Ôtô dùng chung biển xanh ở Ninh Bình ‘để phục vụ công tác’
Đại diện Công an tỉnh Ninh Bình cho biết, hai chiếc xe gắn biển “tứ quý chín” đều thuộc sở hữu của cơ quan này và việc gắn biển đẹp nhằm mục đích thực hiện nhiệm vụ chung.
Ngày 12/6, thượng tá Lã Hồng Phúc, Chánh Văn phòng Công an tỉnh Ninh Bình cho biết, chiếc Toyota Camry và Ford Expedition gắn chung biển xanh đều của công an tỉnh quản lý sử dụng.
Biển số thật của chiếc Ford Expedition là 80B – 4318. Ảnh: T.P.
Theo lý giải của người phát ngôn Công an Ninh Bình, biển kiểm soát 35A – 9999 trước đây được cấp cho chiếc Toyata Land Cruiser (cũng do cơ quan này sử dụng), hiện chiếc xe đã hỏng không thể lưu hành, nhưng biển kiểm soát tứ quý chín chưa bị CSGT thu hồi nên lái xe vẫn quản lý.
Chiếc Ford Expedition được Bộ Công an cấp cho Công an tỉnh Ninh Bình chuyên dùng chở lãnh đạo đi công tác có biển số thật là 80B – 4318. Ông Phúc cho hay, chỉ có một lần chiếc Ford đeo biển 35A – 9999 là dịp Đại lễ Vesak 2014 tổ chức ở chùa Bái Đính vừa qua. “Anh em lái xe họ lấy biển cũ đeo vào để tiện cho công tác bảo vệ, thực hiện nhiệm vụ chung”, thượng tá Phúc lý giải.
Video đang HOT
Cũng theo vị Chánh văn phòng, trong một số trường hợp, xe của lực lượng công an có thể cần phải hóa trang bằng việc dùng biển kiểm soát khác, song việc này chỉ diễn ra trong một thời gian nhất định.
Về chiếc Toyota Camry, theo thượng tá Phúc, xe này vừa được Bộ Công an cấp cho công an tỉnh đầu tháng 4/2014. Chiếc xe được giao cho Phòng PC 67 làm nhiệm vụ dẫn đường và mang biển kiểm soát thật là 35A – 001.15. Trả lời câu hỏi về việc tại sao chiếc xe chỉ làm nhiệm vụ dẫn đường mà phải gắn biển đẹp, ông Phúc nhận định, “có thể do lái xe tự ý lắp vào”.
Chiếc Camry cũng được Bộ Công an cấp cho Công an Ninh Bình chuyên làm nhiệm vụ dẫn đường và biển kiểm soát thật của xe này là 35A – 001.15. Ảnh: T.P.
“Biển số 35A – 9999 là biển số thật. Hai xe dùng trong hai thời điểm khác nhau chứ không phải cùng sử dụng đi trên đường như dư luận phản ánh. Hiện nay, biển số đó không có xe nào sử dụng cả”, ông Phúc khẳng định.
Chánh văn phòng Công an tỉnh Ninh Bình cho hay, sẽ báo cáo sự việc lên lãnh đạo và yêu cầu lái xe giải trình cụ thể đã lắp biển như thế nào, sử dụng ra sao. Nếu phát hiện lái xe vi phạm quy chế ngành, Công an tỉnh sẽ kiểm điểm, tùy từng mức độ vi phạm để xử lý.
Theo VNE
Trùm cá độ trong vụ The Vissai Ninh Bình bị bắt
Đào Đức Lợi, nghi can thứ ba trong vụ án các cầu thủ Ninh Bình cá độ bóng đá tại giải AFC Cup, đã bị bắt.
Chiều 14/5, trao đổi với VnExpress, thượng tá Lã Hồng Phúc, Chánh văn phòng Công an tỉnh Ninh Bình cho biết, cơ quan điều tra tỉnh này vừa bắt giữ nghi can Đào Đức Lợi (36 tuổi, trú tại xã An Hưng, huyện An Dương, Hải Phòng).
Nghi can Đào Đức Lợi. Ảnh: Công an cung cấp.
Ngoài việc bị điều tra về hành vi Tổ chức đánh bạc, Lợi là một trong 10 bị can (trong đó có 9 cầu thủ The Vissai Ninh Bình) bị khởi tố về tội Đánh bạc.Đến nay, đã có 3 bị can bị bắt tạm giam gồm Lợi và hai cầu thủ Trần Mạnh Dũng, Nguyễn Mạnh Dũng, những người còn lại đang được tại ngoại hầu tra.
Theo kết quả điều tra ban đầu, 3 ngày trước khi thi đấu với đội Kelantan (Malaysia) trong khuôn khổ vòng bảng AFC Cup, ngày 15/3, tại khách sạn The Vissai Ninh Bình, tiền vệ Trần Mạnh Dũng đã rủ thủ môn Nguyễn Mạnh Dũng cùng hai hậu vệ Lê Quang Hùng và Lê Văn Duyệt tham gia cá độ.
Hai hôm sau, tại khách sạn ở Malaysia, Trần Mạnh Dũng rủ thêm một số cầu thủ tham gia chung độ với hình thức bắt kèo "tài ba hòa". Tổng tiền cá độ là 2 tỷ đồng, nếu thua thì chia đều số tiền trên để trả, nếu thắng thì chia đều cho các thành viên chung độ.
Sau khi thống nhất, Trần Mạnh Dũng và Nguyễn Mạnh Dũng dùng điện thoại di động (lắp sim của Malaysia) liên lạc với Lợi để đặt độ và được người này chấp nhận số tiền 1,02 tỷ đồng. Kết thúc trận đấu, CLB V. Ninh Bình thắng Kelantan với tỷ số 3-2, các cầu thủ thắng cá độ được nhận 800 triệu đồng.
Ngày 19/3, khi đội về TP HCM, nhằm tránh bị phát hiện, Trần Mạnh Dũng gọi điện yêu cầu Lợi chuyển tiền thắng độ thông qua người bạn của thủ môn Nguyễn Mạnh Dũng tại TP HCM là Trần Công Thành.
Số tiền này được chia cụ thể như sau: đá chính là Lê Quang Hùng, Lê Văn Duyệt, Nguyễn Gia Từ, Nguyễn Văn Hưng mỗi người được 85 triệu đồng; các cầu thủ dự bị Chu Ngọc Anh, Phan Anh Tuấn, Nguyễn Mạnh Dũng, Phạm Xuân Phú và Trần Mạnh Dũng mỗi người 75 triệu đồng; Trần Mạnh Dũng đưa 20 triệu đồng cho tiền vệ Lê Văn Thắng - người biết việc cá độ nhưng không tham gia.
Theo lời khai của Trần Mạnh Dũng, sau khi Lợi chuyển tiền thì tiền vệ Hoàng Danh Ngọc nhắn tin dọa sẽ báo cáo Ban huấn luyện. Vì vậy, anh này đã nhờ Lợi đưa số tiền 50 triệu đồng cho Ngọc. Theo Dũng, đây là việc làm tự nguyện chứ không bị đe dọa hay ép buộc.
Trần Mạnh Dũng cũng chuyển cho Lợi 15 triệu đồng. Hiện các cầu thủ tham gia làm độ đã giao nộp toàn bộ số tiền cho cơ quan điều tra.
Theo VNE
Xe lãnh đạo công an lắp biển "tứ quý 9" để... tiện công tác Theo Chánh văn phòng Công an tỉnh Ninh Bình, chiếc xe Ford Expedition được Bộ Công an cấp, mang biển kiểm soát 80B. Tuy nhiên, trong dịp Đại lễ Vesak vừa qua, chiếc xe này được đeo biển 35A-9999 để... tiện công tác. "Hóa trang" vì công việc chung? Như đã đưa tin, thời gian qua, dư luận tỉnh Ninh Bình xôn xao...