Ôtô đi mưa về, cần làm ngay những việc này nếu không muốn xe chóng hỏng
Nhiều người nghĩ rằng nước mưa sẽ rửa và làm sạch ôtô. Đó là suy nghĩ sai lầm, bởi vì đỗ xe dưới trời mưa sẽ làm “xế hộp” của bạn có nguy cơ hỏng hóc nhiều hơn.
Nước mưa gây nhiều tác hại cho ôtô. Ảnh minh hoạ: Phong Vĩ
Ôtô dễ nhiễm các chất bẩn
Nước mưa chứa axit, do đó rất có hại cho các chi tiết của ôtô. Khi bị nước mưa dính vào, nhiều bộ phận có thể bị gỉ sét, đặc biệt là các bộ phận tiếp xúc với nước như gầm xe, ốc vít, bulông.
Bên cạnh đó, nước mưa và các chất ô nhiễm sẽ bám vào xe sau khi tạnh mưa. Chính vì vậy, người ta thường thấy thân xe ngày càng bẩn hơn sau cơn mưa.
Ngoài ra, nước mưa có thể cuốn trôi, hoặc vô hiệu khả năng chống nước của dầu mỡ bôi trơn trên chi tiết truyền động, phanh xe dẫn tới hiện tượng kêu rít, bó phanh.
Các biện pháp bảo vệ xe dưới trời mưa
Không đậu xe ở nơi trũng, ngập nước, những nơi có nền đất yếu
Video đang HOT
Điều đầu tiên, bạn nên tránh đỗ xe ở những nơi có địa hình trũng trong mùa mưa. Cụ thể như ở một số vị trí đỗ xe ở khu vực cạnh sông hồ hoặc các khu vực đường nhỏ, có hệ thống chống thoát nước không tốt.
Không đỗ xe dưới gốc cây
Một trong những điểm bạn không đỗ xe là dưới gốc cây. Bởi mưa lớn có thể khiến cây bị gãy đổ và đè vào xe. Đây là một trong những thảm họa tốn kém nhất đối với 1 chiếc xe, và dù bạn có mua bảo hiểm thì cũng sẽ mất rất nhiều thời gian để sửa chữa hoặc phục hồi.
Bảo vệ bề mặt sơn và kính xe
Trong trường hợp bắt buộc phải đỗ xe dưới trời mưa, bạn nên sử dụng một tấm bạt trong xe để che phủ xe. Một số biện pháp công nghệ được các chủ xế hay sử dụng là phủ nano, dán decal…
Khi đỗ xe dưới trời mưa có thể gặp phải tình trạng nước ngập gầm xe. Nếu không có biện pháp bảo vệ xử lý thì lâu ngày sẽ gây gỉ sét và mục gầm xe. Để khắc phục vấn đề này, nhiều người đang chọn phương pháp sơn phủ gầm. Đây là phương pháp dễ áp dụng lại hiệu quả cao, giúp bảo vệ gầm xe bền hơn trước sự khắc nghiệt của thời gian và sự mục gỉ.
Sau cơn mưa, ẩm mốc dễ dàng xâm nhập vào xe làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người ngồi trên xe. Hít phải các mảnh hoặc bào tử nấm mốc có thể làm viêm đường hô hấp, có thể gây nghẹt mũi, tức ngực, ho, v.v…
Độ ẩm cao trong xe làm giảm chức năng phổi và gây ra các vấn đề sức khỏe. Môi trường ẩm mốc có thể gây ngạt mũi, rát họng, cay mắt và dị ứng da. Ngay sau khi mưa tạnh, cần loại bỏ hơi ẩm tích tụ bằng cách cọ rửa, xử lý và thay thế các vật liệu ẩm mốc để tránh nấm mốc.
Lốp ôtô dự phòng, thay tạm thời hay tiếp tục sử dụng?
Hầu hết các hãng xe khuyến cáo không nên sử dụng lốp dự phòng để chạy xe quá 50 dặm (khoảng hơn 80km).
Nhiều người đi đường dài và bị xịt lốp nên phải sử dụng lốp dự phòng để thay thế. Tuy nhiên, thay vì sử dụng lốp dự phòng như một phao cứu sinh, nhiều người đã sử dụng loại lốp này để chạy xe với quãng đường dài hơn so với hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Vậy đâu là lý do các nhà sản xuất khuyên bạn không nên sử dụng lốp dự phòng lâu hơn mức khuyến cáo?
Lốp dự phòng có khả năng chịu tải kém hơn lốp chính. Ảnh: Tinxe
Lốp dự phòng có khả năng chịu tải kém
Lốp dự phòng cũng có khả năng chịu tải kém hơn. Sử dụng lâu dài lốp dự phòng có thể gây ra một vấn đề cơ khí nghiêm trọng, lốp xe có đường kính nhỏ hơn khiến bộ vi sai phải chịu áp lực nặng nề hơn.
Lốp dự phòng ôtô không bền như lốp thông thường
Sức mạnh thực sự của lốp xe xuất phát từ lớp thép và polyester bên dưới lớp cao su và lốp dự phòng có các lớp này ít hơn lốp xe thường. Điều này hạn chế rất nhiều khả năng chống thủng và khả năng vào cua.
Lốp dự phòng có bề mặt tiếp xúc nhỏ hơn nên độ ma sát kém
Lốp xe dự phòng hẹp hơn và có mặt tiếp xúc đường nhỏ hơn. Điều này làm giảm độ bám đường, tăng khoảng cách phanh và có khả năng không thể đoán trước xử lý trong tình trạng khẩn cấp. Nó cũng có nghĩa là ABS và điều khiển chống trượt không hiệu quả trong việc giúp bạn thoát khỏi nguy hiểm.
Sử dụng lốp dự phòng quá lâu sẽ ảnh hưởng đến bộ vi sai điều khiển
Nếu sử dụng lốp dự phòng quá lâu, dầu mỡ bôi trơn bộ vi sai sẽ bắt đầu kém, làm bánh răng và các tấm ly hợp nhanh mòn. Ảnh: Cartimes
Do bộ vi sai có chức năng khá phức tạp, nó truyền lực động cơ tới các bánh từ hộp số và điều khiển các bánh xe bên trái, bên phải chuyển động ở các tốc độ khác nhau. Điều này là cần thiết khi vào khúc cua. Trong một đoạn rẽ, con đường của phần bánh xe bên trong là ngắn hơn so với các bánh xe bên ngoài, có nghĩa là chúng quay ở tốc độ khác nhau.
Khi đang lái xe trên một đường thẳng, bộ vi sai không cần hoạt động và ít hao mòn bánh răng và vòng bi. Nhưng bởi vì lốp dự phòng nhỏ hơn so với bánh xe đối lập trên cùng một trục, nên phải quay nhanh hơn để theo kịp với tốc độ của xe, làm cho bộ vi sai phải hoạt động để điều khiển lực truyền đến bánh dự phòng.
Lốp dự phòng lâu không sử dụng sẽ nhanh bị mất tính đàn hồi
Nếu sử dụng lốp dự phòng quá lâu, dầu mỡ bôi trơn bộ vi sai sẽ bắt đầu kém, làm bánh răng và các tấm ly hợp nhanh mòn. Vì tất cả những lý do này, các nhà sản xuất đề nghị giữ tốc độ dưới 80km/h và sử dụng lốp dự phòng dưới mức khuyến cáo.
Ngoài ra, do lốp xe dự phòng thường được làm từ cao su nên cách sử dụng của nó cũng tương tự như lốp xe chính bình thường. Khi lốp xe để lâu không được sử dụng, cao su sẽ nhanh bị lão hóa, mất tính đàn hồi tạo ra do ma sát khi chạy trên đường.
Do đó, theo khuyến cáo của hầu hết các nhà sản xuất lốp, vỏ xe dù chạy ít chưa bị mòn cũng cần phải thay sau 6 năm. Vỏ xe còn mới tinh không dùng đến vẫn phải bỏ sau 10 năm.
Kinh nghiệm lái xe: 5 bí quyết giúp bạn sử dụng điều hoà ô tô đúng cách Nhiều người có thói quen bật điều hòa hết cỡ ngay khi lên xe vì muốn mau làm mát cho khoang lái, tuy nhiên đó không phải là cách làm đúng, đôi khi còn làm giảm tuổi thọ các thiết bị. Vậy làm thế nào để sử dụng điều hòa ô tô đúng cách trong mùa hè? Một số gợi ý dưới đây...