Ôtô cũ hạng sang: Bán tống bán tháo, dỡ showroom vì thua lỗ
Một loạt các doanh nghiệp nhỏ, chuyên nhập khẩu ôtô cũ hạng sang dưới dạng quà tặng quà biếu đã phải ngừng kinh doanh do không có khách hàng.
Thậm chí, có doanh nghiệp phải bán tống bán tháo xe và cả showroom vì thua lỗ.
Thị trường ngách lách Thông tư 20
Theo quy định tại Thông tư 20/2011-BCT của Bộ Công thương, có hiệu lực từ 5/2011, chỉ những doanh nghiệp (DN) có giấy ủy quyền chính hãng mới được nhập khẩu xe. Kể từ đó, nhiều DN nhỏ không có giấy ủy quyền chính hãng, không được tự do nhập khẩu ôtô mới nữa.
Trong khi đó, xe nhập chính hãng lại bị loại bỏ nhiều trang bị công nghệ được cho là “không cần thiết” đối với thị trường Việt Nam. Cùng với đó, các DN nhập chính hãng vì phải chịu nhiều ràng buộc, nên không thể nhanh chóng đưa các phiên bản mới nhất về nước sớm.
Năm 2016, có khoảng 1.600 xe cũ, hầu hết là xe sang Lexus, Land Rover, Porsche, Audi, BMW,… được nhập về.
Tuy nhiên, nhiều khách hàng giàu có vẫn rất thích những chiếc xe sang bán tại thị trường Bắc Mỹ, châu Âu, Trung Đông,… bởi có cấu hình vượt trội. Chẳng hạn, nhiều chiếc có trang bị phanh khoảng cách, nếu thấy chướng ngại vật mà người lái không phản ứng, xe sẽ tự động phanh. Nội thất xe cũng rất đẳng cấp. Các vật liệu như da, gỗ, nhựa đều rất cao cấp. Hệ thống âm thanh trong xe cũng thuộc hàng đỉnh cao, nhiều xe có cả ngăn lạnh,…
Với những khách hàng giàu có, tiền không thành vấn đề, điều quan trọng là họ muốn một chiếc xe đẳng cấp, khác biệt và thể hiện được tầm của mình. Chính vì vậy, đã nảy sinh ra nghịch lý, các DN nhỏ nhập khẩu ôtô không chính hãng, thường mua xe mới, nhờ người đứng tên đăng ký tại nước sở tại rồi chạy tối thiểu 10.000 km và đợi 6 tháng sau nhập về Việt Nam dưới dạng xe cũ.
Tuy phải chịu chi phí cao, đắt hơn xe mới cả trăm triệu đồng, nhưng nhiều khách hàng Việt vẫn mê, đó là nghịch lý trên thị trường ôtô đã tồn tại gần 5 năm qua.
Một DN chuyên nhập khẩu xe cũ kiểu này cho biết, với xe cũ có dung tích xi lanh từ 2.0L-3.0L nhập về Việt Nam thường có giá bán chênh với xe mới cùng loại khoảng 4.000 USD; dung tích 3.0L-4.0L có giá bán chênh khoảng 7.000 USD; dung tích xi lanh 4.0L-5.0L chênh khoảng 15.000 USD và dung tích xi lanh trên 5.0L có giá bán chênh 20.000 USD.
Số liệu từ Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, năm 2016, có khoảng 1.600 xe cũ, hầu hết là xe sang mang thương hiệu Lexus, Land Rover, Porsche, Audi, BMW,… được nhập về, giá hàng tỷ đồng. Đây có thể nói là thị trường ngách, được các DN tận dụng nhằm đáp ứng nhu cầu có thực của một bộ phận khách hàng.
Đóng cửa, ngừng kinh doanh
Video đang HOT
Tuy nhiên, từ cuối năm 2016 đến nay thị trường ngách này không còn, vì thuế tiêu thụ đặc biệt tăng mạnh với xe có dung tích xi lanh từ 3.0L trở lên. Nếu trước đây thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt với xe 3.0L trở lên chỉ ở mức 60% thì nay đã tăng lên mức 90%-150%.
Trong khi ôtô cỡ nhỏ đang giảm giá cả trăm triệu thì xe dung tích lớn giá bị đẩy lên quá cao, không thể kinh doanh được.
Thuế tiêu thụ đặc biệt tăng cao, khiến giá xe bị đẩy lên cao ngất ngưởng và thị trường không chấp nhận mặt bằng giá mới.
Đơn cử, 1 chiếc Lexus 570 động cơ 5.7 lít giờ sẽ phải chịu mức thuế tiêu thụ đặc biệt 130%. Giá bán Lexus 570 “chạy lướt” nhập khẩu vì thế cũng tăng lên 8,2 tỷ đồng, thay vì có 6,2 tỷ như trước. Giá tính thuế cũng bị hải quan nâng lên cao hơn, do vậy khi nhập về khó bán do giá đội lên rất nhiều.
“Không thể bán chiếc Lexus 570 giá 8,2 tỷ đồng, chúng tôi đành chấp nhận bán với giá cũ 6,2 tỷ cũng chẳng có ai mua. Chưa kể, tiền nộp lệ phí cũng tăng lên 200 triệu theo giá bán mới, nên nhiều khách hàng lắc đầu”, ông Trần Dũng, đại diện công ty TNHH Màu Đức (Hải Phòng), nói.
Với xe nhập dưới dạng quà biếu tặng cũng tương tự. Từ cuối năm 2016 đến nay, hầu như không thể bán được chiếc nào vì nếu tính đủ thuế, giá tăng quá cao. Lượng xe nhập của các DN từ giữa năm 2016 bị tồn kho, ít thì chục chiếc, nhiều thì vài chục chiếc, trong khi lãi vay ngân hàng, tiền thuê cửa hàng, lương nhân viên,… vẫn phải trả.
Do đó, từ cuối 2016 đến nay, nhiều đơn vị đã tạm ngừng nhập khẩu xe cũ. Họ đang phải hạ giá, bán tháo để thu hồi vốn, chấp nhận thua lỗ. Một DN có showroom bán xe cũ hạng sang nhập khẩu tại đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hải Phòng) cho hay còn rao bán nốt cả showroom, tính chuyện đổi nghề khác.
Nói về kinh doanh ôtô cũ, giờ các DN đều lắc đầu ngao ngán. Trước kia có đơn vị bán tới 400 xe sang cũ mỗi năm, đóng thuế cho Nhà nước cả nghìn tỷ đồng, nay chìm trong thua lỗ. Đã vậy, nỗi lo bị truy thu thuế hàng chục tỷ đồng còn đó, vì bán xe sau 1/7/2016 nhưng tính theo thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt cũ, mức 60%.
Trong khi ôtô cỡ nhỏ đang giảm giá cả trăm triệu thì xe dung tích lớn giá bị đẩy lên quá cao, không thể kinh doanh được nữa dù vẫn rất yêu nghề, ông Dũng tâm sự.
Tại Hà Nội, có DN vẫn cố gắng bám trụ, bày cả chục chiếc xe hạng sang, có tổng giá trị lên đến trăm tỷ đồng tại cửa hàng, trông rất bắt mắt, rất hấp dẫn nhưng vắng bóng khách. Chủ showroom ngày ngày đi ra, đi vào mà không biết làm gì, lòng lúc nào cũng như có lửa thiêu. Ngoài tạm ngừng kinh doanh từ cuối năm ngoái, một số nơi có xe tồn thì nhờ các cửa hàng khác bán giúp.
“Đến nay chúng tôi vẫn chưa biết sẽ kinh doanh sản phẩm gì, vẫn đang ngồi chơi, dù chi phí vẫn phải chi trả”, ông Mai Trần Thanh Hoàng, Giám đốc Công ty TNHH TM và DV Hoàng Phước Minh (TP.HCM), thở dài.
Theo Trần Thuỷ/Vietnamnet/Zing
Đại hạ giá không chặn được đà giảm của thị trường ôtô
Những đợt giảm giá liên tiếp từ đầu năm không cứu được thị trường ôtô, khi doanh số liên tục sụt giảm, người tiêu dùng đang có tâm lý chờ đến 2018 để giá xe tiếp tục giảm thêm.
Từ cuối năm 2016 đến nay, các nhà sản xuất liên tiếp đưa ra các đợt giảm giá ôtô, với lý do chính sách thuế thay đổi. Theo lộ trình giảm thuế nhập khẩu từ ASEAN, kể từ ngày 1/1/2017, thuế nhập khẩu xe hơi từ các nước trong khu vực về Việt Nam đã giảm từ 40% xuống 30%, kéo giá xe giảm theo.
Tháng 12/2016: Cuộc đua tết Nguyên đán
Cuối năm 2016, khi thời điểm chính thức áp dụng mức thuế nhập khẩu ôtô mới từ ngày 1/1/2017 đến gần, các nhà sản xuất bắt đầu lao vào cuộc cạnh tranh "hạ giá" ôtô nhằm lôi kéo người tiêu dùng.
Đây cũng là thời điểm sát tết Nguyên đán, nhu cầu mua sắm xe hơi của người dùng tăng cao. Vì vậy, không ai khác mà chính nhà sản xuất ôtô nội địa - Thaco - đã "khai màn" cuộc chiến giảm giá ôtô, nhằm đón đầu xu hướng tiêu dùng.
Mức giảm giá cao nhất của các thương hiệu xe trong tháng 12/2016. Đơn vị: Triệu đồng.
Nắm giữ 2 thương hiệu xe du lịch phổ biến tại Việt Nam, Thaco tung ra chương trình giảm giá từ 25 đến 170 triệu đồng cho xe Mazda và từ 19 đến 127 triệu đồng đối với xe Kia.
Chưa bao giờ thị trường ôtô lại trở nên sôi động như thế. Ngay lập tức, các đối thủ của Thaco cũng nhập cuộc. Toyota tham dự cuộc chơi bằng việc giảm giá 24-40 triệu đồng cho các mẫu xe ăn khách. Tương tự, Honda cũng giảm 20-60 triệu đồng.
Giá xe giảm dồn dập mang đến cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn, đồng thời thúc đẩy sức mua toàn thị trường. Kết thúc tháng 12/2016, tổng doanh số bán ra đạt 33.295 xe, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tháng 2/2017: Cuộc chiến giảm giá xe nhập
Mức giảm cao nhất của các hãng ôtô trong tháng 2/2017. Đơn vị: Triệu đồng.
Sang tháng 2, sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán, các mẫu xe nhập tung ra giá bán mới lại làm dấy lên một cuộc đua mới trên thị trường.
Toyota và Lexus đi đầu khi giảm giá hàng loạt mẫu xe ăn khách, với mức giảm từ 44 đến 210 triệu đồng dành cho các mẫu xe nhập khẩu như Yaris hay Lexus, còn Fortuner 2017 thì được bán theo giá đã được tính theo mức thuế mới.
Tương tự, Honda cũng hạ giá 80 triệu đồng cho mẫu xe nhập khẩu Honda Accord. Mitsubishi giảm 71 triệu cho Pajero Sport so với giá bán trước đó.
Dù không chịu ảnh hưởng từ chính sách hạ thuế nhập khẩu, Thaco vẫn tiếp tục ưu đãi 14-50 triệu đồng cho Mazda BT-50 và Mazda CX-5, hai mẫu xe khá ăn khách trên thị trường. Đối với Kia, nhà sản xuất này giảm 95 triệu cho mẫu xe tầm trung Kia Sedona.
Doanh số sụt mạnh trong tháng 4
Mức giảm cao nhất của các hãng ôtô trong tháng 5/2017. Đơn vị: Triệu đồng.
Sang tháng 3, dù lượng xe nhập khẩu về tăng mạnh từ 3.061 xe trong tháng 2 lên 8.484 xe, đồng thời các hãng vẫn tiếp tục áp dụng các ưu đãi để kích cầu, nhưng doanh số toàn thị trường bắt đầu đi xuống, với mức tăng trưởng đạt được chỉ là 8% so với cùng kỳ 2016. Chỉ một vài model được giảm giá mạnh như Nissan X-Trail đạt được doanh số bán nhảy vọt trong tháng này, trong khi đa phần đều chững lại.
Tháng 4 bắt đầu ghi nhận mức tăng trưởng âm về doanh số bán, với mức giảm 15% so với tháng 4/2016, dù các hãng vẫn có những ưu đãi hấp dẫn cho khách hàng. Toyota tung ra mức giảm giá mạnh chưa từng có, từ 18 đến 90 triệu đồng cho Camry. Chevrolet cũng giảm từ 20 đến 70 triệu đồng cho Colorado, hay Nissan giảm 85 triệu cho X-Trail.
Chính sách giảm giá tiếp tục được một số hãng áp dụng trong tháng 5, tuy nhiên sau gần nửa năm, có vẻ như kế sách này đang dần mất tác dụng. Nhiều người tiêu dùng hiện đã chuyển sang tâm lý chờ đợi đến đầu năm 2018, khi thuế nhập khẩu ôtô từ ASEAN về 0%.
Nhận định về thị trường trước thời điểm 2018, đại diện một số nhà sản xuất ôtô đều khẳng định 6 tháng cuối năm sẽ là quãng thời gian kinh doanh khó khăn và rất khó dự báo. Ngoài giảm giá, các hãng sẽ phải có thêm những phương kế mới nếu không muốn chứng kiến đà lao dốc không phanh về doanh số bán hàng.
Theo Nguyễn Thắm/Bizlive
Nhiều mẫu ôtô tiếp tục giảm giá mạnh trong tháng 5 Một số dòng xe có mức giảm giá trực tiếp gần trăm triệu đồng như Nissan X-Trail, Toyota Camry, trong khi mức giảm trung bình của các mẫu khác là từ 20 đến 40 triệu đồng. Thị trường ôtô Việt Nam đang chứng kiến đà suy giảm doanh số ở hầu hết hãng xe. Theo báo cáo của VAMA, 3 trong 4 tháng...