Ôtô 4 chỗ tông trụ điện gãy 3 đoạn rồi lộn nhiều vòng
Sau khi tông gãy trụ điện, chiếc Lexus 4 chỗ bị bẹp dúm lộn nhiều vòng trên quốc lộ 1 nhưng những người bên trong may mắn thoát chết.
Sáng 28/11, Công an TP Cà Mau (Cà Mau) truy tìm tài xế lái chiếc Lexus 4 chỗ tông gãy trụ điện ven quốc lộ 1, đoạn qua ấp 1, xã Tắc Vân.
Bước đầu, cảnh sát ghi nhận chủ của chiếc xe biển số tỉnh Cà Mau tự gây tai nạn là chủ doanh nghiệp ở ấp 3, xã Tắc Vân. Tài xế và người đi cùng sau đó rời khỏi hiện trường lúc rạng sáng.
Công nhân viễn thông sửa chữa đường dây bị hư hỏng sau vụ việc. Ảnh: Việt Tường.
Ông Nguyễn Thanh Phong ở ấp 1 (xã Tắc Vân) cho biết vụ việc xảy ra khoảng 2h20 cùng ngày. Khi đó ông đang ngủ thì nghe tiếng động rất lớn ở trước nhà nên chạy ra kiểm tra.
Theo ông Phong, chiếc Lexus 4 chỗ có thể chở 2 hoặc 3 người, chạy từ hướng trung tâm TP Cà Mau về xã Tắc Vân.
“Người đi đường kể lại rằng khi xe gần đến chợ thì lao vào lề phải, tông trụ điện gãy 3 khúc, rồi lộn nhiều vòng. Từ trụ điện bị gãy đến nơi xe dừng lại cách nhau khoảng 30 m, xe bẹp dúm”, ông Phong nói.
Video đang HOT
Trụ điện gãy 3 đoạn, dây điện và cáp viễn thông đổ xuống vỉa hè quốc lộ sau vụ Lexus tự gây tai nạn. Ảnh: Việt Tường.
Theo Đội Cảnh sát giao thông Công an TP Cà Mau, sau tai nạn, tài xế và những người đi cùng đã rời khỏi hiện trường. Vì vậy, đơn vị chưa xác định được danh tính lái xe và số lượng người trong chiếc Lexus khi xảy ra tai nạn.
Đến 9h cùng ngày, điện ở khu vực trụ bê tông bị gãy vẫn chưa được tái lập. Công nhân điện lực và viễn thông đang khắc phục sự cố.
Vụ việc xảy ra cách chợ Tắc Vân (chấm đỏ) khoảng 700 m. Ảnh: Google Maps.
Việt Tường
Theo Zing.vn
TP.HCM: Bứt phá từ 7 nhóm sản phẩm
Sau một thời gian dài loay hoay với câu hỏi "đâu là sản phẩm chủ lực", việc TP.HCM công bố 7 nhóm sản phẩm chính được xem là động lực mới để thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp thành phố phát triển bền vững.
Trước đó, lãnh đạo TP.HCM đã liên tục có nhiều buổi làm việc với các sở, ngành, hiệp hội và doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn; đồng thời cũng yêu cầu các đơn vị sớm chỉ ra đâu là những sản phẩm chủ lực của địa phương mình.
Động lực cho doanh nghiệp
Bà Lý Kim Chi - Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP.HCM kể, thành phố đã từng thực hiện chương trình chủ lực nhưng bị gián đoạn trong thời gian qua khiến doanh nghiệp không mặn mà.
Ông Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch UBND TP.HCM tham quan các nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố. Ảnh: N.V
Trước năm 2015, thành phố chọn ra 15 sản phẩm chủ lực, đến nay có những sản phẩm không còn tồn tại do áp lực cạnh tranh trên thị trường. Theo Sở Công Thương TP.HCM, thời gian qua công nghiệp thành phố đã có những bước phát triển đáng kể. Giá trị gia tăng của khu vực công nghiệp ước tăng 7,52%; đóng góp 1,49 điểm phần trăm trong mức tăng chung 8,25% GRDP của thành phố. Chỉ số sản xuất công nghiệp IIP năm 2017 ước tăng 7,9% so với năm 2016. IIP 9 tháng năm 2018 ước tăng 7,89% so với cùng kỳ. Đây là mức tăng cao nhất trong những năm gần đây, đóng góp quan trọng vào kinh tế chung.
Tuy nhiên, công nghiệp thành phố vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và dư địa. Ông Phạm Thành Kiên - Giám đốc Sở Công Thương cho biết, với mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế của khu vực, đòi hỏi việc phát triển kinh tế ở mức cao nên việc xác định sản phẩm chủ lực của thành phố là rất quan trọng.
Vẫn cần nhiều chính sách hỗ trợ
Để hỗ trợ nhóm sản phẩm chủ lực của thành phố phát triển, đủ sức lan tỏa, dẫn dắt thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu và làm động lực cho toàn ngành, Sở Công Thương đã tham mưu UBND thành phố tập trung vào 5 nhóm chính sách lớn với nhiều điểm mới. Về vốn, Nghị quyết 16 ban hành đầu tháng 10 quy định vốn kích cầu cho doanh nghiệp hỗ trợ lãi vay đầu tư nhà xưởng, công nghệ mới với thời gian hỗ trợ 7 năm; mức vốn hỗ trợ tối đa cho một dự án lên đến 200 tỷ đồng.
Về mặt bằng, thời gian tới thành phố sẽ tạo quỹ đất công nghiệp để thu hút kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư như hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành. Ưu tiên bố trí mặt bằng để đầu tư mở rộng các nhóm sản phẩm CNCL với giá thuê đất phù hơp.
Nguồn nhân lực của các doanh nghiệp khi đào tạo xong thường bị "chảy máu chất xám" sang các doanh nghiệp FDI. Nhu cầu đào tạo nhân lực ở các doanh nghiệp rất lớn.
Theo ông Kiên, trước đây phải chờ sở ngành, trường nghề mở lớp rồi doanh nghiệp mới đăng ký học. Chính sách mới sẽ thay đổi lại. Doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo thì các sở ngành sẽ tổ chức lớp theo yêu cầu của doanh nghiệp, chứ không đợi tập trung số lượng mới dạy.
Cuối cùng, thành phố sẽ đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt động xúc tiến thương mại và phát triển thương hiệu các doanh nghiệp.
Theo Danviet
Những phát ngôn ấn tượng về Thủ Thiêm Sau hơn 20 năm chịu đựng sự bất công, sáng 18.10, người dân Thủ Thiêm đã được chính quyền xin lỗi. Lời xin lỗi của Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong là lời xin lỗi thứ 2 trong buổi tiếp công dân và người dân Thủ Thiêm đang chờ đợi sự nỗ lực sửa sai của lãnh đạo thành phố. Theo Danviet