Ôtô điện bùng nổ ở châu Âu: Tác động từ chính sách trợ cấp hay xu hướng tiêu dùng mới?
Người dân các nước châu Âu đang sắm ôtô điện với một tốc độ kỷ lục. Nhưng những gì đã diễn ra ở Trung Quốc là một lời cảnh báo rằng xu hướng này có thể không kéo dài…
Các khoản trợ cấp của chính phủ và sự lựa chọn xe ngày càng phong phú giúp thúc đẩy nhu cầu mua ôtô chạy điện của người tiêu dùng châu Âu. Nhưng những gì đã diễn ra ở Trung Quốc là một lời cảnh báo rằng xu hướng này có thể không kéo dài
Người dân các nước châu Âu đang sắm ôtô điện với một tốc độ kỷ lục, và nhờ đó khu vực này đã vượt qua Trung Quốc để trở thành thị trường ôtô chạy điện lớn nhất thế giới. Được khuyến khích bởi các khoản hỗ trợ của chính phủ dành cho người mua ôtô điện và bị thu hút bởi sự xuất hiện của hàng chục mẫu xe điện mới tung ra thị trường, nhiều người tiêu dùng châu Âu nhận thấy đã đến lúc nói lời chia tay với ôtô động cơ đốt trong truyền thống.
LÀN SÓNG NHU CẦU Ô TÔ ĐIỆN Ở CHÂU ÂU
Không có trợ cấp, giá ôtô điện đắt hơn đáng kể so với những mẫu xe tương đương chạy bằng động cơ đốt trong. Các chuyên gia cho rằng ít nhất phải đến cuối thập kỷ này, khi giá pin ôtô điện giảm xuống, nhờ những yếu tố như công nghệ mới, quy mô sản xuất lớn hơn, và mức độ cạnh tranh cao hơn, thì giá xe điện mới có thể cạnh tranh về giá với ôtô truyền thống.
Lúc đầu, phương pháp tiếp cận của châu Âu với ôtô điện đi kèm với nhiều “cây gậy” hơn là “củ cà rốt”. Trong những năm qua, Liên minh châu Âu (EU) liên tục thắt chặt quy định về khí thải, khiến ngành công nghiệp ôtô phải lựa chọn giữa một bên là sản xuất thêm nhiều ôtô điện và xe hybrid, một bên là chịu phạt nặng.
Khi đại dịch Covid-19 ập đến, các chính phủ trong khu vực phải đi tìm những phương thức để vực dậy nền kinh tế và một biện pháp được lựa chọn là hỗ trợ cho những ngành công nghiệp ở tuyến đầu của cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Một phần lớn sự hỗ trợ đó được đưa ra dưới dạng trợ cấp cho người tiêu dùng mua ôtô chạy điện, tạo ra một làn sóng nhu cầu xe điện trong khu vực.
Năm 2020 chứng kiến các hãng xe liên tục đưa ra những mẫu ôtô điện mới cho thị trường châu Âu. Volkswagen – nhà sản xuất ôtô lớn nhất khu vực – trình làng hai mẫu ID.3 và ID.4. Các hãng xe sang như BMW, Mercedes và Audi cũng tung ra các mẫu xe điện cao cấp. Năm nay, Mercedes dự kiến đưa ra thị trường mẫu EQS – một mẫu xe điện kế nhiệm dòng xe cao cấp S-Class.
Tổng cộng, đã có khoảng 65 mẫu ôtô điện mới được tung ra ở thị trường châu Âu trong năm ngoái, nhiều gấp đôi con số ở thị trường Trung Quốc. Năm nay, số mẫu xe điện mới dành cho châu Âu dự kiến là 99 mẫu, trong khi thị trường Mỹ chỉ có 15 mẫu trong năm ngoái và 64 mẫu dự kiến trong năm nay.
Video đang HOT
Các nhà sản xuất nói rằng sự kết hợp đúng thời điểm giữa các biện pháp kích cầu và số lượng lớn những mẫu xe điện mới đã tiếp sức cho cả nhu cầu và nguồn cung trên thị trường ôtô điện ở châu Âu.
Việc xuất hiện phiên bản chạy điện của những mẫu xe quen thuộc cũng là một yếu tố giúp thúc đẩy doanh số ôtô điện ở châu Âu. Ông Hallgeir Langeland, một nhà bảo vệ môi trường 65 tuổi người Na Uy, đã không sở hữu ôtô trong suốt 25 năm. Tuy nhiên, khi hãng Ford tung ra một phiên bản chạy điện hoàn toàn của chiếc Mustang trong năm 2020, ông đã không ngần ngại đặt mua ngay một chiếc. Khi mua chiếc xe, ông Langeland được hưởng trợ cấp theo chính sách của Chính phủ Na Uy – chương trình mà nhờ đó nước này trở thành thị trường ôtô điện lớn nhất thế giới tính theo bình quân đầu người.
LỜI CẢNH BÁO TỪ CÂU CHUYỆN TRUNG QUỐC
Ông Christian Burg, chủ một công ty chuyên xây dựng những ngôi nhà tiết kiệm năng lượng ở Đức, đã lái một chiếc BMW X3 trong suốt nhiều năm. Mùa hè năm ngoái, khi Chính phủ Đức tăng mạnh mức trợ cấp cho ôtô điện, ông mua một chiếc BMW iX3 mới, là phiên bản hybrid cắm xạc của chiếc X3. “Tôi đã nhận khoản trợ cấp 3.750 Euro tiền mặt”, tương đương 4.500 USD – ông Burg cho hay.
Năm 2020, doanh số ôtô chạy điện ở châu Âu tăng 137% đạt 1,4 triệu xe, so với mức tăng 12% đạt 1,3 triệu xe ở Trung Quốc. Tại Mỹ, doanh số ôtô điện trong năm ngoái tăng 4%, đạt 328.000 xe, theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu EV-Volumes.com.
Sự tăng trưởng mạnh mẽ này của thị trường ôtô điện châu Âu khiến nhiều người nhớ lại những gì đã diễn ra ở Trung Quốc vài năm trước. Với quyết tâm dẫn trước các nước phương Tây trong lĩnh vực xe điện, Bắc Kinh đã mạnh tay trợ cấp cho người tiêu dùng mua ôtô điện và yêu cầu các hãng xe phải đảm bảo một tỷ lệ nhất định sản lượng xe hàng năm là xe điện.
Nỗ lực đó của Bắc Kinh đã kéo theo sự ra đời của hàng trăm công ty khởi nghiệp (startup) về ôtô điện, đồng thời đưa thị phần xe điện trên toàn thị trường ôtô nước này lên mức hơn 8% vào giữa năm 2019. Tháng 6/2019, Chính phủ Trung Quốc bắt đầu cắt giảm mạnh trợ cấp, và doanh số xe điện ngay lập tức sụt giảm, về dưới mức 5% tổng doanh số thị trường ôtô vào thời điểm cuối năm đó.
Khi đại dịch Covid xuất hiện, doanh số ôtô điện ở Trung Quốc tiếp tục trượt dốc sâu hơn, làm dấy lên những hoài nghi về khả năng của nước này đạt mục tiêu ôtô điện chiếm 20% tổng doanh số xe mới bán ra vào năm 2025.
Trong năm 2020, Trung Quốc nối lại việc trợ cấp cho ôtô điện, rồi lại cắt giảm các khoản trợ cấp này vào tháng 1 năm nay, trong nỗ lực “cai” thói quen chờ trợ cấp của ngành xe điện, để ngành này tự phát triển trên đôi chân của chính mình.
Các nước châu Âu đang xem xét kế hoạch cắt giảm dần chương trình trợ cấp ôtô điện để tiến tới kết thúc vào cuối năm nay. Giới phân tích cho rằng chính phủ ở những quốc gia sản xuất nhiều ôtô như Đức và Pháp có thể kéo dài chương trình trợ cấp qua năm 2021. Dù hoan nghênh chính sách trợ cấp xe điện, các hãng xe cũng lo ngại rằng biện pháp này chỉ có tác dụng ngắn hạn và sẽ không thể tạo ra một thị trường ôtô điện với sự tăng trưởng bền vững nếu không có thêm những thay đổi mang tính cơ cấu.
Bởi vậy, các hãng xe kêu gọi các chính phủ ở châu Âu, thay vì trợ cấp cho người tiêu dùng mua xe điện, nên tập trung hơn vào việc phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho ôtô điện như trạm xạc xe, hỗ trợ xây dựng các nhà máy sản xuất pin xe, và đánh thuế khí thải carbon dioxide.
Ôtô điện sắp bùng phát
Doanh số tăng 43% trên toàn cầu năm 2020 khi giá pin sụt giảm cho thấy ôtô điện sẽ sớm trở thành loại ôtô có giá thành rẻ nhất.
Doanh số bán hàng trên toàn cầu đã tăng 43% năm 2020, nhưng mức tăng trưởng nhanh hơn thậm chí đã được dự báo trước khi giá pin sụt giảm liên tiếp khiến giá ôtô điện rớt xuống dưới mức giá của các mẫu xe tương đương chạy xăng và diesel, chưa tính các khoản trợ cấp cho xe điện. Các phân tích mới đây nhất dự báo rằng điều này sẽ xảy ra trong khoảng giữa năm 2023 và 2025.
Ở Na Uy, số người lựa chọn ôtô điện đã vượt qua điểm bùng phát, bởi quốc gia này miễn thuế khiến cho giá xe điện rẻ hơn rất nhiều. Thị phần ôtô chạy điện đã tăng vụt lên 54% trong 2020 ở nước Bắc Âu này, trong tương quan với ít hơn 5% ở hầu hết các nước châu Âu.
Trong một cuộc thăm dò ý kiến dành cho người sở hữu ôtô điện, 91% nói rằng không muốn quay lại dùng xe xăng. Ảnh: Alamy
Giao thông vận tải là nguyên nhân chính gây ra khí thải carbon và ôtô điện có tầm quan trọng sống còn trong nỗ lực chống lại khủng hoảng khí hậu. Tuy nhiên, trong khi chi phí nuôi xe đã rẻ hơn, thì giá mua xe cao hơn là rào cản trong việc thu hút số đông người tiêu dùng. Một yếu tố then chốt khác là "nỗi lo về phạm vi hoạt động", nhưng tuần này nhà máy sản xuất đầu tiên đã bắt đầu chế tạo loại pin có khả năng cấp điện cho quãng đường 322 km chỉ với 5 phút sạc.
Nguồn tài trợ của chính phủ và chính sách miễn thuế đã hạ giá xe điện ở một số quốc gia, nhưng điểm mấu chốt là khi nào chúng trở nên rẻ hơn khi không tính đến các khoản trợ cấp trên, James Frith, người đứng đầu nhóm dự trữ năng lượng của BloombergNEF , nói: "Đó chắc chắn bước ngoặt. Khi đó ta sẽ thực sự thấy sự lựa chọn xe điện trở nên phổ biến và xe điện thực sự thâm nhập thị trường". Trong 2020, 4,2% tổng số ôtô mới là xe chạy điện.
Giáo sư Tim Lenton, ở Đại học Exeter, cho biết, "Đã có một điểm bùng phát ở một quốc gia, Na Uy, và điều đó là nhờ vào các ưu đãi thuế thông minh và tiến bộ. Khi ấy người tiêu dùng đã bỏ phiếu cho ví tiền của họ".
Dữ liệu từ nghiên cứu mới nhất của Lenton cho thấy rằng trong 2019, ôtô điện ở Na Uy rẻ hơn 0,3% và chiếm 48% thị phần. Ở Anh, nơi ôtô điện đắt hơn 1,3%, chỉ chiếm 1,6% thị phần. Một khi đường biểu diễn mức giá tương đương bị cắt ngang, Lenton nói, "doanh số sẽ tăng lên. Chúng tôi đã thực sự ấn tượng với việc tác động này trông có vẻ phi tuyến tính ra sao".
Phân tích của BloombergNEF dự đoán giá pin lithium-ion sẽ sụt giảm tới mức mà ôtô điện sẽ tương đương với giá của ôtô chạy xăng và dầu diesel vào năm 2023, trong khi Lenton đưa ra giả thuyết là vào năm 2024-2025. Viễn cảnh năng lượng toàn cầu 2021 của McKinsey, công bố ngày 15/1, dự báo rằng "xe điện có xu hướng trở thành lựa chọn kinh tế nhất trong 5 năm tới ở nhiều nơi trên thế giới".
Một cuộc thăm dò ý kiến 3.000 tài xế Anh thực hiện bởi trung tâm truyền thông RAC, công bố hôm 21/1, chỉ ra tầm quan trọng của giá cả, với 78% tài xế ôtô nói rằng ôtô thuần điện vẫn quá đắt so với các ôtô thông thường kích cỡ tương đương và chỉ 9% nói rằng chiếc ôtô tiếp theo của họ sẽ là ôtô điện. "Rào cản lớn nhất để một tài xế chọn xe chạy điện chắc chắn là giá cả", Rod Dennis của RAC nói.
Sự sụt giảm giá pin ở cuối thập kỷ đột ngột và nhanh hơn nhiều người dự đoán, Frith nói. Năm 2010, thậm chí một cục pin xe điện nhỏ 30kWh cũng có giá 30.000 USD, đắt hơn nhiều so với tổng giá trị của một xe chạy nhiên liệu hoá thạch tương đương. Hiện nay, nghiên cứu của BloombergNEF cho thấy giá của một bộ pin là 4.100 USD, nhờ vào việc sản xuất ở quy mô lớn và cắt giảm giá nguyên vật liệu, như giảm thiểu số lượng cobalt đắt đỏ cần thiết.
Các bộ pin đã vượt mốc 100 USD/kWh năm 2020 đối với xe bus ở Trung Quốc, Frith cho biết. Nhưng ông kỳ vọng vào những bước tiến xa hơn nữa trong việc chế tạo nhằm biến con số này là giá trung bình cho mọi loại xe vào năm 2023, để pin của một chiếc ôtô nhỏ có giá 3.000 USD và ôtô điện có giá ngang bằng với các bản sao thông thường của chúng.
Ôtô điện yên lặng hơn và tăng tốc nhanh hơn, và sự chấp nhận nhanh chóng của số đông cũng sẽ tăng nhanh bởi thực tế là, một khi các tài xế sở hữu một chiếc ôtô điện, họ sẽ không muốn quay lại với xe chạy xăng hoặc dầu diesel nữa. Trong cuộc thăm dò ý kiến gần đây với 2.000 người sở hữu ôtô điện, 91% nói rằng họ không muốn quay lại.
"Cuộc thăm dò cho thấy tác động lớn lao và bền vững của việc chuyển sang sử dụng một chiếc ôtô sạch. Bằng chứng ủng hộ xe điện dần trở nên thuyết phục hơn trong từng khảo sát của chúng tôi, ngay cả trong một năm giông bão như 2020", Melanie Shufflebotham, của Zap-Map, hãng lập bản đồ các điểm sạc, cho biết.
Bên cạnh đó, một xu hướng ôtô đang dịch chuyển theo một hướng khác - đó là doanh số đang gia tăng của các xe SUV ăn xăng. Hiệp hội Năng lượng Quốc tế thông báo hồi đầu tháng 1 rằng trong 2020, bất chấp các đợt phong toả do Covid-19 làm giảm lượng khí thải toàn cầu, ô nhiễm từ xe SUV vẫn gia tăng. Hơn thế nữa, trong thập kỷ vừa qua, SUV là khu vực duy nhất trong số tất cả nguồn khí thải liên quan đến năng lượng gia tăng ở các quốc gia có thu nhập cao.
Tuy nhiên, giá pin được kỳ vọng sẽ tiếp tục lao dốc, gợi ý cho việc thậm chí cả những chiếc SUV đói năng lượng chẳng bao lâu nữa cũng sẽ biến thành xe điện. Công nghệ pin lithium-ion mới đang được phát triển để tạo ra những viên pin rẻ hơn, mật độ năng lượng nhiều hơn, có thể bắt đầu được ra mắt vào giữa thập kỷ này.
Một công nghệ thậm chí còn tiên tiến hơn, pin ở trạng thái rắn, có thể gia nhập thị trường đại chúng vào 2030 nếu các phương pháp sản xuất mới được quán triệt, Frith cho biết. BloombergNEF dự báo mức giá trung bình sẽ vào khoảng 60 USD/kWh trong cuối thập kỷ này.
"Đây là quãng thời gian thú vị đến không ngờ", Frith bày tỏ. "Chúng tôi chứng kiến rất nhiều đột phá đến từ mọi lĩnh vực, dù là kinh doanh hay nghiên cứu, và chính phủ các nước và tất cả mọi người đã rót vào một lượng tiền của khổng lồ, như thể sẽ có rất nhiều thay đổi xảy đến và chúng ta sẽ còn thấy thú vị hơn nữa".
Geely muốn sản xuất xe điện cho các hãng xe khác Từ tiềm năng định giá của các hãng xe điện, chủ tịch Geely muốn hãng trở thành các ông lớn trong ngành xe điện như Tesla hay Nio. Li Shufu (Lý Thư Phúc), chủ tịch của Geely đang trăn trở việc đưa tập đoàn đang sở hữu Volvo Cars và 9,7% cổ phần của Daimler AG, đến một phân khúc mà hãng có...