‘Ôtô cũ – không có xe ngon mà lại rẻ’
Mua xe cũ, đôi khi biết nguồn gốc, lịch sử bảo dưỡng và sửa chữa mà vẫn bị lừa.
Theo tôi ‘Cùng tầm tiền, mua xe cũ kinh tế hơn xe mới’ chỉ là khi bạn may mắn mua được xe có nguồn gốc, lịch sử bảo dưỡng và sửa chữa thật. Nên nếu đã quyết định mua xe cũ tốt nhất nên mua xe của người quen nhưng đôi khi vì cái xe mà mất luôn cả tình thân. Nên quan điểm mua xe của tôi như sau:
Thứ nhất, mua xe để nó phục vụ mình, cảm thấy đời sống vật chất và tinh thần của mình và gia đình được nâng lên, trong lòng mình và mọi người đều hoan hỉ. Không mua xe quá cũ về để phục vụ nó, mang sự bực dọc vào thân.
Thứ hai, mua xe phù hợp với khả năng tài chính và công việc của mình. Không nên cố. Cách đây một tháng, một đồng chí thuộc bộ phận xe cũ tại Hà Nội có đăng bán một chiếc xe biển TP HCM. Theo thông tin, xe này do nữ đăng ký một chủ từ đầu, mới đi được 5.700 km. Giá bán chưa đàm phán là 855 triệu. Tôi xin giấy tờ và nhờ một người quen kiểm tra lịch sử xe thì thấy không có vấn đề gì.
Tuy nhiên, bằng nghiệp vụ, một người bạn khác của tôi kiểm tra thì thấy trên hệ thống, tồn tại một chiếc xe tương tự bị tai nạn, tổng số tiền sửa chữa gần 50 triệu gồm: thay đèn trái, thay nắp ca-pô, sơn lại một số chỗ. Chiếc xe bị tai nạn có số khung, số máy, biển số chỉ sai khác với xe đang rao bán trên một số (trong dãy số). Thông tin về chủ nhân của hai chiếc xe là một. Đặc biệt, số khung, số máy của xe bị tai nạn là một số hoàn toàn ảo, không có trong cơ sở dữ liệu của hãng xe tại Việt Nam.
Video đang HOT
Đấy các bạn ạ, trên đời này chẳng có gì là “Ngon – Bổ – Rẻ”, mọi thứ đều có giá của nó. Chỉ có duy nhất một thứ miễn phí đó là tình yêu của bố mẹ dành cho con cái.
Chúc các bạn chọn được xe tốt.
Cách kiểm tra xe có bị tua ngược đồng hồ Odo không?
Một trong những bước quan trọng không thể bỏ qua khi mua xe cũ là kiểm tra xe xem có bị tua ngược đồng hồ Odo không.
Việc kiểm tra Odo giúp bạn xác định được tuổi thọ và đánh giá chính xác mức độ sử dụng của xe. Ảnh: Lâm Anh
Odo là gì?
Odo là viết tắt của từ tiếng Anh "Odometer", để chỉ đồng hồ đo độ dài quãng đường phương tiện đi được. Tại Việt Nam, linh kiện này được biết đến phổ biến với cái tên công-tơ-mét.
Dựa vào chỉ số hiển thị trên Odo, người sử dụng phương tiện có thể nắm được ôtô hoặc xe máy đã đi được quãng đường dài bao nhiêu km. Thông tin này vô cùng hữu dụng bởi nó giúp bạn xác định được thời điểm phương tiện cần được bảo trì và thay dầu.
Cách kiểm tra xe có bị tua ngược đồng hồ Odo không?
Kiểm tra lịch sử xe: Bạn có thể thông qua giấy tờ mua xe và các cuộc trò chuyện với chủ xe để biết chính xác thời điểm mua xe, từ đó có thể tính được số km trung bình tương ứng với số năm đã đi.
Kiểm tra lịch sử bảo dưỡng xe: Trong thời gian sử dụng xe, các chủ sở hữu thường đưa xe đi bảo dưỡng định kỳ tại các garage xe. Và hoạt động đó sẽ được các thợ bảo dưỡng ghi lại thông tin trong sổ nhật ký bao gồm: Số km, thời gian, nội dung bảo dưỡng/sửa chữa...
Kiểm tra các chi tiết trên xe: Các chi tiết máy, động cơ và đặc biệt là phần gầm xe đối với ôtô được đánh giá là yếu tố quan trọng giúp bạn đưa ra nhận định chỉ số trên odo có đúng không.
So sánh mức độ hao mòn: Kiểm tra tổng thể của chiếc xe, mức độ hao mòn. Theo đó, xe càng di chuyển nhiều thì các phụ tùng càng cũ. Ốc vít đã được thay mới hay lốp xe có mòn, bề mặt phanh đĩa,... Qua các chi tiết này cũng có thể đánh giá mức độ sử dụng xe của chủ cũ.
Mang xe đến các cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng chính hãng: Đây là cách đáng tin cậy và khẳng định lại sau khi bạn đã tự mình kiểm tra chiếc xe nhưng vẫn còn băn khoăn.
Mua ôtô cũ: Lưu ý để "soi lỗi" thông qua lái thử bạn cần biết Trước khi quyết định mua một chiếc xe ôtô cũ thì cần xem xét kỹ càng ở khâu lái thử, nó sẽ cho bạn biết nhiều thông tin về tình trạng của xe, giúp bạn có sự lựa chọn tốt nhất. Khi lựa chọn mua tại cửa hàng bán xe cũ, bạn nên chọn mua ở những địa chỉ uy tín. Đồ hoạ:...