảo sát tiềm năng du lịch, lựa chọn xây dựng các sản phẩm đặc trưng cho từng vùng đồng bào dân tộc thiểu số; hằng năm, mời các nghệ nhân tham gia hoạt động giới thiệu sản phẩm tại các sự kiện, chương trình quảng bá, hội chợ xúc tiến du lịch trong vùng và quốc gia.
Đặc biệt, dự án tuyến đường bộ cao tốc Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) – Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng) dự kiến sẽ khởi công trong quý II-2022 sẽ mở ra cơ hội lớn cho sự phát triển của tỉnh trong thời gian tới. Cùng với các giải pháp đồng bộ và sự quyết tâm, nỗ lực của các cấp, các ngành và cộng đồng, chú trọng đẩy mạnh việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, các sản phẩm nghề truyền thống đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch.
Thông qua phát triển du lịch cộng đồng tạo dựng thương hiệu du lịch Cao Bằng với các dịch vụ, sản phẩm du lịch ngày càng chuyên nghiệp, chất lượng, đặc trưng riêng biệt, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, tạo sinh kế bền vững cho người dân…
Vẻ đẹp hoang sơ thác Bồ Gè, Thừa Thiên Huế
Giữa vách núi đá, chốn rừng hoang vắng thác Bồ Gè hiện ra hoang sơ, bình yên và thơ mộng đủ để làm cho con người ta quên đi mọi vất vả, lo toan giữa đời thường.
Từ thành phố Huế đi về trên tuyến QL 1A, đối diện với trụ sở UBND xã Lộc Tiến (Phú Lộc) rẽ vào chừng 3km sẽ bắt gặp thác Bồ Gè.
Con đường vào thác nhiều chỗ quanh co uốn lượn, bên trái là vách núi đá cao vút đan chẻ lởm chởm tạo nên một chút mạo hiểm khiến không gian trở nên hoang dã, heo hút. Cảm giác đang lẫn lộn thì thác Bồ Gè hiện ra trước mắt; một thác nước với vẻ đẹp hoang sơ dài tầm 500m, nằm giữa một thung lũng màu xanh của núi rừng bao phủ với từng tảng đá to nhỏ đang xen vào nhau hoà cùng làn nước trong xanh.
Thác Bồ Gè được thiên nhiên ưu đãi với làn nước xanh trong mát lạnh, đứng từ trên cao nhìn xuống ta sẽ dễ dàng nhìn thấy từng viên đá nhỏ bên dưới tạo nên sự lầm tưởng của nhiều người là thác cạn, nhưng thực tế điểm sâu nhất của thác cũng gần 4m, đủ cho những du khách thích cảm giác mạnh khi nhảy từ trên cao xuống. Thác là cả một dãy dài nhưng điểm nhấn tạo nên vẻ đẹp của thác chính là 2 hồ lớn giữa lòng thác, mỗi hồ rộng khoảng 400m2. Trải dọc thác là 7 quán ăn uống được lợp bằng lá cây rừng, móng nền bằng gỗ được thiết kế theo kiểu nhà sàn.
Các món ăn được phục vụ ở đây cũng đơn giản và gần gũi như cá trê, ếch, gà, kỳ nhông; một vài dịch vụ thiết yếu khác như cho thuê áo quần tắm, áo phao, phao bơi... Du khách khi đến đây có thể tắm ở các hồ bên dưới hoặc ngược lên đầu nguồn, thoả thích tìm hiểu thiên nhiên và tự do ngâm mình trong dòng nước mát để tận hưởng cảm giác thư thái, thoải mái, dễ chịu.
Thác Bồ Gè đón khách tấp nập vào những ngày hè, nhất là các gia đình. Chưa thu phí dịch vụ, chưa có sự can thiệp của con người nên hàng chục năm qua, thác Bồ Gè vẫn giữ được dáng vẻ hoang sơ, thơ mộng của riêng mình
Ngắm những hòn đảo 'đẹp hơn chốn thiên đường' ở Hy Lạp Từ lâu, Hy Lạp đã luôn là một trong những điểm du lịch nổi tiếng hàng đầu ở châu Âu. Với hơn 200 hòn đảo có người ở thì quốc gia này còn nhiều điều để khám phá hơn Santorini hay Mykonos Nước này đang đầu tư vào các địa điểm xa hơn, bao gồm Syros, Amorgos và Milos, như một phần của...