Ớt ngọt được giá, trồng 1 sào lãi bằng cả mẫu lúa
Thu nhập cao từ mô hình trồng ớt trên đất cát bạc màu đã giúp nông dân nhiều vùng quê ở Thừa Thiên – Huế đổi đời.
Hiệu quả gấp nhiều lần trồng lúa
Trước đây, gia đình ông Phạm Xược ở thôn Kế Võ, xã Vinh Xuân (huyện Phú Vang) thuộc diện khó khăn do đất sản xuất chủ yếu là đất cát bạc màu, cây trồng cho năng suất thấp. Khoảng 7 năm trở lại đây, từ khi chuyển đổi 4 sào đất cát bạc màu ở vùng rú cát sang trồng ớt, kinh tế gia đình ông Xược phất lên nhanh chóng.
Trồng ớt trên đất cát bạc màu ở xã Điền Lộc. An Sơn
Cùng với việc hỗ trợ người dân về kỹ thuật, những năm qua, ngành nông nghiệp nhiều địa phương trồng ớt ở Huế đã kết nối doanh nghiệp với DN nhằm giải quyết khâu bao tiêu sản phẩm. Với cách làm này, mô hình trồng ớt đang phát triển bền vững và thu nhập của ND ngày càng tăng lên.
Ông Xược cho biết, hiện mỗi năm ông trồng 2 vụ ớt trên diện tích đất này, có thu nhập khoảng 100 triệu đồng. Ngoài ra, gia đình ông còn trồng xen canh một số cây hoa màu khác như đậu, dưa leo với cây ớt, đưa lại nguồn thu đáng kể. “Mô hình trồng ớt đưa lại thu nhập cao gấp nhiều lần so với trồng lúa và các loại hoa màu khác, nhờ đó mà gia đình tôi từ chỗ chạy ăn từng bữa đã có cuộc sống khá giả”- ông Xược phấn khởi.
Video đang HOT
Cùng “ăn nên làm ra” nhờ cây ớt như hộ ông Xược là hàng trăm hộ dân khác ở xã biển Vinh Xuân. Ông Phạm Văn Quy (thôn Xuân Thiên Thượng) cho biết, chỉ với gần 3 sào đất trồng ớt, mỗi năm gia đình ông có thu nhập gần 90 triệu đồng. “Ớt ở đây sau khi thu hoạch được thương lái đến thu mua tận nhà với giá dao động từ 15.000- 30.000 đồng/kg quả tươi. Ở xã này, trồng một sào ớt có thu nhập hơn một mẫu ruộng”- ông Quy kể.
Không chỉ Vinh Xuân, những năm trở lại đây, người dân nhiều xã vùng cát ven biển và đầm phá khác trên địa bàn Thừa Thiên- Huế cũng đổi đời nhờ mô hình trồng ớt. Hiện ớt được trồng phổ biến ở các xã Phong Hiền, Phong Hòa, Điền Lộc (huyện Phong Điền), Quảng Lợi, Quảng Thái, Quảng An, Quảng Thọ (huyện Quảng Điền), là cây trồng chủ lực giúp nông dân thoát nghèo. Những diện tích đất lúa, rau màu cho hiệu quả kinh tế thấp ở những địa phương này đang dần được chuyển sang trồng ớt và ngày càng có nhiều vùng chuyên canh ớt được hình thành.
Dễ trồng
Ông Nguyễn Hải (thôn Trung Kiều, xã Quảng Thái) cho biết, trước đây ông và ND ở xã không ai nghĩ có thể trồng được cây ớt trên đất cát bạc màu. Khi trồng rồi mới biết cây ớt có đặc trưng thích ứng với vùng đất cát vì khả năng chịu nắng nóng, hạn hán. “Thực tế cây ớt trồng trên cát rất ít khi bị sâu bệnh và cho năng suất cao, mang lại hiệu quả kinh tế lớn hơn rất nhiều so với tất cả các loại cây trồng khác”- ông Hải tiết lộ.
Ở Thừa Thiên – Huế, ớt chính vụ thường được trồng vào khoảng thời gian từ tháng 1 – 3 âm lịch, còn ớt trái vụ từ tháng 7-9 âm lịch. Những diện tích đất cát bạc màu được cải tạo thành những luống đất cao 15 – 20cm, rộng 1,2m để trồng ớt. Đất được bón phân và được cung cấp lượng nước vừa đủ để đảm bảo độ ẩm, tránh gây ngập úng. Hạt giống sau khi gieo vào bầu cho cây từ 4-5 lá thật thì đem ra trồng theo khoảng cách 50×30cm.
Ông Đoàn Thao – Phó Trưởng Phòng NNPTNT huyện Phú Vang cho biết, để giúp người ND nâng cao thu nhập bằng việc phát triển mô hình trồng ớt, ngành nông nghiệp huyện đã có nhiều hỗ trợ thiết thực, trong đó có việc cử cán bộ về cơ sở hướng dẫn bà con ND trên mọi phương diện.
Theo Danviet
Ớt cay Khánh Dương "lên hương"
Những năm gần đây, chuyển dịch cơ cấu cây trồng đã được triển khai mạnh mẽ ở nhiều địa phương tỉnh Ninh Bình. Trong đó, mô hình trồng ớt cay xuất khẩu tại xã Khánh Dương (Yên Mô) đang tạo thu nhập tốt cho hội viên, nông dân.
Khách Nhật sang xem ớt
Trước đây, người dân Khánh Dương đã có truyền thống trồng các loại cây màu xen canh như ớt, khoai tây, hành hoa... Do nhiều nguyên nhân, thu nhập từ những cây trồng này thất thường và vẫn tái diễn được mùa mất giá...
Nông dân xã Khánh Dương, huyện Yên Mô (Ninh Bình) phấn khởi thu hoạch vụ ớt cay xuất khẩu. Ảnh: Đ.H
Nhà tôi trồng 5 sào ớt, đầu vụ tới giờ đã lãi gần 15 triệu đồng rồi. So với các loại cây trồng khác, cây ớt cay này cho giá trị kinh tế cao hơn hẳn, dễ chăm sóc, nên ai cũng phấn khởi khi tham gia mô hình". Chị Bùi Thị Thủy, xã Khánh Dương, huyện Yên Mô (Ninh Bình)
Xác định giống ớt cay là một trong những cây trồng mới phục vụ chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp tại địa phương, vụ đông năm 2016, xã Khánh Dương đã đưa vào trồng 11,8ha giống ớt cay số 7. Ngay từ đầu vụ, UBND xã đã phối hợp HTX Liên Dương tổ chức nhiều đợt tuyên truyền, vận động; cam kết hỗ trợ 50% tiền giống ban đầu và mở các lớp chuyển giao kỹ thuật trồng ớt cho bà con. Toàn xã có 73 hộ tham gia mô hình, trung bình mỗi hộ trồng 4 sào ớt, hộ trồng nhiều lên tới 8 sào. Do thời tiết thuận lợi, người dân áp dụng đúng quy trình chăm sóc nên ớt sinh trưởng phát triển tốt, ít sâu bệnh, cho quả to, mẫu mã đẹp.
Tuy là năm đầu tiên triển khai mô hình, nhưng HTX Liên Dương đã ký kết được hợp đồng bao tiêu sản phẩm với Công ty TNHH ớt Việt Nam tại Hải Dương. Vì được bao tiêu đầu ra nên 100% số hộ trồng ớt đều ký kết hợp đồng với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Ninh Bình đưa các chuyên gia người Nhật về kiểm định và đánh giá chất lượng ớt, đàm phán để ớt Khánh Dương có thể xuất khẩu trực tiếp sang Nhật.
Thêm nhiều cây trồng xuất khẩu
Ông Bùi Văn Lương - Giám đốc HTX Liên Dương cho biết: "Chuyển dịch cơ cấu cây trồng là một trong những bước ngoặt lớn mà chúng tôi hướng đến. Hiệu quả kinh tế từ các cây trồng có giá trị xuất khẩu sẽ giúp nông dân từng bước ổn định cuộc sống. Sắp tới, không chỉ có ớt mà chúng tôi sẽ quy hoạch và triển khai một số mô hình nữa như trồng khoai lang Nhật hay ngô ngọt...".
Với ưu thế là thời gian thu hoạch dài, nên từ cuối năm 2016 đến nay ớt cay Khánh Dương cho thu được 6 đợt với tổng sản lượng hơn 170 tấn quả tươi. Toàn bộ số ớt thu hái đã được Công ty TNHH ớt Việt Nam về thu mua ngay đầu bờ. Phần lớn ớt thu hái có chất lượng quả đạt tiêu chuẩn, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Với giá bán từ 5.000-8.000 đồng/kg ớt tươi, trừ chi phí, mỗi sào người trồng lãi 3 triệu đồng/vụ.
Ông Đinh Công Chương, xã Khánh Dương phấn khởi chia sẻ: "Được tập huấn kỹ thuật, được hỗ trợ 50% cây giống, nhà tôi trồng 5 sào ớt. Tính ra đến nay, trừ chi phí, gia đình đã "bỏ túi" hơn 15 triệu đồng. Tôi mong các cấp, ngành, Hội ND vào cuộc nhằm hỗ trợ để mô hình trồng ớt cay xuất khẩu đi vào ổn định chứ không phải chỉ 1-2 vụ rồi thôi...".
Trồng ớt cay xuất khẩu ở Khánh Dương không chỉ góp phần đa dạng hoá cơ cấu cây trồng, mà còn góp phần vào việc thay đổi ý thức sản xuất của người dân theo hướng hàng hóa, tuân thủ quy trình, đảm bảo chất lượng nông sản. Đại diện lãnh đạo UBND huyện Yên Mô cho biết, qua tổng kết, đánh giá mô hình trồng ớt cay ở xã Khánh Dương, huyện sẽ xem xét khuyến khích nhân rộng mô hình sang địa bàn các xã khác...
Theo Danviet
Ớt đỏ có tiếp tục mang lại vận đỏ cho người trồng năm nay? 2 năm vừa qua, giá ớt trái luôn ở mức cao, có thời điểm lên đến trên 120.000 đồng/kg, vì vậy vụ ớt 2017, cả diện tích và số hộ tham gia trồng ở Quảng Ngãi tăng lên ào ạt. Nhưng thị trường tiêu thụ ớt chủ yếu phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc, nên khó để biết trước ớt đỏ...