Ôtô được gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt: Không giúp giảm giá xe
Chính sách gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt được ban hành có ý nghĩa với doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước. Tuy nhiên, việc giãn thuế tiêu thụ đặc biệt không giúp cho giá ôtô giảm.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 109/2020/NĐ-CP cho phép các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô con trong nước, được gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.
Theo đó, với số thuế tiêu thụ đặc biệt, phát sinh của kỳ tính thuế tháng 3.2020 nộp chậm nhất là ngày 20.9.2020, tháng 4.2020 chậm nhất vào ngày 20.10.2020, tháng 5.2020 chậm nhất vào ngày 20.11.2020. Các tháng 6, 7, 8, 9 và 10 nộp chậm nhất vào ngày 20.12.2020.
Chính sách gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt được ban hành, theo một số chuyên gia “có ý nghĩa với doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước”.
Bởi, mục đích của việc giãn thuế, giúp cho doanh nghiệp có khả năng duy trì dòng tiền, nhất là các doanh nghiệp “lao đao” vì dịch COVID-19 trong thời gian vừa qua.
Video đang HOT
Ôtô trong nước được gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt. Ảnh: TTXVN
Tuy nhiên, việc giãn thuế tiêu thụ đặc biệt không giúp cho giá ôtô giảm. Bởi doanh nghiệp chỉ được lùi thời hạn nộp vào chu kỳ sau, chứ không được miễn và vẫn phải nộp đầy đủ. Giá xe ôtô chỉ có thể giảm khi thuế giảm.
Ông Trương Văn Tân – Giám đốc Trung tâm lái xe Học viện Quốc tế cho Lao Động – cho biết, mới đây, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân, thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ đã đề xuất Chính phủ trình Quốc hội giảm thuế thu nhập doanh nghiệp 30% cho toàn bộ doanh nghiệp trong năm 2020, thay vì chỉ áp dụng với doanh nghiệp có tổng doanh thu không quá 200 tỉ đồng. Đồng thời đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 5%, nhằm giảm chi phí cho người tiêu dùng, kích cầu sau dịch.
“Tôi cho rằng, đây là những đề xuất rất phù hợp với tình hình hiện tại, góp phần kích cầu cho thị trường xe nội địa. Nếu những chính sách này được áp dụng, các doanh nghiệp ôtô và người tiêu dùng được hưởng lợi. Khi đó, giá mỗi chiếc xe có thể giảm thêm khoảng 5%, cùng với việc giảm 50% phí trước bạ”, ông Tân nói.
Theo báo cáo của Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) vừa công bố, tháng 8 vừa qua, doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 20.655 xe. Trong đó doanh số của các dòng xe du lịch, thương mại, xe chuyên dụng đều giảm so với tháng trước.
Sản lượng xe lắp ráp trong nước đạt 12.869 xe, giảm 20% so với tháng trước. Tính chung 8 tháng tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường giảm 25% và doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước giảm 19%.
Tại Việt Nam, hiện mức thuế Tiêu thụ đặc biệt đánh vào ôtô vẫn thấp nhất là 35%, cao nhất là 150% tùy theo dung tích xy lanh (từ 1.0 đến 6.0L).
Nhiều nước hiện nay đã và đang bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe hơi sử dụng động cơ điện, nhiên liệu sinh học, nhiên liệu thân thiện môi trường hoặc xe có dung tích xy lanh nhỏ dưới 1,5L nhằm chuyển đổi phương tiện giao thông.
Việt Nam đã bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm điều hòa, tủ lạnh từ nhiều năm trước đây, song đối với phương tiện ô tô chỉ giảm từ 45% xuống 35%.
Volkswagen Việt Nam bị cuốn vào "cơn lốc" giảm giá xe
Trước động thái giảm giá xe mạnh của các thương hiệu khác trên thị trường, Volkswagen Việt Nam cũng bị cuốn vào "vòng xoáy".
Volkswagen Việt Nam bị cuốn vào "cơn lốc" giảm giá xe - Ảnh minh hoạ.
Hai dòng xe chủ lực của Volkswagen tại Việt Nam là Tiguan Allspace và Passat cùng lúc được điều chỉnh giảm giá với giá trị lớn, trong giai đoạn tháng 7 âm lịch, thời điểm vốn là điểm trũng nhất của thị trường ô tô trong nước.
Tuy nhiên, khác với các thương hiệu xe khác, Volkswagen Việt Nam chỉ áp dụng chính sách giảm giá xe theo hình thức tặng phí trước bạ hoặc một năm bảo hiểm vật chất.
Cụ thể, mẫu Tiguan Allspace Luxury có giá bán lẻ 1,8 tỷ đồng được hỗ trợ mức lệ phí trước bạ trị giá 120 triệu đồng. Trong khi đó, phiên bản Tiguan Allspace Luxury S sẽ được tặng kèm một năm bảo hiểm vật chất trị giá 30 triệu đồng. Người mua mẫu sedan Passat BlueMotion High trị giá 1,48 tỷ đồng trước ngày 30/9 sẽ được Volkswagen Việt Nam hỗ trợ 100% phí trước bạ, tương đương 177,6 triệu đồng.
Thị trường ô tô Việt Nam đang chịu ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid-19. Liên tục trong những tháng gần đây, các doanh nghiệp kinh doanh ô tô trong nước đồng loạt điều chỉnh giảm giá xe với giá trị lên đến cả trăm triệu đồng, với mục tiêu kích thích nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng trong nước.
Doanh nghiệp ôtô trong nước sẽ được gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt Việc gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm giúp các doanh nghiệp sản xuất hoặc lắp ráp ôtô trong nước tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng dịch COVID-19, thúc đẩy sản xuất. Công nhân lắp ráp ôtô tại Nhà máy ôtô Huyndai Thành Công Việt Nam. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN) Bộ Tài chính cho biết Bộ đang trình Chính phủ dự...