Ôtô Nga – những mẫu xe một thời vang bóng
Ôtô Nga từng làm mưa làm gió một thời trên thế giới. Thậm chí có hãng vũ khí còn sản xuất cả xe.
Tuy là cường quốc nhưng ngành công nghiệp ôtô Nga hiện nay lại không phát triển. Phần lớn ánh hào quang của ngành này thuộc về quá khứ.
Không ngạc nhiên khi xe Nga hiện tại bị chê xấu, kém hiện đại, chất lượng thiếu tương đồng. Tuy nhiên, cũng không thiếu mẫu xe được nhiều người ưa chuộng.
Từng nổi tiếng tại thị trường châu Âu, Lada Niva có thiết kế đơn giản, dễ bảo dưỡng, và là cỗ xe off-road thực thụ.
Lada Niva được sản xuất không chỉ ở châu Âu mà còn tại châu Phi, Nam Mỹ và Trung Đông dù gần như không có nâng cấp đáng kể nào từ năm 1977.
Xe có nhiều biến thể, trong đó có trục cơ sở dài và bán tải. Lada Niva được sử dụng cho nhiều lĩnh vực như xe quân sự, xe cứu thương và xe cứu hỏa.
Dù vẫn được sản xuất tới ngày nay, thị trường Lada Niva bị thu hẹp đáng kể, công nghệ lạc hậu không đáp ứng nhiều tiêu chuẩn hiện đại.
Năm 1998, liên doanh AvtoVAZ (công ty mẹ của Lada) và General Motors phát triển mẫu xe hiện đại hơn có tên Chevrolet Niva.
Là thế hệ tiếp theo của GAZ-21, Volga GAZ-24 dựa chủ yếu vào thiết kế của Ford từ những năm 1950. Xe có thiết kế góc cạnh, trục cơ sở dài hơn và động cơ mạnh hơn
Video đang HOT
Có mặt từ năm 1970, GAZ-24 có các bản sedan, wagon, thậm chí là mui trần. Bản mui trần thường được quân đội sử dụng.
Xe đời đầu sử dụng động cơ 2.5L 4 xi-lanh, công suất 85 mã lực. Năm 1975, Volga giới thiệu động cơ nâng cấp V8 5.5L, công suất 190 mã lực.
GAZ-24 được làm mới năm 1977, thêm nhiều công nghệ an toàn, động cơ nâng cấp nhẹ. Bản nâng cấp cuối cùng GAZ-24-10 ra mắt năm 1985.
Vòng đời GAZ-24 kết thúc vào năm 1992 và bị thay thế bởi GAZ-3102. Mặc dù không phổ biến như Niva, GAZ-24 từng được xuất khẩu cho nhiều thị trường Đông Âu, châu Á và châu Mỹ.
Là một trong những thương hiệu ôtô lớn nhất thời Xô Viết, Moskvitch ra mắt mẫu xe 408 năm 1964 và nhanh chóng được nhiều người sử dụng nhất.
Mẫu xe này thay thế 407 trở thành xe gia đình cỡ nhỏ chủ đạo của Moskvitch, được sản xuất tới năm 1976.
Không như Volga, xe của Moskvitch có thiết kế nhỏ nhắn, giá rẻ hơn và dùng động cơ tiết kiệm nhiên liệu hơn.
Moskvitch 408 có 2 bản động cơ: xăng 1.4L 4 xi-lanh và diesel 1.8L 4 xi-lanh. Bản chạy xăng cho công suất 50 mã lực, bản xuất khẩu tăng lên 54 mã lực.
Xe được lắp đặt tại hai nhà máy ở Nga, đồng thời được sản xuất tại Bỉ, chủ yếu cho thị trường xuất khẩu. Tại châu Âu, Moskvitch 408 có tên Elite, còn tại Bỉ là Scaldia.
Moskvitch sản xuất sedan, wagon, xe van 3 cửa, một số được chuyển đổi thành xe cứu thương.
Là SUV quân sự hạng nhẹ có từ năm 1971 và hiện vẫn được sản xuất tại một số quốc gia.
Tuy được phát triển cho lực lượng vũ trang Xô Viết và khối Warsaw, UAZ Hunter lại khá thông dụng trong các tổ chức chính phủ nhờ thiết kế khỏe khoắn, bền bỉ và off-road mạnh mẽ.
Xe có hai phiên bản động cơ, loại 2.5L 4 xi-lanh công suất 71 mã lực, và 2.7L 4 xi-lanh công suất 112 mã lực.
Dù không được nâng cấp lớn suốt vòng đời, UAZ Hunter tiếp tục được sản xuất tại Nga, Cuba, Azerbaijan, Ukraina, và Sudan. Tại Đức, UAZ Hunter được Baijah Automotive sản xuất trong giai đoạn 2003-2007.
Theo thống kê không chính thức, UAZ Hunter được hơn 50 quốc gia đã và đang sử dụng làm xe quân sự, phần lớn là Đông Âu, châu Á, Nam Mỹ và châu Phi.
Crossover cỡ nhỏ ra mắt năm 2015 được xem như phiên bản hiện đại của Niva. Lada XRAY phát triển trên nền tảng Nissan-Renault B0, có một số điểm chung với Renault Captur, Nissan Kicks, và một số mẫu xe Dacia.
Lada XRAY được sản xuất tại Nga với hai phiên bản động cơ xăng, 1.6L 4 xi-lanh công suất 106 mã lực, và 1.8L 4 xi-lanh công suất 122 mã lực.
Điểm thú vị của crossover bình dân này là được Steve Mattin thiết kế. Ông là người chấp bút thiết kế các phiên bản Mercedes-Benz GLE và GLS cũ, đồng thời thuộc nhóm thiết kế “mũi tên bạc” Mercedes SLR McLaren.
Không giống các hãng xe trên, Avtokam là thương hiệu ít người biết đến. Được thành lập năm 1989 gần thời điểm Liên Xô sụp đổ, Avtokam chỉ tồn tại một thập kỷ.
Tuy ngắn ngủi, hãng vẫn kịp ra mắt một số mẫu xe, trong đó Ranger, ra đời một năm sau model 2160.
Ranger xuất hiện năm 1991 với thiết kế cỡ nhỏ tương tự Suzuki Jimny. Xe được sản xuất tới năm 1997, chỉ 2 năm trước khi bản trục cơ sở dài hơn ra mắt.
Cũng như Lada Niva, Ranger có thiết kế hầm hố, chủ yếu cho off-road dù có động cơ không mạnh bằng.
Marussia không phải tên tuổi vô danh bởi hãng này từng có đội đua F1 từ năm 2012 tới 2015. Chỉ có điều nhiều người không biết Marussia còn sản xuất cả siêu xe thông thường.
B2 là một trong số đó. Siêu xe được giới thiệu tại triển lãm Frankfurt Motor Show 2009 với động cơ V6 công suất 420 mã lực.
Marrusia B2 tăng tốc 0-100 km/h trong 3,8 giây, tốc độ tối đa 310 km/h. Chỉ 500 chiếc được sản xuất tới năm 2014 khi công ty đóng cửa.
Nếu không tính option, mỗi chiếc Marrusia B2 có giá 130.000 USD.
Không chỉ nổi tiếng trong lĩnh vực vũ khí, Kalashnikov còn sản xuất cả ôtô. Năm 2018, hãng ra mắt mẫu xe điện CV-1 trông rất giống chiếc wagon Moskvitch từ những năm 1971.
Kalashnikov CV-1 tăng tốc 0-96 km/h dưới 6 giây, khoảng cách di chuyển khá ấn tượng – 349 km.
Tuy nhiên, Kalashnikov không có động tĩnh nào suốt hai năm qua. Chưa biết bao giờ Kalashnikov CV-1 mới được sản xuất.
UAZ 452
Có tuổi đời hơn 50 năm, UAZ 452 có nhiều điểm chung với SUV cỡ nhỏ UAZ-469, đặc biệt là khả năng off-road mạnh mẽ.
Ban đầu UAZ 452 dành cho giới quân đội nhưng sau đó được sử dụng đại trà. Xe có nhiều biến thể, từ minibus, xe cứu thương tới bán tải, thậm chí cả mui trần.
UAZ đưa ra nâng cấp lần đầu năm 1985, động cơ tăng từ 78 mã lực lên 99 mã lực. Năm 2000, xe tiếp tục được nâng cấp, chủ yếu là phần nội thất và tính năng.
UAZ 452 vẫn được sản xuất và khá thông dụng tại nhiều quốc gia trong khối Xô Viết trước đây.
ZIS 110
Từng là chiếc limousine sang trọng nhất của Nga, ZIS 110 chỉ được sản xuất tới năm 1958. Tuy nhiên, một số lượng ít ỏi tiếp tục được lắp ráp tới năm 1961.
Chiếc limousine 4 cửa dài 6 m này sử dụng động cơ 6.0L 8 xi-lanh thẳng hàng cho công suất 140 mã lực.
ZIS 110 chủ yếu được dùng làm quà tặng cho lãnh đạo nhà nước. Khoảng 2.000 xe được sản xuất, gồm sedan, mui trần, và bọc giáp.
Huyền thoại Lada Niva ra mắt phiên bản mới, giá vẫn rẻ như cho nhưng một vài nâng cấp còn bất ngờ hơn
Lada đã áp dụng không ít cải tiến bên trong cabin chiếc SUV rẻ mà bền.
Trong khi ngoại thất dòng xe địa hình biểu trưng của người Nga không đổi (trừ đèn sương mù nay tích hợp vào cản trước) thì cabin bên trong đã được Lada nâng cấp sát chuẩn tiện nghi ngày nay hơn. Táp lô xe được làm lại với hệ thống hốc gió điều hòa lớn lẫn núm xoay điều khiển mới hay cụm đồng hồ tích hợp thêm đèn trắng. Như thường lệ thì màn hình trung tâm vẫn "mất hút" bởi mức giá xe không cho phép hãng tích hợp trang bị này.
Ngoài các nâng cấp trên, Lada còn nới rộng kích cỡ hộp đựng găng tay lên một chút. 2 cổng sạc 12V xuất hiện tại cụm điều khiển trung tâm, bên dưới nữa là 2 hốc đựng cốc và ngăn đồ nhỏ. Những thay đổi nhỏ hơn có thể kể tới như đèn nội thất, tay nắm trần, chắn gió và ốp trang trí cột A.
Thoạt nhìn qua thì ghế ngồi trên Niva không đổi nhưng theo Lada họ đã nâng cấp cấu trúc ghế hỗ trợ phần lưng người ngồi hiệu quả hơn, độ tiện nghi thoải mái cũng nâng thêm 1 bậc. Phiên bản SUV mini 3 cửa nay có cơ chế gập gọn ghế trước hiệu quả hơn trong khi ghế dài phía sau có thêm... 2 tựa đầu - đúng vậy, trước đó thương hiệu Nga không nghĩ tới điều này...
Cuối cùng, gầm và khung thân xe có thêm lớp cách âm đồng thời khoang động cơ bổ sung giá đỡ giúp cabin xe đỡ ồn, rung hơn.
Nhắc tới động cơ, trang bị này trên Lada Niva được giữ nguyên là loại 1.7L 4 xy-lanh với công suất khiêm tốn 82 mã lực, 129 Nm mô-men xoắn đi kèm hộp số sàn 5 cấp. Giá khởi điểm xe quy đổi ở ngưỡng xấp xỉ 8.000 USD.
Theo Trí Thức Trẻ
Ô tô Nga giá rẻ Lada Niva 2020 'bình mới rượu cũ' có gì? Thay đổi chủ yếu của mẫu xe giá rẻ Nga Lada Niva mới nằm ở khu vực khoang cabin, trong khi khả năng vận hành vẫn sử dụng loại động cơ cũ. Ô tô Nga giá rẻ Lada Niva 2020 'bình mới rượu cũ' có gì? Nhà sản xuất ô tô Nga Lada vừa thực hiện một số cải tiến cho chiếc SUV...