P5+1, Iran tiến gần thỏa thuận khung
Nhóm P5 1 (Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức) và Iran đang tiến gần một thỏa thuận khung về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Tehran khi thời hạn chót (cuối tháng 3) sắp qua.
Mỹ trợ giúp tình báo cho lực lượng chống IS do Iran hậu thuẫn
Tạm hoãn đàm phán hạt nhân Iran
Mỹ trợ giúp tình báo cho lực lượng chống IS do Iran hậu thuẫn
Theo hãng tin Reuters, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Iran Mohammad Javad Zarif đã gặp nhau ở TP Lausanne – Thụy Sĩ trong những ngày qua để nỗ lực tìm tiếng nói chung về thỏa thuận nói trên.
Ngoại trưởng của các nước còn lại thuộc nhóm P5 1 dự kiến tham gia cuộc thương thảo trong ngày 29-3. Giới chức phương Tây và Iran cho biết một số chi tiết quan trọng của thỏa thuận khung vẫn còn được bàn thảo. Nếu đàm phán diễn ra suôn sẻ, nội dung của văn kiện dài 2-3 trang này dự kiến được công bố.
Video đang HOT
Phái đoàn Mỹ (trái) và Iran tại cuộc đàm phán hạt nhân ở TP Lausanne – Thụy Sĩ hôm 27-3 Ảnh: REUTERS
Việc nhất trí về văn kiện nói trên sẽ mở đường cho Iran và P5 1 tiếp tục thương thảo về một thỏa thuận toàn diện mà hai bên đặt mục tiêu đạt được trước ngày 30-6.
Những vấn đề chính được đem ra bàn bạc là Iran được phép vận hành loại máy ly tâm làm giàu uranium nào và với số lượng bao nhiêu cũng như có thể tiến hành hoạt động nghiên cứu, phát triển hạt nhân nào. Quan trọng không kém là vấn đề dỡ bỏ lệnh trừng phạt mà phương Tây đang áp đặt đối với Tehran và thời hạn của thỏa thuận toàn diện.
Phạm Nghĩa
Theo_Người lao động
Mỹ muốn gì ở Ukraina?
"Mỹ không cần quan tâm tới hòa bình. Cái mà người Mỹ muốn là sử dụng chiến tranh ở Ukraina để gây trở ngại cho đối thủ địa chính trị, hòng kiềm chế Nga tập trung tiềm lực"...
... Đó là nhận định của George Friedman, một trong những nhà tư tưởng chiến lược nổi tiếng của Mỹ, khi nói về quan điểm của chính quyền Washington với vấn đề Ukraina.
Ngày 11/3, Mỹ thông báo một khoản viện trợ bổ sung hơn 75 triệu USD cộng với hơn 200 chiếc xe bọc thép Humvees để giúp Chính phủ Ukraina chiến đấu chống lại những phần tử đòi ly khai ở miền Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tại cuộc họp báo chung tại Lầu Năm Góc với Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon, nói: "Chương trình này sẽ nâng tổng số viện trợ an ninh của Mỹ dành cho Ukraina lên tới mức gần 200 triệu USD, và những ngân khoản mới sẽ được dùng cho máy bay không người lái để cải thiện hoạt động trinh sát". Ngân khoản viện trợ mới của Mỹ cũng sẽ cung cấp cho Ukraina nhiều loại máy truyền tin, radar chống súng cối, xe cứu thương và phẩm vật y tế... Toàn bộ số lượng thiết bị quân sự trên sẽ được chuyển tới Ukraina trong những tuần tới. Đợt viện trợ này không bao gồm các vũ khí như tên lửa chống tăng cầm tay, theo yêu cầu của Kiev.
Lý do mà Mỹ đưa ra nhằm biện minh cho việc làm trên là dù Nhà Trắng không theo đuổi một giải pháp quân sự đối với cuộc khủng hoảng Ukraina, nhưng chính quyền Kiev có quyền tự vệ!(?).
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (phải) gặp Tổng thống Ukraina Petro Poreshenko tại Kiev ngày 5/2/2015
Một bản báo cáo độc lập được nhiều nhóm nghiên cứu Mỹ công bố đầu tháng 2/2015, kêu gọi Mỹ cung cấp vũ khí cho Ukraina, trực tiếp hỗ trợ cho quân đội nước này với những phương tiện quan trọng hơn so với những gì đã được thực hiện tới nay kể cả việc cung cấp vũ khí sát thương. Báo cáo nói trên nêu lên khả năng viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraina có thể lên tới 3 tỉ USD. Cũng bản báo cáo này ghi nhận quân đội Ukraina đang thiếu một cách nghiêm trọng các phương tiện tối tân, từ radar chống pháo tới máy bay không người lái, từ các phương tiện gây nhiễu sóng của đối phương tới tên lửa chống xe thiết giáp. Trước mắt, các nhà quan sát cho rằng, Washington đang nghiên cứu khả năng cấp tên lửa chống tăng Javelin cho Kiev. Đây là một lại vũ khí lợi hại, đã từng được sử dụng trong thời kỳ chiến tranh Iraq hồi năm 2003, để đối phó với loại xe tăng T-72 của Nga.
Vẫn theo báo cáo nói trên, Mỹ cũng cần cung cấp hệ thống radar cho quân đội Ukraina để định vị các giàn phóng rocket Grad hiện đang được quân nổi dậy sử dụng rộng rãi. Ngoài ra, quân đội Ukraina cũng rất cần được trang bị máy bay không người lái hay các loại xe tải hiện đại. Đối với Mỹ, quyết định cấp vũ khí sát thương cho Ukraina hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ Mỹ - Nga. Còn đối với bản thân Ukraina, cho dù có thuyết phục được Washington đi chăng nữa, có được trang thiết bị quân sự hiện đại là một chuyện, đào tạo nhân sự để sử dụng được những trang thiết bị đó lại là một chuyện khác. Điều đó đòi hỏi thêm thời gian.
Thỏa thuận ngừng bắn Minsk 2, được ký kết giữa tháng 2/2015, sau nhiều nỗ lực môi giới ngoại giao của Pháp, Đức và Nga, được đánh giá về cơ bản đã được tôn trọng. Ngày 9/3, Tổng thống Ukraina Petro Poroshenko tuyên bố Ukraina đã rút phần lớn vũ khí hạng nặng khỏi đường giới tuyến. Ông cũng xác nhận lực lượng đòi độc lập ở miền Đông cũng đã rút phần lớn vũ khí hạng nặng.
Chứng kiến công lao của mình sắp bị Mỹ phá hủy, các nước châu Âu như Đức và Pháp, đã lên tiếng phản đối việc Mỹ trang bị vũ khí cho Ukraina, vì sợ leo thang quân sự vượt khỏi tầm kiểm soát. Thủ tướng Pháp Manuel Valls ngày 12/3 nhắc lại điều này trong một cuộc trả lời phỏng vấn nhật báo Ba Lan Gazeta Wyborcza. Ngoại trưởng Đức Steinmeier cùng ngày đã lên tiếng cảnh báo về mối đe dọa của việc cung cấp vũ khí cho quân đội Chính phủ Ukraina trong cuộc xung đột ở miền Đông nước này. Phát biểu tại Washington DC nhân chuyến thăm Mỹ kéo dài 3 ngày, ông Steinmeier cho rằng, việc cung cấp vũ khí cho quân đội Chính phủ Ukraina sẽ càng làm cho xung đột giữa các bên tại Ukraina leo thang và khiến cuộc khủng hoảng tại quốc gia Đông Âu này không thể kiểm soát. Thủ tướng Đức thì cố tìm cách duy trì một sự cân bằng trong quan hệ hết sức nhạy cảm với Nga: bà Angela Merkel một mặt từ chối lời mời của Tổng thống Nga Putin tham dự lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng phát xít Đức tại Moskva ngày 9/5, để thể hiện sự đoàn kết với chính quyền Kiev, nhưng mặt khác Thủ tướng Đức cũng đề nghị được đến đặt hoa tưởng niệm tại ngôi mộ người lính vô danh tại thủ đô nước Nga vào ngày 10/5. Đề nghị đã được Tổng thống Nga chấp thuận.
Phía Nga cũng lên tiếng tố cáo quyết định cung cấp vũ khí của Mỹ cho Ukraina và cho đó là chiêu bài viện trợ vũ khí "trá hình". Frants Klintsevich, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng thuộc Duma Quốc gia Nga cho rằng, các loại xe chuyên dụng mà Mỹ coi là vũ khí không sát thương có thể được nâng cấp bất cứ lúc nào và trở thành phương tiện chiến tranh cho quân đội Ukraina sử dụng để làm hoa tiêu cho pháo binh. Phó chủ tịch thứ nhất Ủy ban Thượng viện Nga về các vấn đề quốc tế Vladimir Dzavbarov lưu ý, hành động cung cấp kỹ thuật quân sự của Mỹ cho Ukraina sẽ làm leo thang cuộc xung đột và làm căng thẳng thêm tình hình tại miền Đông Ukraina. Ông bày tỏ hy vọng Mỹ sẽ có những quyết định sáng suốt hơn, nhằm giúp nghiêm chỉnh thực thi thỏa thuận Minsk. Đại diện của Nga tại NATO, Grushko tuyên bố việc cung cấp vũ khí cho Kiev là đi ngược lại thỏa thuận Minsk và tạo ra một ảo tưởng có thể giải quyết xung đột bằng biện pháp quân sự.
Gần đây, Mỹ đã công bố bản báo cáo "Bảo vệ độc lập của Ukraina, chống sự xâm lăng của Nga". Ý nghĩa tài liệu của Mỹ là nên khởi động ở Ukraina một cuộc chiến tranh chống Nga bằng bàn tay người khác. Và để làm điều đó thì phải viện trợ vũ khí cho Ukraina. Ngày 6/2/2015, Nhà Trắng đã đưa ra Chiến lược an ninh quốc gia 2015, trong đó có mục sử dụng vũ lực trên toàn thế giới vì lợi ích của Mỹ, nếu cần thiết có thể sử dụng đơn phương. Ngày 7/2/2015, chỉ huy quân sự NATO Philip Breedlove nói rằng, các nước phương Tây không nên loại trừ giải pháp quân sự khi giải quyết xung đột ở Ukraina.
Kinh nghiệm chính sách đối ngoại của Mỹ yêu cầu tiếp tục phát triển thị trường thế giới đa trung tâm của các xung đột quân sự. Có một nước Ukraina chống Nga thật thích hợp để tiến hành chiến tranh. Mỹ đang hy vọng cuộc chiến ở Ukraina sẽ tiếp tục. Còn chính quyền Kiev - bên tồn tại nhờ dựa vào Washington trong tình hình đồng tiền quốc gia ngày càng mất giá, chấp nhận trả những khoản nợ chính trị bằng máu của người dân Ukraina. Nhà báo Ba Lan Jakub Koreyba đã viết về điều này trên trang web Hãng tin RIA Novosti. Giờ chỉ có Washington nắm trong tay những công cụ chính trị và kỹ thuật có sức ảnh hưởng đến nhà cầm quyền Ukraina, có thể "buộc Kiev tiến tới hòa bình". Nhưng vấn đề ở chỗ, việc nội chiến tiếp tục ở Ukraina hoàn toàn phù hợp với chiến lược của Mỹ về tăng cường quyền bá chủ trên thế giới. "Mỹ không hề cần những chiến thắng. Cái mà người Mỹ muốn là sử dụng chiến tranh để gây trở ngại cho đối thủ địa chính trị, hòng kiềm chế họ tập trung tiềm lực" - George Friedman, một trong những nhà tư tưởng chiến lược nổi bật của Mỹ nói.
10 năm qua, Washington thận trọng theo dõi Nga phục hồi kinh tế và thực hiện chính sách đối ngoại ngày càng "quyết đoán", hay đúng hơn là ngày càng độc lập. Các nhà chiến lược của Bộ Ngoại giao Mỹ và CIA chợt nhận ra "không thể tiếp tục như vậy": Nga phải bị vô hiệu hóa khỏi vai trò một trung tâm độc lập trong các quan hệ quốc tế. Để phục vụ mục tiêu này, không có gì hay bằng cuộc chiến trực tiếp trên biên giới Nga, dòng người tị nạn, thảm họa nhân đạo và sự bế tắc kinh tế của một đối tác thương mại quan trọng.
Bằng nỗ lực đặc biệt và chi phí lớn về tài chính, Mỹ đã lần lượt đặt những nhân vật hiếu chiến vào ghế chỉ huy, thủ tướng, tổng thống. Cuộc chiến "nhỏ" cách xa biên giới Mỹ càng kéo dài và đẫm máu, càng có nhiều nguồn lực lớn của Nga bị sao nhãng khỏi các hoạt động chính trị thế giới. Các chính trị gia Nga cho rằng, cuộc chiến ở Ukraina khó sớm chấm dứt. Đã từ lâu, mấu chốt của vấn đề không chỉ còn là qui chế của các khu vực trong nước. Đất nước Ukraina và nhà cầm quyền Kiev đã trở thành con tin trong ván cờ toàn cầu khốc liệt, nơi Washington sẵn sàng đem "thí các quân tốt Đông Âu" một cách không thương tiếc cho chiến thắng chiến lược trước Moskva.
Theo S.Phương (tổng hợp)
PetroTimes
Các nghị sĩ Mỹ kêu gọi chiến lược ngăn chặn Trung Quốc bồi đắp ở Biển Đông Các nghị sĩ hàng đầu của Mỹ ngày 19/3 đã bày tỏ lo ngại về quy mô và tốc độ cải tạo đất của Trung Quốc ở Biển Đông, nhấn mạnh rằng một chiến lược chính thức của Mỹ là cần thiết nhằm giảm tốc hoặc chấm dứt các hành động của Bắc Kinh. Thượng nghị sĩ John McCain, một trong những ký...