Ôtô buộc phải có túi khí ghế khách phía trước
Túi khí cho hành khách ở ghế trước có thể sẽ là trang bị bắt buộc trên mọi ôtô mới bán ra ở quốc gia Nam Á.
Chính phủ Ấn Độ đã thông báo sẽ sớm đưa thiết bị an toàn dành cho hành khách phía trước trở thành trang bị tiêu chuẩn ở mọi mẫu xe con, gồm cả những mẫu xe giá rẻ nhất. Trước đó, một quy định tương tự đối với túi khí dành cho tài xế chỉ mới có hiệu lực từ 1/7/2019.
Ngoài túi khí cho tài xế, túi khí cho hành khách phía trước trên xe hơi ở Ấn Độ không phải trang bị bắt buộc. Ảnh: Maruti Suzuki
Hiện đề xuất đối với túi khí cho hành khách trước đang chờ được thông qua. Chính phủ Ấn Độ cũng đã chuyển dự thảo sửa đổi tới Cơ quan tiêu chuẩn công nghiệp ôtô Ấn Độ (AIS).
Một quan chức chính phủ phát biểu: “Có sự nhất trí toàn cầu rằng xe hơi phải được tối ưu tính năng để bảo vệ người trên xe trong trường hợp tai nạn. Chúng ta phải làm thật rõ ràng, rằng không thể thỏa hiệp với bất cứ tính năng an toàn nào bất kể chi phí ra sao”.
Bộ Giao thông Vận tải Ấn Độ cũng đã làm việc nhằm thiết lập lịch trình, như từ lúc nào thì dự thảo mới sẽ thành luật và áp dụng cho toàn xã hội. Dự kiến cần một năm để những bên liên quan chuẩn bị nhằm đáp ứng tiêu chuẩn mới.
Hiện ở Ấn Độ, chỉ tài xế trên ôtô được chắc chắn bảo vệ bởi túi khí – tiêu chuẩn bắt buộc. Hành khách phía trước vẫn đối diện với những nguy cơ thương vong trong trường hợp tai nạn xảy ra do không có túi khí. Trong khi đó, những tính năng có chi phí thấp như cảnh báo tốc độ, cảm biến lùi và nhắc thắt dây an toàn đã trở thành tiêu chuẩn trên phần lớn ôtô bán ra tại thị trường này.
Loạt lỗi ô tô ở Việt Nam khiến chủ xe bất an
Trong tổng số 32 vụ việc triệu hồi xe báo cáo tới Cục đăng kiểm Việt Nam trong năm 2020 thì có tới 29 vụ là của các hãng xe ô tô như Toyota, Ford, Mercedes-Benz, Mitsubishi...
Đứng đầu số đợt triệu hồi ở Việt Nam trong năm 2020 là Toyota với 9 vụ, xếp thứ 2 là Mitsubishi (6 vụ), Audi và Ford cùng con số 4 vụ, còn lại là số lẻ 1 vụ. Trong đó, có một số lỗi khá nghiêm trọng khiến chủ xe bất an nếu không xử lý sớm sẽ dẫn đến nguy cơ mất an toàn cao.
Video đang HOT
Túi khí
Từ đầu năm đến nay có 6 chương trình triệu hồi liên quan đến vấn đề túi khí, trong đó Toyota chiếm 2 vụ, còn lại các hãng xe với số lẻ 1 vụ gồm Mercedes-Benz, Mitsubishi, Chevrolet và Nissan.
Mới nhất vào tháng 16/11, Mercedes-Benz Việt Nam thông báo triệu hồi 3.286 xe, gồm các mẫu C200, C250 Blue Efficiency, C300 và GLK 250 4Matic, GLK 220 CDI 4Matic, GLK 300 4Matic. Số xe này được sản xuất, lắp ráp trong khoảng thời gian từ tháng 5/2011 đến tháng 7/2015. Nguyên nhân do bộ phận bơm túi khí Takata có thể được lắp ráp lỗi dẫn tới nguy cơ bị hơi ẩm xâm nhập theo thời gian và điều kiện khí hậu nhất định, gây nguy hiểm cho người dùng trong trường hợp túi khí bung.
Mercedes-Benz C-Class 2015
Đối với thương hiệu Toyota, 2 đợt triệu hồi cùng công bố ngày 17/7 liên quan đến cụm bơm túi khí do Takata sản xuất có nguy cơ bị hơi ẩm xâm nhập theo thời gian. Thực tế đây là đợt bổ sung triệu hồi từ năm 2015. Lần này có thêm 2.568 chiếc Toyota Vios lắp ráp trong nước trong thời gian từ 13/9/2007 - 31/12/2008 và 145 chiếc Toyota Corolla nhập khẩu nguyên chiếc, sản xuất từ 2/11/2004 - 28/4/2005.
Ngoại trừ Mitsubishi phải triệu hồi 830 xe Mitsubishi Pajero và I-Miev để thay ngòi nổ túi khí thì 2 thương hiệu Nissan và Chevrolet cũng phải triệu hồi vì dùng túi khí của Takata. Nissan triệu hồi 2.471 chiếc bán tải Nissan Navara (thuộc hai bản LE và XE), còn Chevrolet có số lượng tổng 12.456 xe gồm các mẫu Cruze, Orlando, Trax.
Bơm nhiên liệu
Hệ thống bơm nhiên liệu là nguyên nhân khiến Mitsubishi tiến hành đợt triệu hồi kỷ lục hơn 14.000 xe Xpander vào năm 2019. Sang năm 2020, đến lượt Toyota công bố 3 đợt triệu hồi thay thế cụm bơm nhiên liệu và Honda 1 đợt với 6 mẫu xe.
Cụ thể, trong tháng 5, Toyota Việt Nam thông báo có hơn 32.500 xe gồm cả nhập khẩu và lắp ráp thuộc đời 2013-2019 lắp bơm nhiên liệu gặp lỗi có thể khiến động cơ rung giật, chết máy. Nguyên nhân theo Toyota, những xe trong diện ảnh hưởng trang bị một bơm thấp áp, đặt trong bình nhiên liệu để cung cấp nhiên liệu cho hệ thống phun xăng điện tử, nhưng cánh bơm này bị lỗi trong quá trình sản xuất dẫn đến nguy cơ hư hỏng cả cụm. Dẫn đến nguy cơ xe rung giật hoặc chết máy, xuất hiện đèn báo lỗi.
Honda CR-V
Đối với Honda Việt Nam, có gần 6.000 xe City do Honda Việt Nam lắp ráp, 8.000 chiếc CR-V nhập khẩu và một lượng xe Jazz, HR-V, Civic, và Accord nhập khẩu đời từ 2018-2019 bị lỗi cụm bơm nhiên liệu. Nguyên nhân cũng đến từ cánh bơm có thể bị kẹt, hỏng làm xe chết máy.
Lỗi bơm nhiên liệu được coi là "ác mộng" với người dùng xe bởi có thể "chết máy" bất cứ lúc nào, dẫn đến nguy cơ mất an toàn nếu đang chạy trên đường hoặc tốn chi phí cứu hộ, lỡ dở công việc.
Hộp số
Vào tháng 2, Toyota Việt Nam đã thông báo có 282 chiếc Lexus RX350 sản xuất từ ngày 19/10/2017 đến 26/12/2018 cần phải trở lại đại lý để cập nhật phần mềm điều khiển hộp số.
Theo hãng xe Nhật, nguyên nhân do bộ phận điều khiển hộp số tích hợp bên trong ECM được lập trình chưa tối ưu, dẫn đến hiện tượng áp suất dầu của hộp số có khả năng đột ngột thay đổi đến giá trị không đúng khiến xe bị giật khi vào số D, nổi đèn check động cơ hoặc khiến ly hợp trong hộp số bị hư hại. Nếu không sử lý kịp thời, rất có thể cụm hộp số đắt tiền trên RX350 sẽ phải thay mới, rất tốn kém.
Người tiêu dùng xe Ford có một năm lo lắng vì sự cố chảy dầu bưởng cam, cổ hút turbo và nguy cơ hư hại hộp số
Cũng liên quan đến hộp số, Ford Việt Nam đã phải tiến hành tới 3 chương trình triệu hồi dành cho xe Ford Ranger và Everest lắp động cơ 2.0L Bi-Turbo, sau khi nhiều khách hàng phản ánh sư cố liên quan đến bánh răng bơm dầu hộp số. Tất cả xe đều nhập khẩu từ Thái Lan.
Đợt đầu tiến hành vào tháng 4 với gần 12.000 xe gồm Ford Ranger 2.0L Bi-Turbo, Ford Everest 2.0L Bi-Turbo và Ford Ranger Raptor sản xuất từ cuối 2017 đến 2019. Các xe trong diện triệu hồi có thể gặp phải tình huống bánh răng bơm dầu hộp số hỏng trong khi vận hành, gây ra hiện tượng mất áp suất dầu hộp số, dẫn đến báo lỗi hộp số, mất truyền lực, tăng nguy cơ va chạm. Đợt thứ 2 diễn ra vào tháng 5 với 108 xe, mở rộng thêm quy mô của đợt đầu.
Các xe Ford bị lỗi thuộc diện triệu hồi được kiểm tra, cập nhật phần mềm mô-đun điều khiển hộp số và mô-đun điều khiển động cơ trên xe. Sau khi cập nhật, trên một số diễn đàn xe, nhiều người dùng phàn nàn xe có cảm giác yếu và tốn nhiên liệu hơn. Bên cạnh đó, vụ việc chảy dầu bưởng cam và cổ hút turbo với xe Ford dùng đồng cơ 2.0L Bi-Turbo vẫn là mâu thuẫn tồn tại giữa người tiêu dùng và hãng xe Mỹ chưa được giải quyết dứt điểm.
Hệ thống phanh
Liên quan đến hệ thống phanh, từ đầu năm đến nay có 3 đợt triệu hồi của 3 hãng xe Nhật Bản gồm Toyota, Mazda và Mitsubishi.
Ngày 20/2, Trường Hải thông báo quyết định triệu hồi 640 xe Mazda3 lắp ráp trong giai đoạn 14/10/2019 đến 20/2/2020. Nguyên nhân triệu hồi do phần mềm điều khiển hệ thống phanh bổ trợ (SBS) trên Mazda3 2020 chưa được lập trình phù hợp trong một số điều kiện nhất định, khiến xe nhận diện chưa đúng chướng ngại vật phía trước, và xe tự động kích hoạt phanh bổ trợ khi chưa cần thiết lúc đang di chuyển, dẫn đến các nguy cơ mất an toàn cho người sử dụng. Việc triệu hồi để cập nhật phần mềm và khắc phục hiện tượng này.
Toyota Fortuner 2019
Liên quan đến hệ thống phanh nhưng thuộc phần cơ khí, ngày 26/8, Toyota Việt Nam đã phát đi thông báo triệu hồi 190 xe Fortuner sản xuất và lắp ráp từ 8/10 đến 2/12/2019. Nguyên nhân mẫu Fortuner trong diện ảnh hưởng được trang bị hệ thống trợ lực phanh bao gồm các ống chân không bầu trợ lực phanh, nhưng chi tiết này có thể không đủ độ đàn hồi, dễ bị móp méo, biến dạng khiến hệ thống trợ lực phanh có thể mất tác dụng, gây giảm tác dụng của hệ thống phanh.
Trước đó, hãng Mitsubishi cũng thông báo triệu hồi 3 chiếc Mitsubishi I-Miev tại Việt Nam được sản xuất từ ngày 6.8.2013 đến 3.6.2017 để thay thế bơm chân không của hệ thống phanh. Nguyên nhân được xác định do kết cấu làm kín của nắp bơm và gioăng dây điện không đạt yêu cầu, dẫn đến khả năng làm kín bị giảm và nước có thể thâm nhập vào bên trong bơm chân không, gây ra sự ăn mòn, qua đó làm suy giảm hiệu suất của bơm chân không. Khi xe gặp phải sự cố này, người điều khiển phương tiện sẽ cảm thấy bàn đạp phanh nặng hơn và quãng đường phanh có thể trở nên dài hơn và có thể gây mất an toàn.
Vì sao túi khí ôtô không bung khi bị đâm từ phía sau? Trường hợp có va chạm từ phía sau, túi khí không nhất thiết được kích hoạt. Thay vào đó, dây an toàn và tựa đầu là những chi tiết bảo vệ người bên trong xe. Liệu kích hoạt túi khí có liên quan đến việc thắt dây an toàn hay không? Tại sao đa số cú đâm ở phía sau không kích hoạt...