Ôtô điện liên tiếp đạt mức kỷ lục
Thị phần ôtô điện ở Na Uy chiếm 60% toàn thị trường trong nửa đầu năm, trong khi Tesla cũng vượt doanh số dự kiến tại Mỹ.
Na Uy từ lâu là thị trường hàng đầu thế giới về xe điện. Quốc gia này có mục tiêu rõ ràng và đầy tham vọng về điện khí hóa khi mọi mẫu xe mới chạy trên đường đều là xe điện, tính đến 2025.
Thị phần trung bình của dòng xe điện trên thế giới hiện khoảng 3%, nhưng ở Na Uy, con số gấp nhiều lần. Năm 2019, 56% số xe mới bán ra tại đây là xe điện (hoàn toàn chạy điện hoặc plug-in hybrid).
Audi e-tron – xe điện bán chạy nhất tại Na Uy nửa đầu 2020. Ảnh: Audi
Nửa đầu 2020, thị phần xe điện ở Na Uy đạt gần 60%, trong khi xe chạy điện hoàn toàn tăng từ mức 45% lên 48%. Thực tế, doanh số xe điện giảm 19% – điều không gây ngạc nhiên do ảnh hưởng của dịch Covid-19 tới nền kinh tế chung – nhưng thị phần lại tăng bởi tổng doanh số đang đà giảm hơn 24%.
Cùng lúc, tại Mỹ, Tesla công bố doanh số nhiều hơn dự kiến. Hãng xe điện bán được 90.650 chiếc chỉ trong quý II. Chỉ vài tuần trước, phần lớn các con số dự tính ở Wall Street đều đưa ra ở mức 60.000-70.000 xe đối với Tesla. Những người lạc quan nhất cũng chỉ cho rằng hãng Mỹ bán được khoảng 80.000 xe. Trong quý I, doanh số của Tesla là 88.000 xe.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Tesla không phải hãng dẫn đầu về doanh số xe điện tại Na Uy. Audi e-tron mới là quán quân với hơn 5.500 xe điện bán được trong nửa đầu năm.
Trong tháng 3, thị trường Đức cũng ghi nhận mức tăng 104% ở phân khúc xe sạc điện, chiếm khoảng 9% doanh số toàn thị trường. Số xe mới dùng động cơ điện đăng ký trong tháng 3 tại Đức là 19.755 xe.
Tesla bán được hơn 80.000 chiếc Model 3 trong quý II tại Mỹ. Ảnh: Tesla
Tháng 4, tại Anh, Tesla chiếm đầu bảng doanh số trong khi toàn thị trường giảm 97% trong tháng 4, thấp nhất kể từ 1946, với chỉ 4.320 xe bán ra. Trong số lượng ít ỏi này, phần lớn là ôtô điện, như Tesla Model 3. Phân khúc xe điện cũng có mức giảm thấp nhất so với toàn thị trường, là 10%. Trong khi đó, ôtô động cơ xăng giảm 98,5%, xe máy dầu giảm 97,6%, dòng hybrid và hybrid sạc điện đều giảm trên 90%.
Năm 2019, các chuyên gia từng dự đoán 2020 sẽ là năm của xe điện. Mục tiêu cắt giảm khí thải với những quy định ngày càng nghiêm ngặt khiến các hãng vốn chỉ nhắm tới các thị trường ngách chuyển sang hướng nghiêm túc hơn với sự ra mắt của các mẫu xe điện đầu bảng.
Các quy định mới của Liên minh Châu Âu có hiệu lực vào ngày 1/1 áp phạt nặng lên các hãng xe nếu lượng khí thải CO2 trung bình từ ôtô mà họ bán tăng trên 95 g/km. Nếu các hãng ôtô vượt quá giới hạn này, họ sẽ phải trả khoản phạt 95 Euro (106 USD) cho mỗi gram quá quy định, nhân với tổng số ôtô mà họ bán ra.
Dịch Covid-19 doạ xoá sổ một hãng xe điện
Dừng sản xuất, cho nhân viên nghỉ việc... một hãng xe chạy điện có nhà máy ở Trung Quốc và văn phòng tại Mỹ đang trong tình trạng cầm cự, tiêu nốt những đồng vốn cuối cùng.
Hãng xe chạy điện Byton đã phải dừng gần như toàn bộ hoạt động, trong đó có sản xuất tại nhà máy ở Nam Kinh, Trung Quốc, từ hôm qua, ngày 1/7, để gọi thêm vốn và áp dụng các biện pháp cắt giảm chi phí, trong bối cảnh công ty bị tác động nặng nề bởi đại dịch Covid-19.
Công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực xe chạy điện này được cho là đã cho một nửa nhân viên tại Mỹ nghỉ việc không lương từ tháng 4 năm nay, và hiện đang nợ lương các nhân viên còn lại. Byton dự kiến sẽ bắt đầu trả lương trở lại cho nhân viên từ tháng 7 này.
Byton khuyến khích nhân viên tự nguyện nghỉ việc để được ưu tiên trả lương.
"Dịch bệnh do virus corona chủng mới đã đặt ra những thách thức lớn cho tình hình tài chính và hoạt động sản xuất của Byton," công ty cho biết. "Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng và lắng nghe ý kiến của các cổ đông cũng như ban lãnh đạo, chúng tôi đã quyết định từ ngày 1/7 sẽ khởi động kế hoạch cắt giảm chi phí nhân công và tái cơ cấu về mặt chiến lược cho doanh nghiệp."
Theo đó, Byton sẽ chỉ giữ lại một số nhân viên để duy trì hoạt động cơ bản ở mức tối thiểu, theo hãng tin Bloomberg.
Kế hoạch ban đầu của Byton là tung ra thị trường mẫu SUV chạy điện M-Byte (trong ảnh) ở Trung Quốc vào cuối năm nay và tại Mỹ vào năm sau.
Hãng xe điện Byton do các nhân viên cũ của BMW và Nissan thành lập, với nguồn vốn đến từ Tập đoàn FAW và nhà cung cấp pin CATL của Trung Quốc.
Mẫu Byton M-Byte đã bước vào giai đoạn tiền sản xuất tại nhà máy ở Nam Kinh vào tháng 4 năm ngoái, khi những chiếc xe đầu tiên xuất xưởng. Mẫu SUV chạy điện này sẽ có hai phiên bản: mô-tơ 72kWh cho công suất 268 mã lực và chạy được 360 km sau mỗi lần sạc, và phiên bản hai mô-tơ điện 95 kWh có công suất 403 mã lực và chạy được 435 km theo tiêu chuẩn WLTP.
Màn hình siêu rộng (48 inch) là điểm nổi bật nhật bên trong xe Byton M-Byte
Vượt Toyota, Tesla là hãng xe giá trị nhất thế giới Sau khi cổ phiếu tăng 3,7% lên 1.119 USD giúp vốn hóa hãng xe điện Tesla đã lên 207 tỷ USD, cao hơn so với 205 tỷ USD của Toyota. Tesla là hãng xe giá trị nhất thế giới. Ảnh minh họa Chốt phiên 2/7, cổ phiếu Tesla tăng 3,7% lên 1.119 USD. Mã này đã tăng 5 lần trong một năm qua,...