Ớt ngọt nhiều sinh tố, chữa nhiều bệnh
Ớt ngọt có tên khoa học: Capsicum annum L. Nó được gọi là ớt ngọt vì nó không có vị cay gắt như ớt cay; vì được trồng nhiều ở Đà Lạt nên còn được gọi là ớt Đà Lạt. Ớt ngọt có nhiều màu: xanh, đỏ, vàng.
Ớt ngọt xanh có vị đắng, giòn nên thích hợp làm món xào; ớt ngọt đỏ có vị ngọt hơi chua, ăn sống rất thích hợp.
Loại trái nhiều vitamin
Trong số các loại trái thì ớt ngọt đỏ chứa vitamin C vào loại cao nhất. Trong 100g ớt có chứa hơn 120mg vitamin C. Chỉ cần 50g ớt ngọt đã cung cấp 75% lượng vitamin C có thể cần cho cả ngày. Nếu ăn 200g ớt ngọt nấu chín, chúng ta đã hấp thu được một lượng hơn 200mg vitamin C, đủ lượng vitamin C cần thiết hàng ngày cho cơ thể.
Ớt ngọt
Đối với vitamin A, ớt ngọt có thể cung cấp 15 – 50% tổng lượng nên dùng hàng ngày, tùy theo ớt được ăn sống hay nấu chín beta-caroten trong ớt có thể đạt tới mức 3,5mg/100g. Ớt xanh chứa nhiều beta-caroten hơn so với các loại ớt khác.
Vitamin C và vitamin A là những loại vitamin có lợi để chống lại quá trình oxy hóa, chống lại sự tấn công của các gốc tự do (ngăn ngừa quá trình lão hóa da, chống lại quá trình lão hóa sớm của tế bào).
Loại rau giàu chất xơ, ít calo
Ớt ngọt được xếp vào một trong những loại rau nhiều chất xơ nhất. Chính vì vậy, có thể dùng nó như một loại thực phẩm để tăng cường chất xơ cho cơ thể mà không có nguy cơ làm dư thừa lượng calo hấp thụ vào cơ thể.
Tuy nhiên, cũng vì chứa nhiều chất xơ nên ớt ngọt tương đối khó ăn với những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm hoặc mắc bệnh về đường ruột. Trường hợp này, không nên ăn sống mà nên gọt vỏ, nấu chín, ăn với một lượng vừa phải.
Video đang HOT
Ớt ngọt và tim mạch
Flavonoid của ớt ngọt bảo vệ thành mạch máu; dùng trị bệnh trương nở tĩnh mạch, bệnh trĩ.
Phụ nữ sinh đẻ nhiều, những người lao động đứng nhiều giờ liên tục thường bị chứng trương nở tĩnh mạch ở chân, biểu hiện rõ nhất là nổi gân xanh ở bắp chân. Mới đầu chỉ là những sợi chỉ nhỏ, sau đó lớn dần, rồi hình thành những hòn cục; nặng hơn sẽ phải phẫu thuật. Trong trường hợp này dùng ớt ngọt làm món ăn thường ngày sẽ rất hữu ích.
Ớt ngọt và viêm khớp
Vitamin C là một chất dinh dưỡng rất quan trọng chống lại bệnh viêm khớp. Theo nghiên cứu của Đại học Manchester (Anh) thì những người có lượng vitamin C ở mức thấp nhất có nguy cơ gia tăng viêm khớp gấp ba lần so với những người có lượng vitamin C cao nhất.
Nửa chén ớt ngọt thái nhỏ (ớt vàng, xanh, đỏ) chứa gấp đôi lượng vitamin C so với nhu cầu vitamin C hàng ngày, sẽ giúp ích nhiều để chống lại viêm khớp, tốt hơn là uống viên vitamin C (có khả năng gây đau loét dạ dày do chất chua của viên thuốc).
Giảm nguy cơ ung thư vú
Nghiên cứu trên tạp chí Ung thư quốc tế trong năm 2009 cho thấy, phụ nữ tiền mãn kinh ăn gấp hai hoặc nhiều hơn khẩu phần thức ăn giàu carotenoid mỗi ngày sẽ giảm nguy cơ ung thư vú tới 17%. Chỉ cần vài lát ớt đỏ trong món salad sẽ giúp cơ thể chúng ta tăng cường chất carotenoid.
Bảo vệ trái tim và ngăn ngừa đột quỵ
Trong một nghiên cứu ở Nhật Bản qua theo dõi hơn 35.000 phụ nữ tuổi từ 40 – 79, các nhà nghiên cứu thấy rằng, chế độ ăn uống có nhiều folate và B6 sẽ giúp giảm nguy cơ tử vong do đột quỵ, bệnh tim mạch cho phụ nữ.
Cả ớt cay lẫn ớt ngọt đều chứa nhiều vitamin B. Một ly (250ml) ớt cay xay cung cấp 36% lượng vitamin B6 hàng ngày của cơ thể và 10% folate; ớt đỏ 35% vitamin B6 và 7% folate; ớt vàng 20% vitamin B6 và 10% folate.
Ớt ngọt và làn da
Ớt ngọt đều có tác dụng làm da mịn màng, chống lão hóa da. Ớt ngọt màu đỏ có lượng vitamin C nhiều, có tác dụng chống nhăn da; có nhiều beta-caroten giúp chống lại sự tấn công của các gốc tự do, ngăn ngừa quá trình lão hóa da.
Ớt vàng và ớt xanh giúp bảo vệ màng collagen và nuôi dưỡng da. Ngoài ra, theo Đông y, ớt ngọt với tính nóng, vị nồng, có tác dụng tán hàn, kiện vị, tiêu thực, trị đau bụng do lạnh, nôn mửa, tiêu chảy, kiết lỵ.
Theo SK&ĐS
Biểu hiện và bệnh do nhiễm xạ
Theo điều tra, thống kê từ vụ nổ lò phản ứng hạt nhân Chernobyl , khi bị nhiễm phóng xạ, sẽ xuất hiện các hiện tượng và bệnh sau đây:
Các biểu hiện khi nhiễm xạ
Buồn nôn và nôn mửa là những dấu hiệu điển hình của giai đoạn đầu khi bị nhiễm xạ. Lượng bức xạ càng nhiều, những triệu chứng này xuất hiện càng sớm. Những người bắt đầu bị nôn mửa sau khi tiếp xúc với tia xạ rất có khả năng bị tử vong.
Tự chảy máu: Các bệnh do nhiễm xạ, dễ dẫn đến chứng chảy máu mũi, khoang miệng, răng lợi, các chỗ vốn bị tổn thương hoặc nội tạng, thậm chí nôn ra máu. Sở dĩ có những hiện tượng này là do tia xạ đã làm kiệt khả năng khống chế sự mất máu của cơ thể.
Đi ngoài ra máu: Các tế bào nhiễm xạ trong cơ thể tăng trưởng với tốc độ nhanh, khi vào đường ruột, gây kích thích thành ruột, khi nghiêm trọng sẽ dẫn đến tình trạng đi ngoài ra máu.
Bong tróc da: Vùng da bị phơi nhiễm xạ có khả năng bị mọc mụn nước, biến thành màu đỏ, trông giống như tổn thương do bị phơi nắng quá lâu. Sau đó có hiện tượng ngứa ngáy khó chịu, thậm chí bong da.
Rụng tóc: Tia bức xạ làm tổn thương chân lông, chân tóc. Những người bị nhiễm xạ với lượng lớn, trong vòng 2 đến 3 tuần sẽ liên tục bị rụng tóc.
Mệt mỏi cực độ: Các bệnh do tia xạ khiến cơ thể suy nhược, khó chịu, cảm giác như bị một loại cảm cúm virus rất nặng. Lượng hồng cầu trong máu giảm cũng dẫn đến nguy cơ thiếu máu, và làm tăng nguy cơ bị hôn mê.
Ngứa rát cổ họng; Bệnh do nhiễm xạ thường dẫn đến cảm giác khát hoặc ngứa cổ. Ngoài ra, tình trạng ngứa rát này còn có thể xuất hiện ở thực quản, dạ dày và ruột.
Dễ viêm nhiễm: Cùng với lượng hồng cầu bị suy giảm, sẽ làm giảm lượng bạch cầu có chức năng kháng viêm nhiễm trong cơ thể người bị nhiễm xạ. Do đó làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm độc, khuẩn.
Các bệnh do nhiễm phóng xạ gây ra
Bệnh máu trắng: Khi bị nhiễm xạ, biểu hiện thay đổi đầu tiên là hiện tượng máu, tế bào bạch cầu sẽ giảm thấp rõ rệt, người nghiêm trọng sẽ mắc bệnh máu trắng.
Ung thư tuyến giáp trạng: Sau khi sự kiện nổ lò phản ứng hạt nhân Chernobyl xảy ra, hàng trăm hàng nghìn thanh niên mắc bệnh ung thư tuyến giáp trạng do nhiễm phóng xạ gây ra.
Ung thư tủy xương: Theo điều tra, tia phóng xạ làm cho tỉ lệ người mắc bệnh máu trắng tăng lên nhiều nhất, sau đó đến bệnh ung thư tủy xương.
U không rõ nguyên nhân và u lành tính: Số người bị các khối u không rõ nguyên nhân và u lành tính cũng tăng lên, chỉ có những người mắc bệnh ung thư trực tràng, ung thư tuyến tụy và ung thư tử cung là không tăng.
Theo dân Trí
Đừng để cái miệng làm khổ cái thân Làm sao để ăn uống thoải mái, vui xuân hết mình mà vẫn đảm bảo được sức khoẻ là vấn đề được rất nhiều người dân quan tâm. NTNN giới thiệu bài viết của GS-TS Nguyễn Khánh Trạch - Chủ nhiệm bộ môn Nội, ĐH Y Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Tiêu hoá Việt Nam về vấn đề này. Bệnh rình rập...