“Ôtô về làng” và những chuyện “cười ra nước mắt”
Ở các vùng nông thôn ngày nay đã văn minh hơn rất nhiều, tuy nhiên, một vài câu chuyện “lái xe về làng” dở khóc, dở cười dưới đây vẫn là kinh nghiệm đáng quý cho bạn.
Dù muốn hay không thì đôi lúc chúng ta cũng phải đi vào đường làng. Đường thường chật hẹp, khi lái xe vào làng điều đầu tiên là cần hỏi xem xe cùng cỡ với mình đã có ai vào chưa? Có chỗ quay đầu không?
Hỏi kỹ đường sá xem xe ô tô có vào được hay không (Ảnh minh họa)
Anh Nguyễn Văn Vinh (Lái xe lâu năm cho một cơ quan tại Hà Nội) cho biết: “Tưởng đơn giản nhưng lái xe về làng lại là cả vấn đề lớn. Có khách đi xe hơi về quê thì cả họ mừng, ai cũng muốn đỗ xe vào tận cổng nhà mình. Tôi đã cẩn thận hỏi trước là xe có vào được không và có quay đầu được không thì ai cũng bảo vào được. Vào được rồi thì tìm mãi không thấy chỗ quay đầu. Lúc về mất cả nửa tiếng mới ra được khỏi đường làng dài gần 2 cây số vì cứ phải lùi, phải căn chỉnh từng tí. Đúng là kỉ niệm nhớ đời”.
Cũng là một lái xe lâu năm, anh Hoạt cho hay: “Mình cũng đã gặp một vụ lái xe vào làng mà lúc ra đi khảo sát hết mà không thấy chỗ quay đầu. Nếu cứ thế lùi xe ra thì xa quá nên đành mua cả một vườn khoai lang trong xóm, phá rào để quay đầu. Khổ cái là lúc đầu ai cũng bảo có chỗ quay đầu, đến khi họ chỉ cho mình thì chỗ đó chỉ vừa một cái xe công nông 3 bánh”.
Do vậy, theo anh Vinh, lái xe vào làng, ngoài việc cần hỏi kĩ có chỗ quay đầu còn phải biết hỏi ai là chính xác nhất. Tốt nhất là nên hỏi lái xe địa phương trước khi đưa xe vào làng. Không phải người nông thôn không thật thà, đôi khi sự hãnh diện và sự nhiệt tình của họ lại làm khó cho mình.
Video đang HOT
Nhiều xe vào đường làng mà không ra được (Ảnh minh họa)
Đó là chuyện chỉ chỗ quay đầu. Chuyện nhờ người làng xi-nhan thì cũng phải rất cẩn trọng. Anh Nguyễn Văn Tuân (Lái xe taxi hãng Mỹ Đình, quê ở Thanh Hoá) kể: “Có lần về quê, lùi xe ra nhờ ông anh họ xi-nhan. Tầm nhìn khuất, thấy ông anh hướng dẫn thế nào thì mình lùi theo thế. Kết quả là bánh sau rơi trọn xuống cống, phải huy động gần chục người khiêng xe lên. Có thế người xi-nhan không biết lái nên xi-nhan không chuẩn”.
Anh Tuân cho biết thêm, ở vùng quê văn minh thì không sao, nhiều chỗ hẻo lánh trẻ nhỏ thấy ôtô lạ mắt, tò mò có khi chạy ra sờ mó, lấy cành cây, viên gạnh vẽ lên cửa xe. Thậm chí trèo lên kính chắn gió chơi cầu trượt. Do đó, khi về quê, tốt nhất là nên để mắt đến xe, nếu có việc thì phải nhờ người trông để khỏi gặp những rắc rối không đáng có.
Một điều nữa là hãy cẩn thận với các nắp cống, nắp rãnh thoát nước. Ở quê “xi măng không cốt thép” phổ biến, mép ruộng cũng vậy. Nên tránh xa nếu không muốn cho xe bị sa lầy.
Lái xe về làng còn phải đối mặt với súc vật. Anh Tâm – một lái xe khác chia sẻ: “Với vật nuôi ở quê, “chó tránh đầu, trâu bò tránh đít” thì biết rồi, nhưng gặp đàn gà, ngan, vịt thì đỗ hẳn lại mà đuổi nó đi qua đã, kẻo vừa bị ăn mấy cái bạt tai vừa phải đền cả đàn…”
Lưu ý khi lái xe qua những con đường phơi đầy rơm rạ (Ảnh minh họa)
Nhiều bác tài có kinh nghiệm còn cho hay: “Đi về quê vào đúng mùa gặt cần hết sức chú ý đến rơm rạ phơi trên đường. Xe con thường là gầm thấp, cổ ống xả lại rất nóng, chỉ cần mắc rơm ở khu vực cổ ống xả là nguy cơ cháy rất cao. Không những thế, có những ụ rơm, nếu xe không qua được, chỉ cần cố ga tiến, lùi, một hai đỏ là đã có thể làm cháy rơm rồi”.
Chính vì vậy, khi gặp rơm cần cảnh giác, kể cả khi đã đi qua đoạn có rơm cũng nên đỗ lại để kiểm tra dưới gầm xem có mắc rơm không. Chỉ một chú ý đơn giản đó nhưng là không bao giờ thừa.
Còn có nhiều chuyện dở khóc dở cười khác mà nhiều lái xe gặp phải khi lái xe về làng, hẳn bạn cũng sẽ có chuyện để kể!?
Thu Hà (TTTĐ)
Nợ tiền phòng trọ, rủ nhau đến phòng trọ khác trộm cắp
Do thiếu tiền phòng trọ và cần tiền chi tiêu sinh hoạt hàng ngày, Cẩn và Điệp đã rủ nhau đến một khu trọ khác thuộc quận Nam Từ Liêm để trộm cắp tài sản.
Nguyễn Văn Cẩn, SN 1990 và Nguyễn Văn Điệp, SN 1991, cùng trú tại thôn Trì, xã Thượng Lâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, là hai thanh niên không có công ăn việc làm nên rủ nhau vào nội thành xin việc và thuê trọ tại ngõ 185 đường Láng, quận Đống Đa, Hà Nội.
Sau nhiều ngày không tìm được việc, lại bị chủ nhà trọ thúc đóng tiền nhà nên Cẩn đã nảy sinh ý định đi trộm cắp tài sản. Sau khi bàn bạc ổn thỏa với Điệp, khoảng 13h30 phút ngày 12/5, Cẩn mượn xe máy của chủ nhà trọ, mang theo kìm cộng lực ra quán internet đón Điệp. Trên đường đi, Cẩn phân công cho Điệp có nhiệm vụ đứng ngoài cảnh giới để bản thân trực tiếp vào trộm cắp.
Điệp và Cẩn tại cơ quan công an
Khi hai đối tượng đi đến khu vực ngõ 63 đường Lê Đức Thọ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, phát hiện một khu trọ vắng người nên Cẩn ra hiệu cho Điệp đứng ngoài còn mình đi vào trong, dùng kìm cộng lực cắt khóa và lấy trộm một máy tính xách tay hiệu HP. Mặc dù trộm cắp lần đầu nhưng thao tác của Cẩn khá nhanh nhạy, thậm chí, đối tượng còn có thời gian lấy túi xách, sạc máy tính và ung dung cầm túi máy tính ra khỏi khu trọ. Bên trong túi xách đựng máy tính còn có một điện thoại di động Nokia 110i.
Tang vật thu giữ
Lấy trộm thành công, hai đối tượng rủ nhau mang đi bán lấy tiền tiêu thì "đụng" tổ công tác Y1/141 CATP Hà Nội làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát tại khu vực ngã ba Phạm Hùng - Tôn Thất Thuyết. Sau đó, vụ việc đã được tổ công tác bàn giao cho Đội 6 - Phòng CSHS - CATPHN điều tra, làm rõ theo thẩm quyền.
Tại cơ quan công an, hai đối tượng đã khai nhận toàn bộ quá trình trộm cắp tài sản. Riêng chiếc kìm cộng lực, sau khi trộm cắp xong, Cẩn đã vứt tại một bãi đỗ xe trên địa bàn quận Nam Từ Liêm. Lực lượng chức năng đã tìm kiếm nhưng không thấy.
Hiện, cơ quan công an đang tiếp tục xử lý vụ việc.
Theo ANTD
Vờ mua hàng để lừa đảo Ngày 21-3, tại quán cơm bình dân ở ngõ 185, phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa (Hà Nội) xuất hiện một phụ nữ ngoài 50 tuổi đến đặt mua 11 suất cơm cho cơ quan. Người phụ nữ này dẫn chị Liên, chủ quán cơm vào ngõ 886 đường Láng và chỉ vào ngôi nhà số 17, bảo chị Liên...