Ôtô đầu tiên của Honda chiếc bán tải mang trái tim xe đua
Đầu những năm 1960, Honda sử dụng kinh nghiệm chế tạo xe máy để áp dụng vào xe hơi và thành công ngoài mong đợi.
Soichiro Honda, cha đẻ của hãng Honda, nổi tiếng là người ưa thích xe thể thao, nhưng lại không thích động cơ hai thì. Ông không muốn chúng xuất hiện trong sự nghiệp hay trên xe máy của ông, cho nên công ty mang tên vị chủ tịch này là hãng chuyên gia trong việc chế tạo những động cơ 4 xi-lanh 4 thì nhỏ xíu. Khi cuộc đua gia nhập ngành công nghiệp ôtô bắt đầu ráo riết vào những năm 1960, các kỹ sư của Honda đã áp dụng kiến thức chế tạo xe máy đặc biệt của họ vào sản xuất xe hơi, và mang lại thành quả.
Chiếc ôtô đầu tiên của Honda là mẫu bán tải T360, ra mắt năm 1963 với động cơ 360 phân khối (0,36 lít), cam đôi, 4 xi-lanh, công suất khoảng 30 mã lực, và vòng tua máy đạt gần 9.000 vòng/phút, tốc độ tối đa 100 km/h.
Đặt trong bối cảnh khi ấy, động cơ của Subaru đương thời là loại 2 thì 2 xi-lanh, xấp xỉ 360 phân khối, và công suất chỉ bằng một nửa động cơ của Honda. Con số này là một thành quả quan trọng với Honda, bởi lẽ với cùng dung tích xi-lanh, động cơ 2 thì thường có công suất gấp đôi động cơ 4 thì.
Động cơ này thực ra được Honda chế tạo cho chiếc xe thể thao chưa bao giờ được sản xuất, xe mui trần S360. Honda không nghĩ rằng chiếc xe hai chỗ với động cơ nhỏ xíu như vậy có thể bán được trên thị trường, nên thay vào đó hãng ra mắt phiên bản mới với động cơ 500 phân khối, mang tên S500. Cỗ xe có động cơ 4 xi-lanh, 4 thì, trục cam đôi, sử dụng 4 bộ chế hoà khí, vòng tua máy lên tới 9.500 vòng/phút, và sản sinh công suất 44 mã lực.
T360 trưng bày tại bảo tàng của Honda. Ảnh: Fitmycar
Nếu tính theo tỷ lệ công suất/dung lít, con số của S500 là khoảng gần 100 mã lực/lít. Đây là một cuộc cách mạng, bởi lẽ lúc đó, mẫu xe thể thao tốt nhất do châu Âu sản xuất, như Porsche Super 90, đã hãnh diện vì sản sinh được công suất 50-55 mã lực/lít, bằng nửa của Honda S500.
Tuy nhiên, vấn đề quan trọng khi ấy là những chiếc xe thể thao như S500/S600 có tìm được khách hàng hay không? May mắn cho Soichiro Honda, người não phải “bay bổng”, bởi ông có một trợ thủ rất thực dụng là Takeo Fujisawa, người đã thuyết phục ông rằng thị trường sẽ có nhu cầu lớn đối với dòng xe tải hạng nhẹ. Vì thế mới có sự kết hợp kỳ lạ, khi một trong những động cơ xe thể thao có công suất riêng cao nhất thế giới cuối cùng lại nằm trong chiếc xe tải T360 lịch sử. Điều này cũng tương đương với việc đặt động cơ xe mui trần Honda S2000 vào một cỗ xe tải nồi đồng cối đá như Isuzu NPR.
Nhờ vào khả năng phi thường của Honda trong việc kết hợp những khối động cơ lại với nhau, cỗ xe nhỏ đáng tin cậy T360 đã ra đời, đặc biệt là trong điều kiện khó khăn của Nhật Bản khi ấy. Con đường cao tốc đầu tiên chỉ vừa được hoàn thành, và hầu hết đường sá ở đất nước này vẫn còn trong tình trạng khá tệ.
Video đang HOT
Bán tải T360 có động cơ đặt giữa, giúp tăng không gian thùng xe và gia tăng tải trọng hàng hoá. Ảnh: Honda
Mẫu bán tải mini này được quảng cáo với tên gọi kei car. Tổng cộng 108.920 chiếc T360 được sản xuất từ năm 1963 tới tháng 8/1967 đều được sơn một màu xanh thiên thanh. Thiết kế nắp ca-pô kiểu vỏ sò cũng khiến đèn pha mang hình dáng khác biệt.
Dòng T360 của Honda có rất nhiều phiên bản, bao gồm xe bán tải truyền thống, xe tải sàn phẳng (với tuỳ chọn thùng hở có thành hai bên gấp lại được), và phiên bản thùng kín. Thậm chí còn có cả phiên bản có bánh xích trượt tuyết thay cho bánh sau và được gọi là “xe bánh xích chạy tuyết”. Phiên bản “xe bánh xích chạy tuyết” rất hiếm gặp vì giá cao, dù nó hữu dụng ở miền bắc Nhật Bản. Phiên bản kế tiếp T360 là T500 có động cơ lớn hơn và mạnh mẽ hơn, được chế tạo cho mục đích xuất khẩu.
Phiên bản T360 có bánh xích trượt tuyết. Ảnh: Honda
Honda đã đi được một chặng đường dài kể từ khi sản xuất mẫu T360. Một năm sau khi sản xuất mẫu bán tải này, Honda trở thành hãng ôtô lớn nhất thế giới. Ngày nay, Honda là một trong tám hãng ôtô lớn nhất thế giới. Nếu tính riêng về mặt sản xuất động cơ, Honda đứng nhất toàn cầu vì số lượng động cơ sản xuất ra, khoảng 14 triệu máy mỗi năm.
Cuộc cách mạng xe điện đang diễn ra tại Triển lãm Bangkok 2021
Nhiều hãng mang các mẫu xe điện đến trưng bày tại Triển lãm Ôtô Bangkok 2021, cho thấy tham vọng chiếm lĩnh thị trường EV tại Thái Lan.
Nhiều nhà sản xuất ôtô đã mang các mẫu xe điện (EV) đến trưng bày tại Triển lãm Bangkok International Motor Show lần thứ 42 (BIMS 2021). Chưa bao giờ số lượng xe điện lại xuất hiện nhiều như lần này, đánh dấu mục tiêu đạt 1 triệu xe EV trên đường mà chính phủ Thái Lan đang hướng tới. Có thể thấy cuộc cách mạng xe điện đang diễn ra tại triển lãm ôtô lớn nhất khu vực.
Triển lãm Bangkok International Motor Show 2021 diễn ra từ ngày 24/3 đến ngày 4/4.
Xe điện là 'nhân vật chính' tại BIMS 2021
Trước thềm triển lãm, Audi đã công bố chiếc e-tron GT tại Thái Lan. Đây là thị trường đầu tiên tại châu Á cho ra mắt mẫu xe này, chỉ một tháng sau khi được ra mắt trực tuyến. Xe có 3 phiên bản gồm e-tron GT quattro, e-tron GT quattro Performance và RS e-tron GT quattro, giá bán từ 6,39 triệu baht đến 9,49 triệu baht (206.903-307.278 USD).
Thái Lan là thị trường đầu tiên tại châu Á trình làng Audi e-tron GT 2022. Ảnh: Headlight.
Mẫu xe này tiếp tục được hãng xe Đức mang đến BIMS 2021 với tư cách là "nhân vật chính" tại gian hàng. Chiếc xe được trưng bày là một trong 8 chiếc Audi e-tron GT đầu tiên xuất xưởng, khẳng định tham vọng của Audi trong lĩnh vực xe điện tại thị trường Thái Lan, vốn đang được đầu tư phát triển mạnh.
Audi cho biết hãng đang tập trung vào thị trường xe điện. Với doanh số xe EV chiếm 7% tổng doanh số của Audi tại Thái Lan vào năm 2020, mục tiêu của hãng xe Đức là ít nhất đạt được con số đó trong năm 2021, khi tình hình dịch Covid-19 tại Thái Lan phần nào đã được kiểm soát.
Tại gian hàng của Porsche, một câu chuyện tương tự về sự phục hồi sau Covid-19. Giám đốc kinh doanh Porsche tại châu Á Thái Bình Dương - ông Aritat Chalermpong cho biết người dùng Thái Lan rất quan tâm đến dòng xe Taycan của hãng.
Porsche Taycan Turbo S NaRaYa xuất hiện tại BIMS 2021. Ảnh: Motortrivia.
"Hạn ngạch sản xuất cho Thái Lan bị cắt giảm khi cuộc khủng hoảng Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh số ôtô. Khi tình hình dịch bệnh giảm dần, sự quan tâm và lượng khách đặt cọc cũng tăng trở lại, Porsche Thái Lan đã phải liên hệ ngay đến các nhà máy để có thể đáp ứng nhu cầu thị trường", ông Chalermpong cho biết thêm.
Thái Lan là quốc gia phát triển xe điện nhất trong khu vực
Ngoài giá cả và hiệu suất, cơ sở hạ tầng - cụ thể là trạm sạc tại Thái Lan cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Đó cũng chính là thông điệp của gian hàng MG tại Triển lãm BIMS 2021. Hãng này cho biết họ đã bán được hơn 1.000 chiếc xe điện tại Thái Lan trong năm ngoái, bao gồm 800 mẫu MG ZS EV và hơn 200 mẫu MG EP.
Nhiều mẫu xe điện và xe hybrid xuất hiện tại BIMS 2021. Ảnh: Headlight.
Hãng xe thuộc sở hữu của SAIC cho rằng việc tăng trưởng của thị trường xe điện phụ thuộc vào 3 yếu tố: nhà sản xuất, chính phủ và các trạm sạc. MG đã hỗ trợ giải quyết khâu cuối cùng bằng cách lắp đặt hơn 100 trạm sạc tại Thái Lan vào năm ngoái, khoảng 20 trạm trong số này đang hoạt động suốt ngày đêm.
MG cũng đang đặt mục tiêu hoàn thành mạng lưới sạc trong năm nay để người dùng xe điện không phải lo lắng về việc hết pin trên những chặng đường dài.
Hôm 24/3, Ủy ban Chính sách Xe điện Quốc gia thuộc Bộ Năng lượng Thái Lan đã đề ra mục tiêu có ít nhất 1,055 triệu xe điện chạy trên đường vào năm 2025.
"Đến năm 2035, con số này sẽ đạt 15,580 triệu xe hoặc 6,4 triệu ôtô điện, 8,75 triệu xe máy điện và 430.000 xe buýt/xe tải chạy điện", Bộ trưởng Năng lượng Supattanapong Punmeechaow cho biết.
Cũng trong tuần trước, Trung tâm Nghiên cứu Kasikorn dự báo doanh số xe điện chạy bằng pin (BEV) sẽ đạt khoảng 4.000-5.000 chiếc trong năm 2021, tăng 210-288%.
Trong khu vực ASEAN, phần lớn hãng xe điện đang chọn đầu tư vào Thái Lan. Từ năm 2018-2019, Hội đồng Đầu tư (BOI) của nước này đã phê duyệt 26 đơn đăng ký, với tổng giá trị 2,6 tỷ USD, bao gồm BMW, Mercedes-Benz và 3 hãng xe lớn của Nhật Bản là Toyota, Honda và Nissan. Cuối năm ngoái, BOI đã thông báo việc chấp thuận bổ sung một số công ty, bao gồm Mitsubishi và SAIC.
Triệu hồi xe: 3 hãng xe lớn Audi, Mercedes và Honda thay phiên nhau triệu hồi xe Hàng loạt hãng xe lớn phải triệu hồi các mẫu xe bán tốt nhất của mình với hàng loạt lỗi liên quan; Mercedes-Benz triệu hồi C-class, Audi triệu hồi A3/S3 trong khi Honda đau đầu với Accord... Triệu hồi 170.000 chiếc Audi A3, S3 và RS3 do lỗi hệ thống túi khí trên ghế hành khách Cụ thể, cảm biến ghế ngồi hành...