PABJE – “kẻ thay thế” PUBG Mobile tại Ấn Độ hứng làn sóng “vote” 1 sao kèm vô số chê bai thậm tệ
PABJE (Player and BattleJung Ends) được phát triển bởi Dipak Kattikar là sản phẩm được game thủ ở quốc gia đông dân thứ 2 thế giới chọn sau biến cố với PUBG Mobile.
Hôm 2/9 vừa qua, Bộ Điện tử và Công nghệ Thông tin Ấn Độ chính thức áp dụng lệnh cấm 118 ứng dụng của Trung Quốc. Nguyên nhân được cho là những ứng dụng này có hành vi thu thập dữ liệu người dùng trái phép và ảnh hưởng đến an toàn an ninh quốc gia. Điều đáng chú ý là trong số 118 ứng dụng bị cấm lần có tựa game PUBG Mobile đình đám – một trong những game di động “quốc dân” tại Ấn Độ. Với lệnh cấm này, cộng đồng eSports PUBG Mobile với quy mô hàng chục triệu người này có thể sẽ tàn lụi. Điều này ảnh hưởng tương đối nặng nề vào tham vọng game eSports toàn cầu của chính PUBG Mobile, một trong những cam kết của Tencent.
PABJE (Player and BattleJung Ends) được phát triển bởi Dipak Kattikar, một lập trình viên người Ấn Độ
Ngay sau khi lệnh cấm PUBG Mobile ở Ấn Độ được triển khai, game thủ đam mê trò chơi Battle Royale quốc gia này vô cùng thất vọng. Rất nhiều những đề nghị mong PUBG Corp ngưng hợp tác với Tencent để giành lấy quyền điều hành PUBG Mobile tại Ấn Độ, nhưng điều đáng tiếc đó là hành trình để đưa tựa game “quốc dân” này trở lại vẫn là khá mong manh. Vậy là không ít người chuyển hướng sang các dự án game khác cùng thể loại, phong cách mà PABJE (Player and BattleJung Ends) được phát triển bởi Dipak Kattikar, một lập trình viên người Ấn Độ là cái tên đáng để nói.
Video đang HOT
Ngay sau khi PUBG Mobile bị cấm, game thủ Ấn Độ đã thử chơi PABJE.
Thế nhưng sau khi đã nhận hơn 100 nghìn lượt tải (tính trên Google Play) nhưng PABJE lại nhận về vô số lời đàm tiếu, chê bai có phần gay gắt từ chính game thủ Ấn Độ. Minh Chứng rõ nhất là lượng bão vote 1 sao được họ gửi tới bên dưới phần đánh giá ứng dụng. “Game rác”, nhận định của không ít người khi đưa ra bình luận kèm đánh giá. Rõ ràng, sự thất vọng là điều mà ai cũng có thể thấy rõ nếu so sánh giữa siêu phẩm PUBG Mobile với một dự án game còn khá vô danh, được phát triển với đội ngũ hạn chế.
Số lượng đánh giá 1 Sao dành cho PABJE vẫn không ngừng tăng.
Số lượng đánh giá 1 Sao dành cho PABJE còn có thời điểm vượt khá xa đánh giá 5 sao dẫu cũng có một số lời động viên. Tất nhiên, trên các chợ ứng dụng vẫn tồn tại một số game cùng thể loại với PUBG Mobile khác để họ lựa chọn như Free Fire chẳng hạn. Nhưng có lẽ chính vì cái tên đầy đủ của PABJE “na ná” PUBG nên đó cũng có thể là động lực cho những game thủ tò mò trải nghiệm, để rồi sau đó cũng chính họ quay sang “ném đá” nó.
Người mẹ mất con đau đớn đổ lỗi cho PUBG Mobile đã cướp đi mạng sống của con trai mình
Mới đây, một người mẹ vừa mất đi người con của mình đã lên tiếng đổ lỗi cho PUBG Mobile đã gián tiếp cướp đi sinh mạng của con trai mình.
Vừa qua, chính phủ Ấn Độ đã quyết định cấm PUBG Mobile cùng 118 ứng dụng của Trung Quốc tại quốc gia tỷ dân này. Lệnh cấm này có tác động không hề nhỏ tới game thủ tại Ấn Độ khi lượng người chơi PUBG Mobile tại đất nước đông dân này là cực kỳ lớn. PUBG Mobile cùng Free Fire là hai tựa game bắn súng sinh tồn có thị phần game thủ "khổng lồ" ở Ấn Độ.
Không chỉ tác động tới doanh thu của PUBG Mobile tại thị trường này, việc cấm tựa game này tại Ấn Độ đã tạo nên các vấn đề liên quan đến tâm lý của người chơi. Buồn bã, hụt hẫng... chính là những cảm xúc mà nhiều game thủ PUBG Mobile tại Ấn Độ đang cảm thấy. Việc PUBG Mobile bị gỡ khỏi những kho ứng dụng chính thức làm cho không ít người chơi cảm thấy khó chịu.
Tuy nhiên, không ai có thể ngờ rằng lệnh cấm này lại có thể gây ra cái chết của một sinh viên CNTT 21 tuổi tên là Pritam Halder ở quận Nadia của Tây Bengal. Xác của Pritam Halder được gia đình tìm thấy treo trên trần nhà vào sáng thứ Sáu. Mẹ anh, Ratna, đang cố gọi anh đi ăn trưa nhưng phòng của anh đã bị khóa từ bên trong.
Cố gắng gọi và đập cửa liên tục nhưng không có phản hồi. Người mẹ gọi hàng xóm đến giúp phá cửa và những gì họ nhìn thấy là nạn nhân đang treo trên chiếc quạt trần. "Khi tôi đến gọi cháu đi ăn trưa, phòng cháu đã bị khóa từ bên trong. Sau nhiều lần đập mạnh khi cháu không mở cửa, tôi đã gọi điện cho hàng xóm. Họ xông vào phòng và phát hiện cháu đang treo trên quạt trần", người mẹ kể.
Người mẹ đau đớn tin rằng lý do khiến cho con trai mình tự tử là do lệnh cấm PUBG Mobile tại Ấn Độ làm cho Pritam Halder không thể tiếp tục chơi game. "Nó hay chơi game vào ban đêm. Tôi tin rằng nó đã chết vì tự tử do không thể chơi PUBG Mobile", người mẹ nói. Cảnh sát cũng đã nói chuyện với các thành viên trong gia đình nạn nhân và có chung nhận định khi không thể tìm ra được nguyên nhân và lý do nào khác. Cha của Pritam Halder là một quân nhân đã nghỉ hưu và mẹ của nạn nhân ở nhà nội trợ. Đây thực sự là một mất mát vô cùng lớn đối với gia đình của Pritam Halder cũng như cộng đồng game thủ Ấn Độ.
Cách đây không lâu, Ấn Độ ghi nhận một vụ án nghiêm trọng liên quan đến PUBG Mobile. Một người đàn ông bị ba người bạn của mình lao vào hành hung đến tử vong với một thanh gỗ, với nguyên nhân ban đầu được cho là từ một xích mích nhỏ, do nạn nhân nhắc đồng đội của mình nói nhỏ trong game. Trước đó, tựa game lắm điều tiếng này cũng dính phốt khi gián tiếp cướp đi sinh mạng của game thủ trẻ, một sinh viên đại học có tuổi đời mới chỉ tròn 20. Vụ việc đau lòng này xảy ra do nạn nhân có mâu thuẫn với chính người cha của mình.
Ấn Độ tuyên bố cần gì PUBG khi đã có FAU-G, trò chơi đẹp tới mức khiến game thủ quên hết PUBG Mobile Có vẻ như, game thủ Ấn Độ sắp được tận hưởng một tựa game sinh tồn mới đẹp hơn phiên bản PUBG Mobile nhiều lần. Sự kiện PUBG Mobile bị cấm tại thị trường Ấn Độ giống như một đòn giáng mạnh vào mong muốn thống trị làng game sinh tồn mobile của Tencent. Đồng thời cũng khiến cho nhiều game thủ Ấn...