Ôtô nội địa của Thổ Nhĩ Kỳ ra mắt, chung xưởng thiết kế như Vinfast
Hai mẫu xe đầu tiên được sản xuất trong nước của Thổ Nhĩ Kỳ trang bị động cơ điện cùng hàng loạt công nghệ hiện đại. Xe được thiết kế từ Pininfarina, chung nơi với Vinfast.
Thổ Nhĩ Kỳ vừa chính thức điền tên mình lên bản đồ nền công nghiệp xe hơi thế giới với hai mẫu SUV và sedan nội địa đầu tiên mà quốc gia này giới thiệu mới đây.
Cả hai được sản xuất bởi TOGG – Tập đoàn Cổ phần Ôtô Thổ Nhĩ Kỳ bao gồm 5 công ty lớn với mục tiêu hiện thực hóa giấc mơ ôtô nội địa mà quốc gia này đã ấp ủ suốt 6 thập kỷ qua. Trước đó vào năm 1961, Thổ Nhĩ Kỳ cũng từng giới thiệu mẫu concept Devrim, tuy nhiên cho đến nay mọi thứ vẫn chỉ dừng lại ở mức ý tưởng.
Bộ đôi của TOGG được thiết kế bởi Pininfarina – studio đến từ Italy từng để lại dấu ấn ở nhiều mẫu Ferrari lừng danh, cũng là nơi “chấp bút” cho hai mẫu xe Vinfast của Việt Nam. Ngôn ngữ thiết kế của xe được lấy cảm hứng từ văn hóa Anatolian với hình ảnh loài hoa Tulip – một trong những biểu tượng truyền thống của Istanbul và được coi là quốc hoa của Thổ Nhĩ Kỳ.
Đặc biệt, cả hai đều được trang bị tay nắm cửa tự thu gọn và cụm camera thay thế gương chiếu hậu.
Video đang HOT
TOGG cung cấp hai phiên bản động cơ khác nhau cho mỗi mẫu xe của hãng. Bản tiêu chuẩn sử dụng khối pin công suất 200 mã lực đi kèm hệ dẫn động cầu sau, cho khả năng tăng tốc 0-100 km/h trong 7,6 giây và phạm vi hoạt động là 300 km trên một lần sạc.
Phiên bản mạnh mẽ hơn được lắp đặt thêm động cơ ở cầu trước, biến xe thành hệ dẫn động 4 bánh với tổng công suất 400 mã lực, tăng tốc 0-100 km/h trong 4,8 giây với tầm hoạt động là 500 km. Cả hai phiên bản đều tích hợp công nghệ sạc nhanh khi chỉ mất 30 phút để sạc đầy 80% khối pin.
Bên trong, nội thất xe có tới 4 màn hình bao gồm màn hình kỹ thuật số, màn hình giải trí ở trung tâm, phía dưới là màn hình dùng đề điều khiển chức năng và một chiếc dành cho hành khách bên ghế phụ.
Xe sử dụng hàng loạt hệ thống trợ lái tiên tiến như Slow Traffic Pilot – công nghệ tự lái cấp độ 2 giúp giảm gánh nặng cho tài xế. Đáng chú ý là hệ thống trợ lý ảo 3 chiều Holographic Assistant sử dụng thuật toán theo dõi của chuyển động của mắt kết hợp với công nghệ hình ảnh 3D, giúp người dùng dễ dàng thao tác trên xe mà không phải rời mắt khỏi đường.
Theo kế hoạch, mẫu xe nội địa đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được chế tạo tại nhà máy mới ở quận Gemlik, tỉnh Bursa. TOGG đặt mục tiêu trình làng 5 mẫu xe từ nay cho tới năm 2030. Sản phẩm đầu tay là mẫu SUV dự kiến có mặt trên thị trường vào năm 2022.
Theo Zing
'Thế cờ' đảo chiều chóng vánh trong cuộc xung đột ở Syria
Cuộc xung đột dai dẳng ở Syria đang đứng trước bước ngoặt lớn sau khi chính phủ nước này đạt được thỏa thuận với lực lượng người Kurd ở khu vực Đông Bắc.
Mở đường để triển khai quân đội chính phủ tới khu vực nhiều năm nay do người Kurd kiểm soát sát biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ.
Binh sĩ quân đội Syria tham gia huấn luyện tại căn cứ quân sự ở Yafour, cách Damascus khoảng 30 km về phía Tây ngày 24/9/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Động thái có phần gây bất ngờ này diễn ra trong bối cảnh quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đang tiến sâu vào lãnh thổ Syria và đã chiếm giữ một số khu vực trọng yếu ở Đông Bắc. Về ngắn hạn, đây được xem là thỏa thuận đôi bên cùng có lợi, trước hết là để phối hợp đối phó với cuộc tấn công quân sự của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ nhằm vào khu vực Đông Bắc Syria.
Theo thỏa thuận đạt được giữa Chính phủ Syria và Các lực lượng dân chủ Syria (SDF) do người Kurd đứng đầu, quân đội Syria có thể triển khai dọc biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ để ngăn chặn các cuộc tấn công của quân đội nước láng giềng, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, ngăn chặn xung đột leo thang gây ra thảm họa nhân đạo tại khu vực.
Đối với chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, thỏa thuận với người Kurd có thể coi là một thắng lợi đáng ghi nhận, mà lại không tốn nhiều công sức. Thỏa thuận này góp phần mở ra cơ hội hiếm có để Damacus có thể giành quyền kiểm soát nhiều thành phố và thị trấn ở Đông Bắc Syria và đi đến việc thống nhất toàn bộ lãnh thổ sau nhiều năm xung đột.
Điều này có ý nghĩa mang tính bước ngoặt khi chính quyền Damascus hiện chỉ kiểm soát được khoảng 60% lãnh thổ, trong khi vùng Đông Bắc rộng lớn và giàu tài nguyên, đặc biệt là dầu mỏ, có nguồn nước dồi dào và đất nông nghiệp màu mỡ, trước đó do các lực lượng người Kurd kiểm soát.
Cuộc xung đột ở Syria đã bước sang năm thứ 9, và mặc dù đã qua giai đoạn giao tranh ác liệt sau khi Chính phu Syria giành lai đươc nhiều vung đât đa mât va khôi phuc trât tư trên toàn lãnh thổ tư đâu năm 2018 đên nay, tuy nhiên, vấn đề người Kurd ở Đông Bắc vẫn là một trong những rào cản chính khiến tình trạng rối ren và chia rẽ tiếp diễn, đe dọa tiến trình hòa giải chính trị và công cuộc tái thiết tại quốc gia Trung Đông này...
Lực lượng vũ trang người Kurd do Mỹ hỗ trợ kiểm soát vùng đất chiến lược phía Đông Bắc Syria và hạ nguồn sông Euphrates. Khi Syria rơi vào bất ổn và xung đột năm 2011, người Kurd đã hình thành hệ thống tự trị hiệu quả, có năng lực chính trị, kinh tế và ngoại giao độc lập; số lượng binh sĩ của SDF từ 60.000 người đã lên tới 75.000 người, được trang bị vũ khí của Mỹ và được huấn luyện theo hệ thống của Washington, tích lũy nhiều kinh nghiệm trong chiến đấu trên đất liền để tấn công nhóm khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng, không thua kém quân đội Chính phủ Syria về năng lực chỉ huy và chiến đấu.
Người Kurd là vấn đề cực kỳ khó khăn đối với chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad, cũng là thách thức lớn nhất của ông trong việc thực sự khôi phục sự kiểm soát trên toàn quốc cũng như thiết lập sự ổn định về mặt chính trị cho Syria.
Nay "thế cờ" đã đảo chiều chóng vánh, tạo thời cơ lý tưởng để các lực lượng của Chính phủ Syria giành lại quyền kiểm soát, từng bước áp đặt quyền lực và ảnh hưởng của chính quyền trung ương tại những khu vực mà chính quyền người Kurd kiểm soát.
Thỏa thuận cho phép triển khai quân đội chính phủ tới vùng lãnh thổ do người Kurd kiểm soát rõ ràng có thể "mở lối" để Damascus tìm hướng giải quyết triệt để vấn đề khúc mắc này. Ít nhất, đại diện chính phủ Syria và người Kurd đã có thể tiếp xúc và đối thoại trong một thỏa thuận đáp ứng lợi ích của cả hai. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi người Kurd vẫn là một bộ phận không thể thiếu của xã hội Syria.
Đây cũng là kết quả của một quá trình lâu dài do Nga thúc đẩy. Trong suốt cuộc khủng hoảng tại Syria, Nga luôn theo đuổi quan điểm ủng hộ đối thoại giữa các bên, kể cả với phe đối lập, với người Kurd, những lực lượng mà chưa hẳn chính quyền Tổng thống Assad đã công nhận. Moskva đã nhiều lần tiếp các đại diện người Kurd để thúc đẩy đối thoại.
Thỏa thuận này cũng mở đường cho việc giải phóng những thành phố còn lại của Syria bị quân đội Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng, như Afrin và thiết lập kiểm soát vùng biên giới của hai nước. Chính phủ Syria có thể ngăn cản cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ, và thắng lợi này vô hình trung cũng giúp củng cố vị thế của Tổng thống Assad. Chính phủ của ông Assad, với sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Nga và Iran, sẽ có nhiều cơ hội để tạo ra bước thay đổi lớn tại khu vực.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai lực lượng ở miền Bắc, các lực lượng của chính phủ Syria cũng có nguy cơ rơi vào cuộc đối đầu trực tiếp với quân đội Thổ Nhĩ Kỳ; những tình huống theo kiểu "tên rơi, đạn lạc" hay đụng độ giữa hai bên xem ra khó tránh khỏi. Theo thỏa thuận với người Kurd, quân đội Syria phải gánh vác nhiệm vụ làm "lá chắn" ở dọc tuyến biên giới phía Bắc để chặn đà tấn công của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Cuộc chiến ở khu vực Đông Bắc Syria có nguy cơ leo thang và trở nên khốc liệt hơn, bởi Ankara hiện chưa có dấu hiệu sẽ ngừng chiến dịch, bất chấp Thổ Nhĩ Kỳ đã hứng chịu sự chỉ trích gay gắt của quốc tế và những biện pháp trừng phạt đầu tiên.
Ngoài ra, chính quyền của ông Assad cũng cần tính tới giải pháp lâu dài đối với người Kurd, bởi trong tình thế bị o ép hiện nay, lại không có sự hậu thuẫn của Mỹ, lực lượng người Kurd đang tìm tới chính quyền Damascus như một chiếc "phao cứu sinh". Tuy nhiên, giải pháp kết đồng minh này chỉ mang tính chất tình thế, trong khi tham vọng của người Kurd muốn thiết lập một vùng lãnh thổ tự trị ở Syria, hay lớn hơn là một nhà nước của người Kurd trên khắp Trung Đông, vẫn là bài toán khó không chỉ đối với chính quyền Syria mà cả nhiều nước khu vực như Iraq, Iran hay Thổ Nhĩ Kỳ.
Còn đối với người Kurd, trong những ngày vừa qua, họ dường như đã "thấm thía" tình thế đơn độc khi bị coi như "quân cờ" và phải chống đỡ cuộc tấn công như vũ bão của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ có ưu thế vượt trội về hỏa lực của không quân và pháo binh. Bất chấp vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau trong cộng đồng người Kurd, song nhiều người tin rằng trong tình cảnh "không biết bấu víu vào ai" khi bị Mỹ "bỏ rơi" thì thỏa thuận với Chính phủ Syria là giải pháp tốt nhất và "thức thời" để giúp người Kurd tránh được những hậu quả thảm khốc từ cuộc tấn công của Ankara.
Thậm chí nhiều người Kurd còn tin rằng thỏa thuận với Damascus là cách tốt nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria dù rằng họ sẽ phải chấp nhận một số nhượng bộ. Tuy nhiên, cũng có ý kiến lo ngại thỏa thuận trên chỉ là sự tính toán vụ lợi, về bản chất quan điểm của Damascus và người Kurd vẫn không thay đổi và khi cuộc tấn công quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ đã bị đẩy lùi, quân đội Syria và lực lượng người Kurd lại trở về "hai bên giới tuyến".
Ngoài ra, từ câu chuyện quan hệ giữa Mỹ và người Kurd, hay Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ, thực tế rằng chính sách của ông chủ Nhà Trắng đang thay đổi như "thời tiết", phần nào đã làm suy giảm sự tin cậy chính trị của các đồng minh khu vực đối với Washington. Nhiều ý kiến gọi cách hành xử của Mỹ đối với người Kurd là "vắt chanh bỏ vỏ", khi Washington có vẻ bỏ mặc người Kurd đương đầu với cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ, sau bao năm người Kurd "kề vai, sát cánh" cùng Mỹ trong cuộc chiến chống IS tự xưng. Hành động của Mỹ rút quân khỏi Đông Bắc Syria đúng vào thời điểm người Kurd đang cần hỗ trợ, phần nào cũng ảnh hưởng tới hình ảnh của Washington.
Có thể nói những diễn biến mới kể trên đã làm thay đổi cục diện và tương quan lực lượng ở Syria. Về lý thuyết, việc chính quyền Syria và người Kurd có thể cùng ngồi vào bàn đàm phán để tìm kiếm cách thức phối hợp đối phó với cuộc tấn công quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ, đã là một bước tiến đáng kể, mở rộng thêm cánh cửa hòa giải dân tộc giữa các bên ở Syria. Tuy nhiên, việc chấm dứt hoàn toàn cuộc khủng hoảng tại Syria vẫn khó đoán định bởi vấn đề này còn bị chi phối từ những toan tính lợi ích của các thế lực bên ngoài.
Theo Trương Anh Tuấn (Pv TTXVN tại Trung Đông)
850 phần tử IS trốn khỏi trại giam khi Thổ Nhĩ Kỳ tấn công ở Syria Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) gồm chủ yếu là người Kurd, đã công bố những báo cáo về một vấn đề phát sinh liên quan đến hoạt động quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ có tên Chiến dịch "Mùa xuân hòa bình" tại phía bắc Syria. Lực lượng IS ở Syria. Phát ngôn viên Mustafa Bali của SDF cho biết các trại...