Ôtô khởi động nút bấm có thể gián tiếp gây chết người
Chìa khóa thông minh của ôtô khiến nhiều người quên tắt máy khi đỗ xe trong nhà, gây ra các vụ tử vong do khí CO.
Trong thời đại kỹ thuật số, ôtô có thể khởi động, tắt chỉ bằng một nút bấm, thay vì sử dụng chìa khóa cơ truyền thống. Tuy nhiên, sự tiện lợi này có thể mang lại những tai nạn chết người.
Một buổi sáng mùa hè năm ngoái, Fred Schaub lái chiếc Toyota RAV4 về garage trong nhà tại Florida và rời khỏi chiếc xe nhưng không tắt máy. 29 tiếng sau, người đàn ông được phát hiện đã tử vong, trong nhà tràn ngập khí CO. “Sau 75 năm lái xe, bố tôi nghĩ rằng khi ông rời khỏi xe cùng chìa khóa có nghĩa ôtô đã tắt máy”, Doug con trai ông Schaub cho biết, theo NYTimes.
Ông Schaub là một trong số gần 30 người tử vong do khí CO tại Mỹ kể từ năm 2006, với lý do quên tắt động cơ khi rời khỏi xe. Ngoài ra, còn nhiều người khác gặp tổn thương về não, với nguyên nhân tương tự.
Theo Edmunds (trang dữ liệu ôtô hàng đầu nước Mỹ), khởi động bằng nút bấm là trang bị tiêu chuẩn với khoảng hơn 8 triệu xe mới bán tại Mỹ mỗi năm. Thay vì sử dụng chìa khóa cơ, tài xế chỉ cần mang theo một chiếc khóa thông minh và khởi động xe bằng một nút bấm bên trong cabin. Tuy nhiên, đối với những tài xế già, thói quen sử dụng chìa khóa cơ để tắt máy, đồng thời động cơ xe hiện tại quá êm có thể dẫn đến sơ suất không đáng có khi dùng khóa thông minh.
Khởi động bằng nút bầm mang đến tiện dụng cho người dùng, nhưng cũng có hiểm họa đi kèm.
7 năm trước, một nhóm nghiên cứu trong ngành công nghiệp ôtô đã kêu gọi nhà sản xuất đưa ra cảnh báo bằng âm thanh khi tài xế cầm chìa khóa rời xe, không tắt động cơ hoặc có chức năng tự động tắt máy trong khoảng thời gian nhất định khi ở chế độ chờ không có chìa khóa trong xe. Cơ quan an toàn giao thông Mỹ đã đề xuất quy định liên bang về việc trang bị chức năng cảnh báo cho người dùng ôtô khi quên tắt máy. Mặc dù vậy, các nhà sản xuất xe cho biết đề xuất này vẫn đang được xem xét.
Hiện những người đưa ra đề xuất đang tìm kiếm sự hợp tác của các hãng xe tình nguyện thử nghiệm tính năng cảnh báo. Trong 17 hãng xe được khảo sát, một số hãng đã có trang bị hiện đại hơn đề xuất trong khi nhiều hãng khác chưa có bất kỳ cảnh báo nào.
Video đang HOT
Các biện pháp an toàn trở thành vấn đề tranh cãi giữa các nhà sản xuất, thậm chí ngay trong nội bộ công ty. Toyota có hệ thống cảnh báo âm thanh cả bên trong và bên ngoài xe, để nhắc tài xế khi cầm chìa khóa rời xe mà chưa tắt động cơ. Tuy nhiên, khi các kỹ sư của hãng đưa cách hiệu quả hơn, sử dụng đèn nháy hoặc tiếng còi, những người đứng đầu công ty đã bác bỏ.
Theo The Times, các dòng xe của Toyota, bao gồm cả Lexus, chiếm phân nửa những vụ tai nạn liên quan đến khí CO. Trong khi đó, hãng xe Nhật Bản cho biết chìa khóa thông minh của họ đáp ứng hoặc vượt quá tiêu chuẩn quy định.
Chìa khóa thông minh có nhiều chức năng, hiện đại, nhưng cũng kèm bất lợi.
Một số hãng đã thiết kế những dòng xe mới cảnh báo tài xế thường xuyên hơn hoặc tự động tắt động cơ trong khoảng thời gian nhất định. Hệ thống khóa thông minh của Ford trang bị tính năng tự động tắt động cơ sau 30 phút chạy không tải từ năm 2013, nếu như chìa khóa không ở trong xe. Hệ thống cảnh báo này không có sẵn trên nhiều dòng xe, đặc biệt những xe đời cũ. Theo báo cáo của GM, tập đoàn này đã phải chi 5 USD cho mỗi xe để lắp hệ thống tự động tắt máy trong đợt triệu hồi năm 2015.
Những vụ tử vong liên quan đến khí CO hiện không còn là bí mật. Lãnh đạo cơ quan phòng cháy cứu hộ Florida chứng kiến nhiều vụ việc tai nạn liên quan đến loại khí này. Nhiều vụ kiện tụng đã xảy ra.
Số vụ tử vong liên quan đến khí CO do quên tắt động cơ của xe sử dụng khóa thông minh hiện không có thống kê chính xác. Trong năm 2016, năm có số liệu thống kê gần nhất, cơ quan an toàn ghi nhận 4 trường hợp tử vong. Theo The Times, kể từ năm 2006 đến nay, ít nhất 28 người chết và 45 người bị thương liên quan đến vấn đề trên.
Carbon Monoxide (CO) là loại khí không màu, không mùi, làm giảm lượng ôxy chuyển đến tim, não và nhiều bộ phận khác của cơ thể. Người bị nạn bởi loại khí này có thể bị phát ban đỏ khắp cơ thể. Những người may mắn sống sót có thể bị tổn thương não nghiêm trọng.
Ở vụ tai nạn tại nhà ông Schaub, nồng độ khí CO đo được vượt quá 30 lần khả năng chịu đựng của con người. Thi thể người đàn ông này được phát hiện trên giường, với những nốt phát ban ở đầu và ngực
Theo Autobikes.vn
Sử dụng chế độ sưởi ấm trên ô tô khi trời lạnh như nào cho hợp lý?
Việc sử dụng chế độ sưởi ấm trên ô tô khi trời lạnh là điều cực kỳ cần thiết khi miền Bắc đang lạnh 9-10 độ. Tuy nhiên, việc sử dụng như nào thì không phải ai cũng biết. Và dưới đây là những bí kíp để sử dụng tiện nghi này sao cho hiệu quả.
Nhiều người cho rằng, khi đó kín cửa xe thì nhiệt độ trong xe cũng đủ ấm và không cần hệ thống sưởi. Họ cho rằng, không bật hệ thống sưởi sẽ giúp xe tiết kiệm được nhiên liệu. Tuy nhiên đầy là một quan niệm sai lầm. Vậy, cần sử dụng hệ thống sưởi trên ô tô như thế nào cho đúng?
Cơ chế hoạt động của điều hoà làm ấm trong ô tô
Nhiều người cho rằng điều hoà trên ô tô cũng là điều hoà hai chiều như ở gia đình. Họ có thể chỉnh mát hoặc chỉnh nóng tuỳ thích. Tuy nhiên, đó là nhận thức sai lầm. Điều hoà trên ô tô thực chất chỉ có một chiều lạnh.
Hệ thống sưởi hoạt động độc lập với điều hoà trong xe ô tô
Hệ thống làm nóng hoạt động độc lập với dàn lạnh (chỉ chung quạt gió). Hệ thống làm nóng sẽ gom nhiệt từ két nước làm mát sau khi chạy qua động cơ. Lúc này, nhiệt độ sẽ được gom vào nước, chảy qua đường ống gần mặt táp-lô. Lúc này, quạt gió sẽ thổi không khí được làm nóng từ dòng nước vào cabin để sưởi ấm.
Bật chế độ sưởi khi xe bắt đầu khởi hành, quạt gió sẽ không thổi gió nóng ngay. Chỉ khi động cơ xe đủ nóng (thông thường vài phút xe nổ máy), nhiệt độ mới dần tăng lên.
Các dòng xe cao cấp đều tích hợp hệ thống sưởi ấm ở ghế, vô lăng, tay nắm cửa... Hệ thống này chạy bằng năng lượng điện nên về lý thuyết cũng không tiêu hao nhiều nhiên liệu của xe.
Khi để chế độ sưởi có bật nút A/C không
Trong thực tế, nhiều người sử dụng ô tô vẫn lầm tưởng việc bật chế độ sưởi vẫn phải bắt đầu từ nút A/C. Tuy nhiên, đây là một sai lầm. Điều hoà trong ô tô chỉ có một chiều lạnh chứ không phải điều hoà hai chiều như điều hoà trong các gia đình.
Hệ thống sưởi hoạt động độc lập với diều hoà (chỉ chung quạt gió). Chính vì vậy, khi bật chế độ sưởi, không cần phải bật A/C.
Làm thế nào để kính xe hết mờ
Thời tiết lạnh hoặc trong điều kiện mưa ẩm, lượng hơi nước trong xe thường ngưng tự ở kính làm cho kính xe bị mờ. Làm kính hết mờ cũng có nghĩa là phải giải phóng hết chỗ hơi nước trong xe.
Thời tiết lạnh hoặc mưa ẩm làm kính mờ, gây ảnh hưởng đến tầm nhìn của lái xe (Ảnh Dân Trí)
Nhiều người băn khoăn nên bật điều hoà hay khởi động hệ thống sưởi. Thực tế, cả hai cách này đều có thể làm khô kính. Tuy nhiên, để làm khô kính nhanh, khi bắt đầu khởi động xe nên bật điều hoà ở chế độ quạt gió lên hết kính. Sau khoảng 1 phút, kính sẽ khô.
Sau khi kính khô, chuyển chế độ gió về cabin. Lúc này, bật chế độ nóng hay lạnh là do nhu cầu của mỗi người.
Lưu ý khi bật chế độ sưởi ấm trên ô tô
Khi bật chế độ sưởi, lái xe chú ý không nên để nhiệt độ nóng ấm hơn quá nhiều so với bên ngoài. Theo các chuyên gia sức khoẻ, chỉ cần để người ngồi trong xe không cảm thấy lạnh là được.
Trước khi xuống xe nên tắt chế độ sưởi để cơ thể thích nghi với nhiệt độ bên ngoài. Nếu để nhiệt độ trong xe cao hơn nhiều nhiệt độ ngoài trời, khi xuống xe có thể dẫn tới tình trạng sốc nhiệt.
Theo Autobikes
Những dấu hiệu đáng báo động của ô tô Hệ thống điều khiển động cơ (ECU hay ECM, PCM) là một trong những bộ phận quan trọng nhất, được ví như "bộ não" của ô tô, nên khi nó trục trặc thì có thể kéo theo hàng loạt rắc rối cho xe. Do đó, tài xế nên biết một số dấu hiệu cho thấy ECU có vấn đề để sớm có giải...