Ôtô đi được bao nhiêu km nữa khi kim xăng chỉ E?
Khi kim xăng chạm vạch đỏ, xe ô tô còn chạy thêm được bao nhiêu km? Đó là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc.
Nếu bình xăng xe hơi sắp hết và lại đang đi trên đường, không tìm thấy trạm xăng thì đó quả là một tình huống éo le. Điều bạn muốn biết nhất lúc đó là khi kim xăng chạm vạch đỏ thì xe còn đi được thêm bao nhiêu km?
Trước tiên, bạn hãy tìm hiểu thông tin về nhiên liệu dự trữ trong sách hướng dẫn sử dụng xe. Phần thông tin này thường gần thông tin về dung tích của bình xăng. Khi nhiên liệu trong xe giảm xuống mức nhiên liệu dự trữ thì đèn báo trên bảng điều khiển sẽ bật sáng.
Hiện chưa có bất cứ con số tiêu chuẩn nào nhưng thông thường mức nhiên liệu dự trữ này khoảng 10 – 15% dung tích tổng thể bình. Do đó, người lái có thể sử dụng thông tin này cùng với thông số về mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình của mỗi xe để tính được quãng đường mà xe có thể đi tiếp.
Khi đồng hồ báo xăng chỉ vạch E, mỗi chiếc xe đều có thể chạy thêm được một quãng đường nhất định
Trong trường hợp chưa tin vào khả năng tính toán của mình, người lái có thể nhờ đến “Tank on Empty”. Đây là sở dữ liệu trực tuyến. Khi người dùng nhập thông tin về chiếc xe mình đang dùng và quãng đường đã đi sau khi đèn báo sáng bật lên, trang web này sẽ tính toán và đưa ra giúp bạn số km bạn có thể đi tiếp là bao nhiêu.
Bên cạnh đó, đời xe hoặc ít nhất thế hệ xe cũng là thông tin bạn cần quan tâm. Bởi lẽ dung tích bình nhiên liệu sẽ khác nhau ở những phiên bản được cải tiến hoặc nâng cấp. Ngoài ra, thói quen lái xe (kỹ thuật lái xe) cũng ảnh hưởng lớn đến mức tiêu thụ nhiên liệu của xe.
Với một số kiến thức trên, người lái có thể chủ động hơn trong việc nạp năng lượng cho xe và không rơi vào cảnh cạn nhiên liệu giữa đường.
Tuy vậy, đây chỉ là những kiến thức giúp bạn mang tính chất tình thế. Kinh nghiệm lái xe cho thấy, bạn không nên để tình trạng cạn xăng đến mức đèn báo phải bật sáng. Bởi như vậy sẽ làm hỏng hệ thống nhiên liệu của xe bạn. Cặn lắng ở dưới đáy bình cũng có thể được đẩy ra cùng với lượng nhiên liệu cuối cùng này. Điều này tiềm ẩn nguy cơ làm tắc nghẽn bộ lọc nhiên liệu.
Theo Cartimes
Video đang HOT
Cách chạy xe số sàn cho tài mới
Những kinh nghiệm dưới đây sẽ giúp cho tài xế mới có thể dễ dàng chinh phục xe số sàn ngay từ những lần vần vô lăng đầu tiên.
Việc điều khiển xe hơi của tài xế mới là điều vô cùng khó khăn, nhất là với xe số sàn
Khi khởi động xe
Với chân trái đạp hết côn, tay phải đẩy cần số lên vị trí số 1. Từ từ nhả dần chân côn (không nhả nhanh và hết cỡ sẽ dẫn tới chết máy), đồng thời chân phải chuyển sang chân ga, nhả chân côn tới khi xe bắt đầu di chuyển. Nếu quên chưa nhả tay phanh thì phải nhả tại thời điểm này.
Nhấn chân ga nhưng ở mức độ nhẹ nhàng để vòng tua máy vượt qua chế độ chạy không tải đôi chút.Tiếp tục nhả chân côn, đồng thời đạp thêm ga một cách nhẹ nhàng, mức độ vừa phải. Tiếp tục đạp ga, bỏ hoàn toàn chân côn và bắt đầu di chuyển đều đều trên đường.
Khi lên số cao
Xác định thời điểm lên số. Thông thường thời điểm lên số là khi vòng tua máy lớn khiến lái xe cảm thấy máy hơi gằn, tiếng ống xả to hơn bình thường. Nhưng nếu đang lên dốc hoặc muốn tăng tốc nhanh, thời điểm chuyển số nên muộn hơn để tận dụng lực kéo lớn ở số thấp.
Bắt đầu quá trình lên số bằng cách giải phóng chân ga, đạp hết chân côn. Chú ý đạp hết chân côn để tách côn hoàn toàn nếu không sẽ gây hư hại hộp số khi chuyển số.
Khi chuyển cần số lên số cao
Bỏ chân côn và đạp thêm ga. Khi bắt đầu khởi động xe, việc nhả chân côn và đạp ga phải thực hiện đồng thời để xe không bị giật nhưng khi xe đã lăn bánh, nhả chân côn khi chuyển số cao có thể thực hiện nhanh hơn mà không sợ xe bị giật.
Khi về số thấp
Xác định khi nào về số thấp. Cũng giống như chuyển số cao, tài xế căn cứ vào tốc độ động cơ để chuyển số, thường khi tốc độ động cơ xuống dưới ngưỡng thích hợp với cấp số hiện tại, xe sẽ hơi giật cục, đạp ga không tác dụng như bình thường. Quy trình như sau:
Bắt đầu quá trình về số bằng cách bỏ chân ga, đạp lút côn.
Đạp lút côn, tay phải chuyển cần số về vị trí số thấp hơn.
Nhẹ nhàng nới chân côn và đặt chân phải lên chân ga. Khi quá trình về số thấp hoàn thành, xe sẽ như bị ngừng đột ngột, khi đó hơi nhích chân ga để tốc độ động cơ bắt kịp với tốc độ di chuyển của xe.
Nhả hoàn toàn chân côn, bắt đầu dùng chân ga để chạy bình thường.
Phanh để dừng
Hãy chắc chắn phanh xe khi cần số đang ở số chạy chứ không phải N, vì nếu ở N xe sẽ chạy theo quán tính, khi đó phanh sẽ chậm tác dụng. Phanh cho tới khi tốc độ vòng tua máy cao hơn chế độ chạy không tải đôi chút. Quy trình như sau:
Cắt côn, đưa cần số về vị trí N.Tiếp tục đảm phanh để đảm bảo chắc chắn xe dừng hẳn.Bỏ phanh khi tốc độ xe còn khoảng dưới 20 km/h để xe từ từ lăn tới chỗ đỗ. Hành động này giúp trọng lực vốn đang dồn lên giảm xóc ô tô trước lúc phanh sẽ chuyển đều lên cả phía trước và sau, tạo thế cân bằng, không bị giật khi xe dừngGiữ lại phanh khi xe đã dừng, hành động này nhằm giữ cho xe chắn chắn dừng hẳn ở những địa hình không bằng phẳng hoặc luồng giao thông đông đúc.
Khi dừng trên dốc, có hai cách dưới đây.
Cách 1: Về côn
Bắt đầu phanh như bình thường.
Cũng như khi phanh trên đường thẳng, gần tới chỗ dừng thì bỏ chân phanh để xe từ từ chạy về đúng điểm định dừng. Chắn chắn cần số đang ở vị trí 1.
Khi xe dừng, ngắt côn và hơi đạp ga. Cách thực hiện này được gọi là về côn, khi kết hợp nhuần nhuyễn chân ga và côn, xe sẽ đứng yên mà không cần đạp phanh. Nếu thấy xe bắt đầu trôi dốc thì nhả bớt chân côn, nếu xe có xu hướng lăn bánh tiếp thì đạp sâu thêm côn. Các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên dùng phương pháp này nếu dừng thời gian ngắn, ở nơi ít phương tiện, đồng thời cách làm này sẽ giảm tuổi thọ của côn, do đó không nên áp dụng nếu không thực sự cần thiết.
Học lái xe số sàn đúng cách để bảo vệ xe và tăng tuổi thọ cho xe - 6
Cách 2: Dùng phanh tay
Phanh như bình thường khi tới điểm cần dừng, lúc này dùng phanh tay để giữ xe đứng yêu trên dốc.
Khi bắt đầu di chuyển trở lại, nhả ít côn sau khi vào số 1, từ từ đạp ga để xe dịch chuyển lên trước.
Khi xe đã bắt đầu có dấu hiệu di chuyển thì giải phóng phanh tay.
Đạp ga, bỏ hoàn toàn chân côn và di chuyển như bình thường. Khi đề-pa trên dốc, kết hợp nhuần nhuyễn chân ga và côn để không bị trôi và rung xe. Nhả chân côn cho tới khi xe có dấu hiệu bắt côn là lập tức sử dụng chân ga để kiểm soát.
Ngoài ra khi mới lái xe số sàn, tài xế cần tránh những sai lầm dưới đây:
Một trong những sai lầm phổ biến là khi khi qua những đoạn đường cua, người lái xe thường trả lại số N (mo) quá lâu. Khi xe ở góc, không nên ngắt kết nối, nhưng nên để máy chạy chậm lại. Khi bạn di chuyển chiếc xe bằng quán tính bằng cách ngắt kết nối hoặc bằng N, bánh xe sẽ ít rảnh hơn khi bạn nhấn đèn gas và để cho chiếc xe chạy chậm.
Bên cạnh đó, nhiều cánh tài xế dùng số mo để xuống dốc để tiết kiệm nhiên liệu nhưng trên thực tế, như vậy là không an toàn. Khi xe đi xuống dốc mà không có lực phanh từ hộp số sẽ làm cho hệ thống phanh hoạt động liên tục. Khi phanh quá nóng, phanh sẽ mất hiệu lực và sẽ xảy ra tai nạn.
Ngoài ra, một sai lầm mà đôi khi thậm chí có giáo viên dạy cho học viên: để tránh tình trạng xe hơi chết khi phanh, xử dụng bàn đạp ly hợp (cắt ly hợp) trước khi đạp phanh. Đây là một hoạt động rất nguy hiểm khi mất khả năng xử lý các tình huống bất ngờ. Trong thực tế, các hoạt động nên được đảo ngược: đầu tiên là bàn đạp phanh, và khi chiếc xe gần như dừng chân mới ly hợp, cắt ly hợp.
Theo Giaothong
Tầm quan trọng trong bảo dưỡng xe ô tô sau khi đi mưa Gầm xe có thể coi là "bộ đỡ trung gian" của chiếc xe ô tô. Vì vậy việc giữ gìn sạch các gầm xe sau khi đi mưa là rất quan trọng. Nước mưa làm tăng nguy cơ han rỉ các chi tiết dưới gầm xe Nhiều chủ nhân quan niệm mưa kéo dài, sử dụng nhiều nên chờ khi nắng mới rửa...