Ôtô điện giá rẻ Trung Quốc Nano Box đạt doanh số kỷ lục vì sở hữu công nghệ tối ưu
Ôtô điện giá rẻ Trung Quốc dù mới ra mắt nhưng đã đạt doanh số kỷ lục với hơn 10.000 đơn hàng chỉ sau 24 giờ mở bán. Vậy ô tô này có công nghệ gì đặc biệt?
Hãng Dongfeng (Trung Quốc) vừa mở bán mẫu ôtô điện Nano Box được đánh giá có nhiều điểm tương đồng với chiếc Renault Kwid, vốn đã xuất khẩu sang châu Âu với tên gọi Dacia Spring.
Tuy thuộc phân cấp giá rẻ nhưng xe Nano Box được thiết kế với nhiều tiện ích. Về ngoại thất, Nano Box có cụm đèn pha LED tách rời được nối với nhau bằng dải trang trí chrome, giúp tăng chiều rộng thân xe một cách trực quan. Cổng sạc được đặt ở phía trước và dòng xe này cũng áp dụng thiết kế tay nắm cửa bán ẩn.
Về nội thất, xe Nano Box có cụm đồng hồ 7 inch, màn hình điều khiển trung tâm 10 inch. Xe trang bị hệ thống điều khiển cửa, điều khiển điều hòa không khí từ xa, định vị xe, quản lý sạc, chuẩn đoán tình trạng xe thông qua 1 ứng dụng được cài đặt trên điện thoại thông minh.
Xe điện Trung Quốc giá rẻ nhưng sở hữu nhiều công nghệ tối ưu. Ảnh: Người Lao động
“Cửa gió điều hòa và bảng điều khiển điều hòa nằm bên dưới màn hình điều khiển trung tâm. Ngoài ra, xe còn có thêm tính năng nhận diện giọng nói và kết nối Bluetooth” – trang Carscoops cho hay.
Video đang HOT
Nano Box sử dụng động cơ điện sản sinh công suất 44 mã lực và mô-men xoắn 125 Nm. Cụm pin trên Nano Box giúp xe có phạm vi hoạt động lên tới 331 km. Pin xe trên xe có thể sạc từ 30% lên 80% trong 30 phút, trong khi sạc đầy mất 4 giờ.
Trên mỗi chiếc Nano Box còn có một số trang thiết bị cơ bản như cảm biến đỗ xe phía sau, ABS, EBD hay hệ thống radar khi lùi, nhằm đảm bảo an toàn. Nano Box có 4 tùy chọn màu ngoại thất kết hợp điểm nhấn màu trắng hoặc vàng. Phiên bản màu hồng sẽ được bán ra vào quý 4 năm nay.
“Nano Box không phải là xe điện duy nhất của Dongfeng, hãng còn sản xuất các phiên bản khác, bao gồm Aeolus EX1, Dongfeng Fengxing T1, Dongfeng Fengguang E1, Venucia e30. Tất cả chiếc xe này, bao gồm cả Nano Box, đều được sản xuất trong cùng một nhà máy” – thông tin từ Carscoops cho hay.
Dù trang bị nhiều tiện ích, giá xe do hãng đề xuất chỉ từ 65.700 – 71.700 nhân dân tệ (khoảng 228-249 triệu đồng) nên chỉ sau 24 giờ mở bán, hãng Trung Quốc đã nhận được hơn 10.000 đơn hàng. Trong 5 năm tới, Dongfeng dự kiến tiếp tục tung ra thị trường từ 3 đến 5 mẫu xe mới, bao gồm các dòng SUV và Sedan.
Nói tới xe ôtô điện Trung Quốc, trước đó Chủ tịch của Daihatsu Motor (Nhật bản) thừa nhận rằng xe điện giá rẻ từ Trung Quốc là mối đe dọa lớn đối với các nhà sản xuất ôtô Nhật Bản. Phần lớn nhà sản xuất ôtô Nhật Bản đã chậm chạp trong việc chuyển đổi từ động cơ đốt trong sang xe điện, tạo điều kiện cho các công ty Trung Quốc mở cửa thị trường.
Phát biểu với Nikkei Asia, ông chủ Soichiro Okudaira của Daihatsu cho biết, công ty đang nỗ lực để cạnh tranh với những gì người Trung Quốc đã tạo ra.
“Các khái niệm thiết kế xe hơi (của Trung Quốc) không chỉ đơn giản là sự mở rộng của những gì đã có. Ví dụ, pin và động cơ được làm mát bằng không khí thay vì nước như trước. Có thể còn nhiều nhược điểm, chẳng hạn không phù hợp để chạy tốc độ cao lâu, nhưng giá rẻ là ưu thế. Công ty chúng tôi sẽ trở lại với những gì cơ bản nhất của nền sản xuất ôtô và tập trung vào xe điện giá rẻ. Nhất định phải có khả năng cạnh tranh về giá”, ông nói.
Ông Okudaira cho biết thêm: “Daihatsu đang xem xét nhiều khả năng, bao gồm cả việc mua pin do Trung Quốc sản xuất. Sẽ cần một khoản đầu tư hàng chục tỷ yên hoặc hơn để điện khí hóa toàn bộ mẫu xe mới vào năm 2030, nên chúng tôi đang hợp tác với công ty mẹ Toyota Motor. Chúng tôi, cùng với Suzuki Motor, đang tham gia vào liên minh phát triển xe điện do Toyota và Isuzu đồng sở hữu, và chúng tôi sẽ cùng nhau phát triển các công nghệ có liên quan”.
Chip Trung Quốc tự phát triển thua xa chip ngoại, đến hãng xe nội địa cũng 'chê'
Hai hãng xe điện Trung Quốc Li Auto và Geely Zeekr quảng bá chip Qualcomm Snapdragon SA8155P như một tính năng đắt giá trên các phương tiện của mình.
Trong các tài liệu quảng bá, nhà sản xuất ô tô điện lớn của Trung Quốc là Li Auto nhấn mạnh buồng lái thông minh của mẫu xe L9, trang bị hai con chip Snapdragon SA8155P của Qualcomm. Trong khi đó, Zeerkr, một thương hiệu xe mới của nhà sản xuất Geely cho biết buồng lái thông minh trong phiên bản 001 cải tiến ra mắt tuần này cũng sử dụng chip tương tự, thay thế chip 820A trước đây.
Mẫu xe điện Zeekr 001 của Geely trưng bày tại Triển lãm Xe hơi Thượng Hải năm 2021. (Ảnh: Reuters)
Li Auto và Zeekr nằm trong hàng dài danh sách các hãng xe điện Trung Quốc, bao gồm Xpeng và Nio, ứng dụng chip cao cấp 8155P trong các mẫu xe mới nhất. Nó giúp Qualcomm - vốn đã dẫn đầu trên thị trường smartphone - nới rộng khoảng cách trên thị trường xe điện Đại lục.
Theo một nhân viên của Li Auto, chip SA8155P của Qualcomm có thông số và sức mạnh điện toán tốt hơn các sản phẩm tương đương của đối thủ. Được điều chỉnh từ chip 855 cho smartphone SA8155P mang đến sức mạnh điện toán cho các hệ thống buồng lái thông minh dựa trên Android, thường trang bị nhiều màn hình và cảm biến khác nhau.
Sự thống trị của Qualcomm nhấn mạnh sự lệ thuộc của Trung Quốc vào chip cao cấp nhập khẩu, bất chấp nỗ lực tự chủ bán dẫn của nước này. Dù khối lượng nhập khẩu vi mạch của Trung Quốc đã giảm 10,4% trong nửa đầu năm nay, kim ngạch lại tăng lên 6,4% đạt 210 tỷ USD, theo dữ liệu của Hải quan Trung Quốc mới công bố.
Để so sánh, kim ngạch nhập khẩu dầu thô trong cùng kỳ của Trung Quốc chỉ là 181 tỷ USD bất chấp giá dầu tăng mạnh.
Geely đã giới thiệu chip SE1000 sản xuất trên quy trình 7nm do công ty nội địa Siengine phát triển để dùng trong các mẫu xe năm sau. Cả Siengine và đối thủ Semidrive đều đang dồn lực sản xuất chip buồng lái thông minh, cạnh tranh với doanh nghiệp ngoại. Song cho đến nay, rất ít chip địa phương cạnh tranh được với Snapdragon SA81155P.
Zhang Junyi, đối tác tại hãng tư vấn Oliver Wyman, cho rằng cần có thời gian để các con chip cây nhà lá vườn bật lên. Qualcomm bắt đầu nghiên cứu nền tảng điện toán cho xe hơi từ năm 2014. Từ đó tới nay, họ ra mắt 4 con chip dùng trong buồng lái: Snapdragon 620A, Snapdragon 820A, Snapdragon SA8155P và Snapdragon SA8259P. Snapdragon SA8259P sẽ được dùng trong xe của Baidu.
Trên toàn cầu, SA81155P là con chip xe hơi được dùng nhiều nhất của Qualcomm nhờ tương thích với Android, hệ điều hành cơ bản trên xe điện của nhiều hãng. Chip hỗ trợ tối đa 6 camera, 3 màn hình độ phân giải 4K và 4 màn hình độ phân giải 2K. Các màn hình cảm ứng hiển thị ứng dụng hay chức năng hỗ trợ tài xế trở nên phổ biến nhờ xe của Tesla, đây là các tính năng ăn khách trên xe điện Trung Quốc.
Thị trường cạnh tranh khốc liệt khiến nhu cầu của chip buồng lái cao cấp cũng nóng lên. Theo ước tính của ngân hàng đầu tư China International Capital, thị trường có thể đạt 20,4 tỷ NDT (3,03 tỷ USD) vào năm 2025. Ngoài Qualcomm, hai công ty Mỹ khác là Nvidia và Intel cũng góp mặt. Nvidia ra mắt chip Drive Orin năm 2019, sẽ được dùng trong xe Robo-01 của Jidu, trong khi đó chip EyeQ4 của Intel sẽ được lắp đặt trong một số mẫu xe của Nio và Xpeng.
Ra mắt xe ô tô lớn chạy điện, có cánh tay robot điều khiển Nhà sản xuất xe điện Human Horizons của Trung Quốc đã tiết lộ một chiếc xe lớn 4 cửa, chạy điện được trang bị nội thất và công nghệ thông minh. Đây là mẫu xe thứ hai của nhà sản xuất xe điện Trung Quốc được đặt tên là HiPhi Z, sau chiếc HiPhi X SUV đang được bán ở Trung Quốc. Human...