Ôtô có giá rẻ hơn đề xuất nhờ được bán bằng máy tự động
Chiếc Renault Zoe nằm trong máy bán ôtô tự động tại London, Anh, có giá thấp hơn nhiều so với con số được hãng niêm yết.
Máy bán ôtô không phải ý tưởng mới. Đó là cách bán hàng không cần đại lý, không nhân viên và cũng không mặc cả. Nhưng Auto Trader biến tấu ý tưởng theo cách riêng.
Máy bán ôtô tự động không cần tiếp xúc của Auto Trader nằm ở khu thương mại Spitalfields, London.
Chiếc máy bán ôtô đầu tiên của hãng hoạt động ở London từ ngày 21/8, sử dụng công nghệ không cần tiếp xúc để thanh toán. Xe bán theo cách này có giá không quá 25.500 USD.
Hiện chiếc máy – có dạng một chiếc hộp chữ nhật lớn – chứa một chiếc Renault Zoe mới tinh từ một đại lý địa phương, được bán với giá 19.000 USD. Trong khi đó, trên website của hãng xe Pháp, một chiếc Zoe có giá bán lẻ đề xuất từ 26.600 USD tại Anh.
Auto Trader đã đàm phán trước với hãng xe về giá bán cuối cùng. Nhờ thế, khách hàng không phải tham gia vào quá trình đàm phán tại đại lý – một trong những bước khiến không ít người mua xe thấy mệt mỏi, chán nản.
Video đang HOT
Quá trình mua xe được thực hiện qua một màn hình.
Cách làm của Auto Trader đánh vào tâm lý của một đối tượng khách hàng – những người mua xe không cần lái thử, thậm chí mua ngay một chiếc có sẵn không cần thêm tùy chọn, và thích công nghệ. Họ có thể chọn xe qua một lớp kính, nhanh chóng quyết định và nhấn thanh toán. Khi cả quá trình kết thúc, xe sẽ được tự động đưa ra khỏi hộp. Và khi chiếc xe trong hộp được bán, một chiếc khác sẽ được đưa vào.
Máy bán ôtô tự động của Auto Trader xuất phát từ khảo sát mới đây của hãng về thói quen mua xe của người Anh. Kết quả khảo sát từ 2.000 tài xế cho thấy, 92% tự nhận không giỏi trong việc đàm phán mức giá, và 89% cho biết họ ghét phải đàm phán vì thấy rắc rối và không thoải mái. Đàm phán cũng đứng vị trí đầu tiên trong danh sách 10 điều lo lắng nhất khi mua ôtô đối với người Anh.
Hiện chiếc máy bán ôtô tự động chứa một chiếc Renault Zoe và giá bán là 19.000 USD.
Theo Vnexpress
Châu Âu chấm điểm tính năng phát hiện bỏ quên trẻ em trên ô tô
Chương trình đánh giá xe Châu Âu (Euro NCAP) từ năm 2022 sẽ áp dụng cấp đánh giá cho ô tô có thiết bị phát hiện trẻ em bị bỏ quên.
Hạn chót theo Euro NCAP sẽ bắt đầu từ năm 2022, họ sẽ bắt đầu trao điểm đánh giá cho xe có tính năng phát hiện sự hiện diện của trẻ em. Thiết bị này có thể phát hiện một đứa trẻ bị bỏ lại một mình trong xe và cảnh báo cho chủ sở hữu hoặc các dịch vụ khẩn cấp, để tránh tử vong do say nắng.
Thực tế tiêu chí trên đã có sẵn ở trong bản kế hoạch "lộ trình nâng cấp 2025" mà Euro NCAP công bố trong dịp kỷ niệm 20 năm thành lập (2017). Trong đó, kế hoạch này gồm những hạng mục chính như sau: Giám sát lái xe (2020); Tự động cảnh báo khẩn cấp (2020, 2022); Phanh khẩn cấp tự động (2020, 2022); Trao đổi dữ liệu từ xe sang phương tiện khác và cơ sở hạ tầng (2024); Bảo vệ an toàn từ phía sau (2020); An toàn cho người đi bộ và người đi xe đạp (2022); Cứu hộ (2020), Phát hiện sự hiện diện của trẻ em (2022).
Mô phỏng tính năng phát hiện trẻ em ở hàng ghế sau của hãng GM
Không chỉ châu Âu mà mới đây Mỹ cũng đang hướng tới triển khai một đạo luật tương tự để chống lại khả năng tử vong của trẻ em do sự bất cẩn từ người lớn.
Gần đây nhất là một dự luật từ lưỡng đảng được đệ trình vào ngày 1/7/2019 tại quốc hội Mỹ, được gọi là Đạo luật Ghế sau, hoặc HOTCARS , nhằm giúp đỡ trẻ em tranh khỏi chấn thương khi bị bỏ lại một mình trong ô tô.
Dù các kế hoạch tăng cường an toàn cho trẻ em đã nằm trong lộ trình nâng cấp tiêu chuẩn đánh giá hoặc đang được bàn đến, nhưng nhiều hãng xe cũng thấy rõ được mức độ quan tâm từ người tiêu dùng và đã có những thay đổi về mặt công nghệ.
"Chúng tôi đang bắt đầu thấy các nhà sản xuất ô tô tìm kiếm giải pháp", ông Rostock, phó chủ tịch tiếp thị của Eyesight Technologies, một công ty công nghệ có trụ sở tại Herzliya, Israel nhận định.
Một số nhà sản xuất ô tô đã cung cấp các tính năng nhằm giảm khả năng ai đó có thể vô tình để một đứa trẻ không được giám sát ở ghế sau. General Motors (GM) là một hãng đi tiên phong, giới thiệu hệ thống "Nhắc nhở ghế sau" vào năm 2016 trên chiếc GMC Acadia 2017, và sau đó thêm tính năng này vào một danh sách dài các mẫu xe sản xuất năm 2017 và 2018.
Hệ thống của GM được kích hoạt khi cửa sau được mở và đóng gần với thời điểm xe khởi động hoặc trong khi xe đang chạy. Lần tới khi xe tắt máy, hệ thống sẽ phát ra tiếng kêu và hiển thị thông báo trong trung tâm thông tin người lái với nội dung nhắc nhở tài xế kiểm tra lại hàng ghế sau.
Nissan Bắc Mỹ cũng đã bổ sung "Cảnh báo cửa sau" vào năm 2017, bắt đầu với chiếc Nissan Pathfinder 2018. Hãng có kế hoạch tung ra công nghệ cho tất cả các xe sản xuất của mình vào năm 2022. Hệ thống của Nissan cũng được kích hoạt dựa trên hoạt động đóng mở cửa sau, khi phát hiện đồ vật, trẻ em bị bỏ quên sẽ thông báo trên bảng điều khiển hoặc qua tiếng còi xe.
Cảnh báo hiện trên màn hình của mẫu Hyundai Santa Fe 2019 bán ở Mỹ
Hyundai Motor Bắc Mỹ cung cấp một tính năng tùy chọn gọi là "Cảnh báo người ở phía sau", bắt đầu từ mẫu xe Santa Fe 2019 và Palisade 2020, cũng sử dụng cơ chế như GM và Nissan, nhưng thêm cảm biến siêu âm để phát hiện chuyển động ở ghế sau. Nó cũng gửi cho người lái một tin nhắn văn bản nếu không có phản hồi với cảnh báo hình ảnh hoặc âm thanh.
Trong lĩnh vực công nghệ ô tô của Israel, các kỹ sư đánh giá phát hiện sự hiện diện của con người qua cảm biến rất chính xác, chúng có thể xác định một người cư ngụ bằng nhịp tim. Điều đó có nghĩa là hệ thống an toàn phát hiện một người ngay cả khi khuôn mặt của họ không nhìn thấy được, ví dụ như em bé đang lặng lẽ ngủ trên ghế trẻ em phía sau.
Theo AutoNews
Ký hiệu cơ bản trên cần số ô tô cho tài xế mới Nhìn chung, ký hiệu trên cần số ô tô số tự động phức tạp hơn so với xe số sàn và đặc biệt, các ký hiệu này còn được viết tắt bởi ngôn ngữ tiếng Anh. Chính vì vậy, các tài xế mới khá loay hoay khi sử dụng cần số xe tự động cũng là điều dễ hiểu. Cần số xe tự...