Ôtô Trung Quốc: Ăn bớt, ăn gian và ăn cắp
Các nhà sản xuất xe hơi Trung Quốc đang dùng 3 phương pháp “ăn”: ăn cắp, ăn bớt và ăn gian để tạo ra các sản phẩm của mình. Và đó là lí do khiến người Việt ngày càng “ghét cay, ghét đắng” ôtô Trung Quốc.
Ăn bớt quy trình
Sở dĩ những chiếc xe Trung Quốc có giá rẻ hơn nhiều so với các thương hiệu xe hơi đến từ châu Âu và Mỹ là do họ đã tiết kiệm được những khoản tiền không nhỏ từ việc cắt giảm chi phí thử nghiệm an toàn. Vì lợi nhuận, họ đã quên việc bảo vệ tính mạng cho người dùng.
Theo Reuter, thay vì 150 lần thử nghiệm an toàn cho mỗi sản phẩm mới, Geely Group, một trong những nhà sản xuất xe hơi lớn nhất Trung Quốc chỉ thử nghiệm 20-25 lần để cắt giảm chi phí. Trong khi đó, đồng nghiệp của Geely trên thế giới tiến hành trung bình 125-150 lần thử cho mỗi sản phẩm mới.
Nhiều hãng xe Trung Quốc “ăn bớt” quy trình thử nghiệm an toàn để giảm chi phí
Chính vì thế mà chất lượng và độ an toàn của xe Trung Quốc vẫn ở khoảng cách xa so với xe Mỹ hay châu Âu. Các nhà sản xuất thực hiện rất ít lần thử. Chính phủ có tiêu chuẩn an toàn, nhưng lại không quy định phải thử nghiệm bao nhiêu lần để đảm bảo an toàn trước khi sản xuất.
Bản thân các nhà sản xuất xe hơi Trung Quốc cũng không có cái “Tâm” với khách hàng. Nghĩa là họ chỉ biết sản xuất xe sao cho rẻ nhất, có lợi cho họ nhất mà chẳng cần quan tâm xem khách hàng khi sử dụng sống chết thế nào.
Ăn gian chất lượng
Cũng vì cắt giảm chi phí, rút ngắn quá trình sản xuất, sử dụng vật liệu rẻ tiền… các nhà sản xuất ôtô Trung Quốc đã khiến những sản phẩm của họ bị đánh giá là có chất lượng tồi kể cả trong sử dụng và độ bền.
Video đang HOT
Xe Trung Quốc không được đánh giá cao về chất lượng
Tốc độ phát triển chóng mặt của nền kinh tế Trung Quốc đã dẫn tới sự ra đời của hơn 100 nhà sản xuất ôtô nội địa vào đầu thế kỷ 21, nhưng họ rất thiếu kinh nghiệm. Và phương thức để tồn tại của họ đơn giản là: nhái thiết kế của các hãng xe ngoại, lược bỏ những chi tiết, trang bị không “thiết yếu” và làm tăng chi phí, ví dụ như làm sao để cửa xe đóng êm, hay cửa số điện và túi khí ở bên ghế phụ. Việc này đương nhiên ảnh hưởng đến chất lượng và độ bền của xe. Sau vài năm sử dụng, cản sốc và tay nắm cửa có thể long ra bất cứ lúc nào.
Còn nhớ, vào tháng 10/2012, cơ quan giám sát tiêu dùng của Australia cho biết, một nhà nhập khẩu của đất nước này đã thu hồi 23.000 chiếc xe do Trung Quốc sản xuất sau khi phát hiện thấy amiăng (một chất có thể gây ung thư) bên trong động cơ và đệm bộ xả của xe. Điều này lại càng tạo nên cái nhìn có phần phản cảm đối với xe hơi Trung Quốc.
Ăn cắp thiết kế
Cũng chỉ vì mục đích cắt giảm chi phí sản xuất mà nhiều doanh nghiệp xe Trung Quốc không thể sáng tạo, họ cắt ngắn quá trình chế tạo xe hơi bằng cách sao chép lại những sản phẩm của hãng xe nước ngoài mà chẳng phải lo lắng gì về vấn đề vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ.
Haima2 và Mazda2 không khác nhau là mấy
Vì chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như thời gian nên nhiều nhà sản xuất ôtô Trung Quốc không thể phát triển đội ngũ kỹ sư riêng, đặc biệt là trong lĩnh vực thiết kế. Do đó, các công ty thường thuê một số trung tâm thiết kế bên ngoài, nơi có những kỹ sư Trung Quốc được đào tạo ở nước ngoài về làm việc.
Các nhà phân tích cho biết, nhóm trung tâm thiết kế chế tạo này hợp tác với 70-80% hãng xe Trung Quốc, dẫn tới việc các công ty ôtô Trung Quốc dùng chung khá nhiều công nghệ và thiết kế.
Kết quả là người tiêu dùng giờ đây cứ nghĩ đến xe Trung Quốc là nghĩ đến hàng nhái. Danh sách những chiếc xe Trung Quốc bị “tố” có kiểu dáng không khác mấy so với xe Mỹ, xe Nhật, xe Đức ngày càng dài thêm.
Đặc trưng của xe Trung Quốc hóa ra lại là ăn cắp thiết kế. Ảnh trên: Riich M1 (trái) na ná Toyota Yaris (phải)
Nhiều người cho rằng, xe hơi Trung Quốc không có một nét đặc trưng hay sáng tạo gì ngoài đặc trưng “ăn cắp thiết kế”.
Kết luận
Bỏ qua cái nhìn thành kiến hay mang màu sắc chính trị, nhiều người tiêu dùng vẫn không thể ưa nổi những chiếc xe đến từ Trung Quốc. Thực tế cho thấy, chính các nhà sản xuất xe hơi của đất nước đông dân nhất thế giới đã tự “giết” chết sản phẩm của mình.
Không chỉ ở Việt Nam, ôtô Trung Quốc đang ngày càng tệ hơn trong mắt người dùng trên thế giới và ngay cả chính bản thân người dân Trung Quốc. Nhiều chuyên gia Trung Quốc thừa nhận, người dân nơi đây đang tỏ ra kém mặn mà với các dòng xe thuộc những thương hiệu xe hơi nội địa do chính họ làm ra.
“Không có lửa thì sao có khói”, xe Trung Quốc mà chất lượng tốt, kiểu dáng đẹp người ta đã chả “kiềng”, chả ghét. Đằng này, xe “nước bạn” vào Việt Nam mà “nhái” đủ kiểu, “bệnh” đủ đường, thiếu đủ thứ thì bảo sao người tiêu dùng Việt không “tẩy chay” cho được.
Thế Đạt (TTTĐ)
Những thương hiệu ôtô chỉ có ở Trung Quốc
Do yêu cầu của chính phủ, GM tạo ra một thương hiệu có tên SGMW hoàn toàn xa lạ với thế giới bên ngoài.
Tại Trung Quốc, ngay cả những người mê xe nhiệt tình nhất cũng đấu tranh tư tưởng để sở hữu những mẫu xe của các thương hiệu toàn cầu. Chiếc BMW Brilliance Zinoro, SGMW Baojun và Dongfeng Nissan Venucia là những mẫu xe mang thương hiệu bản địa mà chính phủ Trung Quốc yêu cầu các liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài phải phát triển để đổi lấy chấp thuận mở rộng năng lực sản xuất ôtô tại thị trường lớn nhất thế giới.
SGMW là liên doanh của GM với hãng nội địa SAIC Motor và Liuzhou Wuling Motors, chấp nhận các yêu cầu từ chính phủ để sản xuất mẫu sedan Baojun và nhiều xe nhỏ khác. Năm 2013, lượng bán của Baojun là 100.000 xe, tăng khoảng 20% so với 2012, Financial Times cho biết.
BMW Brilliance Zinoro, mẫu xe phát triển dựa trên X1.
Với mức giá từ 8.000-11.000 USD, thành công của Baojun đến chủ yếu nhờ khó khăn về chi phí mà các công ty nội địa đang gặp phải, cho thấy một tác dụng phụ ban đầu của chính sách liên doanh mà chính phủ Trung Quốc đặt ra.
"Sau một vài thập kỷ có mặt ở Trung Quốc, giá xe của liên doanh sản xuất đã dần hạ, rẻ ngang mức các xe thương hiệu nội địa", Liu Bo, phó chủ tịch Chang'an Auto cho biết trong một buổi hội thảo tại Beijing Motor Show cuối tháng 4 vừa rồi. "Họ tập trung các nguồn lực nghiên cứu và phát triển (R&D) toàn cầu vào thị trường Trung Quốc tạo rất nhiều áp lực cho chúng tôi".
Doanh số tháng 3 của các mẫu sedan thương hiệu Trung Quốc giảm 12% so với năm trước, do đó vai trò dẫn dắt thị trường trong phân khúc này của các nhà sản xuất nội địa đã rơi vào tay ông lớn từ châu Âu là Volkswagen.
"Chính sách phát triển thực sự tồi tệ bởi vì kết quả là giúp hãng xe nước ngoài chiếm hữu các thương hiệu địa phương Trung Quốc", Janet Lewis, giám đốc nhóm nghiên cứu Macquarie Securities ở Hong Kong.
Liên doanh của BMW với Brilliance Auto đặt tên khác cho mẫu X1 là Zinoro và sửa đổi bằng cách thêm động cơ điện, bước đi phù hợp cho phân khúc xe sử dụng năng lượng mới, do đó tránh nhẫm lần với những mẫu xe khác của hãng. Karsten Engel, giám đốc BMW tại Trung Quốc cho biết: "Zinoro là mẫu xe của liên doanh chúng tôi tại đây, nó là thương hiệu dành riêng cho thị trường này, được phát triển dựa trên chiếc X1 quen thuộc".
Tại Beijing Motor Show 2014 vừa rồi, BMW không giới thiệu Zinoro mà là chiếc i3 chạy điện. "BMW i3 có thể tạo ra lợi ích tại Trung Quốc", Bill Russo, nhà sáng lập hãng tư vấn Synergistics cho biết. "Zinoro không có sức mạnh thương hiệu, ngay cả khi nó là X1 thay tên cũng thế".
Yêu cầu về thương hiệu nội địa củ chính phủ Trung Quốc đang gây khó khăn cho Ford vì nó đi ngược lại chiến lược của CEO Alan Mulally là One Ford, theo đó công ty vứt bỏ nhãn hiệu như Jaguar Land Rover và Volvo Cars để tập trung vào một danh mục đầu tư hẹp hơn.
"Chúng tôi đã cố gắng để đạt đẳng cấp thế giới ở nhiều phương diện", Mulally cho biết chiến lược này là phù hợp với tầm nhìn của người sáng lập công ty. "Ford muốn trở thành một phần trong kinh tế phát triển của mỗi nước, trong đó người ta hoạt động nhưng không biết rằng Ford còn có những chiếc Ford khác ở những đất nước khác'".
John Lawler, giám đốc Ford Trung Quốc cho biết Ford vẫn đang tuân theo tất cả những yêu cầu của chính phủ nước này, nhưng vào thời điểm hiện tại hãng xe Mỹ chưa tiết lộ thông tin gì về mẫu xe thương hiệu nội địa do liên doanh sản xuất.
Đức Huy
Theo VNE
mời độc giảlái Thời gian tham quan cụ thể vào các ngày từ 19-23/4/2014, tại nhà máy ôtô Vinaxuki... Thời gian tham quan cụ thể vào các ngày từ 19-23/4/2014, tại nhà máy ôtô Vinaxuki, km 5, đường Bắc Thăng Long - Nội Bài, Đông Anh, Hà Nội. Tháng 8/2014, Công ty Cổ phần Ôtô Xuân Kiên (Vinaxuki) sẽ khánh thành tổ hợp nhà máy sản...