Ôtô nhập khẩu Trung Quốc đang áp đảo thị trường Việt
Tính riêng 8 tháng đầu năm 2014, giá trị kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ thị trường Trung Quốc đạt 6.994 chiếc trong tổng số 37.300 chiếc.
Lượng nhập khẩu ôtô nguyên chiếc trong 8 tháng đầu năm 2014 theo thống kê của tổng cục hải quan đạt gần 37.300 chiếc, trị giá 806 USD tăng 71,5% số lượng xe và 91,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Mặc dù Hàn Quốc vẫn là thị trường chính cung cấp ôtô nguyên chiếc cho Việt Nam với 10.290 xe nhưng mới chỉ chiếm 25,2% tổng giá trị kim ngạch. Với giá trị chiếm 31,3%, Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu ôtô có kim ngạch lớn nhất. Tính riêng 8 tháng đầu năm 2014, giá trị kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ thị trường Trung Quốc đạt 6.994 chiếc trong tổng số 37.300 chiếc, tăng 187% so với cùng kỳ năm ngoái, trị giá 274 triệu USD.
Mặc dù các mẫu xe Hàn Quốc đang ngày càng được người Việt Nam ưa chuộng và mức giá phù hợp với thu nhập của người Việt, tuy nhiên, trong tổng số xe nhập về thì nguồn hàng từ Trung Quốc vẫn áp đảo bởi phần lớn là xe tải, xe công trình có giá thấp hơn hẳn nên được các doanh nghiệp nhập theo lô.
Đứng thứ 3 là Thái Lan với số lượng 7.427 chiếc, tổng giá trị kim ngạch gần 124,8 triệu USD. Ngoài ra,Việt Nam cũng nhập 1,06 tỉ USD linh kiện, phụ tùng ô tô để phục vụ sản xuất trong nước, tăng 19,6% so với cùng kỳ. Với tốc độ tăng trưởng mạnh, việc kinh doanh ô tô nhập khẩu nguyên chiếc đang ngày càng phát triển và “áp đảo” hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô của doanh nghiệp trong nước.
Trước sức ép hội nhập trong thời gian tới, khi thuế nhập khẩu ôtô xuống 0% vào năm 2018, thì việc xây dựng một ngành công nghiệp ôtô Việt Nam phát triển lại càng khó khăn Có vẻ như, ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đang mất dần “sân chơi” vào tay các nhà nhập khẩu ôtô nước ngoài.
Video đang HOT
Theo Vũ Vũ – Sống Mới
Thị trường xe hơi tháng 7 và dự báo tương lai
Người tiêu dùng đang có xu hướng ưu tiên mua xe hơi được nhập khẩu nguyên chiếc hơn là các loại xe được lắp ráp trong nước.
Ngành ôtô vẫn đang "ăn nên làm ra"
Theo báo cáo của VAMA (Hiệp Hội Các Nhà Sản Xuất Ôtô Việt Nam), doanh số bán ôtô của toàn ngành trong tháng 7 đạt 12.609 chiếc, tăng 2% so với tháng 6 và tăng 35% so với cùng kỳ năm 2013. Đây là tháng thứ 16 liên tiếp doanh số bán hàng của toàn ngành đạt cao hơn so với cùng kì năm ngoái.
Trong tháng 7, toàn ngành đã bán được 7.913 xe con và 4.696 xe tải. Trong đó, doanh số xe con tăng 7% và xe tải tăng 5% so với tháng trước, so với cùng kì năm ngoái thì mức độ tăng trưởng tương ứng là 34% và 28%. Về triển vọng năm 2014, Vama đưa ra dự báo doanh số toàn ngành năm 2014 có thể đạt 130.000 xe, tăng 18% so với năm 2013.
Dựa theo xuất xứ: Sản lượng của xe lắp ráp trong nước đạt 9.712 xe, tăng 2% so với tháng trước, số lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc là 2.897 xe, tăng 24% so với tháng trước. So với cùng kì năm ngoái, mức độ tăng trưởng sản lượng tương ứng là 24% và 62%.
Mặc dù sản lượng tiêu thụ xe lắp ráp trong nước cao gấp 3 lần xe nhập khẩu nguyên chiếc nhưng mức độ tăng trưởng của xe nhập khẩu lại đang tỏ ra vượt trội (62% so với 24%). Như vậy, ta có thể thấy rằng, người tiêu dùng đang có xu hướng ưu tiên mua xe hơi được nhập khẩu nguyên chiếc hơn là các loại xe được lắp ráp trong nước.
Đó là theo báo cáo của VAMA. Còn theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, số lượng ôtô nhập khẩu nguyên chiếc còn ấn tượng hơn, lên tới 6.079 chiếc trong tháng 7, gấp hơn 2 lần số liệu do VAMA công bố. Tính từ đầu năm, đã có tổng cộng 31.809 chiếc ôtô nguyên chiếc được nhập vào Việt Nam.
Sắp đến thời của ôtô nhập khẩu?
Theo lộ trình gia nhập AFTA (khu vực mậu dịch tự do ASEAN), từ năm 2014 đến 2018, thuế suất nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ khu vực ASEAN về Việt Nam sẽ hạ dần xuống 0%. Cụ thể, trong năm 2014, mức thuế nhập khẩu sẽ giảm còn 50%, năm 2015 còn 35%, năm 2016 còn 20%, năm 2017 là 10% và 2018 là 0%.
Ở Việt Nam, để bảo vệ ngành công nghiệp ôtô, mức thuế 60% đã được áp dụng cho xe nhập khẩu nguyên chiếc từ khu vực ASEAN. Ví dụ, một chiếc BMW có giá nhập khẩu là 1 tỉ đồng và giá sau khi tính thuế sẽ là 1,6 tỉ đồng.
Theo một nhân viên bán hàng cho biết, vẫn chiếc xe đó nếu tính cả lệ phí trước bạ và một số loại phí khác, giá cuối cùng người tiêu dùng phải bỏ ra để sở hữu chiếc xe có thể lên tới khoảng 2,5 tỉ đồng. Nhưng theo AFTA, thuế nhập khẩu các loại xe nguyên chiếc sẽ bằng 0% vào năm 2018. Nếu theo đúng lộ trình và không có bất ngờ nào, người đang được hưởng lợi nhiều nhất chính là người tiêu dùng khi mà ô tô nhập khẩu có cơ hội giảm giá mạnh.
Điều này lại không mấy vui vẻ đối với các doanh nghiệp sản xuất ôtô nội địa. Chỉ còn 4 năm nữa, thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc sẽ tiến về mốc số 0%. Liệu ngành công nghiệp ôtô trong nước lúc đó đã đủ sức để cạnh tranh với các sản phẩm ô tô của các nước trong khu vực?
Tuy nhiên, chính phủ mới đây cũng đã có những động thái nhằm hỗ trợ và thúc đẩy ngành công nghiệp ôtô trong nước. Liên tiếp trong hai ngày 16 và 24/7/2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký các quyết định phê duyệt "Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035" và "Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030".
Như vậy chính phủ đã thể hiện rõ quyết tâm để vực dậy ngành công nghiệp ôtô trong nước, và chắc chắn trong thời gian tới, nhiều chính sách mới hỗ trợ cho ngành công nghiệp này sẽ được ban hành và áp dụng.
Không rõ chiến lược này sẽ đạt hiệu quả ra sao, có một điều mà ai cũng có thể nhìn thẩy trước được: khi thuế giảm, cộng với tâm lý "sính ngoại" của người dân Việt nam, xe nhập khẩu sẽ ồ ạt đổ về Việt Nam, lấn át thị phần của xe lắp ráp trong nước.
Tương lai của các nhà phân phối ô tô nhập khẩu nguyên chiếc đang trở nên rõ nét hơn bao giờ hết.
Theo BCP - Infonet
Hàn Quốc xuất xe sang Việt Nam nhiều nhất Vượt qua Thái Lan, Hàn Quốc trở thành quốc gia có lượng xuất khẩu ô tô sang Việt Nam nhiều nhất trong tháng 7 và tính chung 7 tháng đã qua của năm 2014. Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan ghi nhận, tổng số ôtô nguyên chiếc nhập khẩu về nước trong tháng 7 đạt 6.079 xe, tương ứng với...