ột ngột ‘đảo’ đề xuất quản taxi công nghệ
Sau khi tiếp thu góp ý các bộ ngành, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) lại đề xuất gom quản lý taxi công nghệ và taxi truyền thống vào làm một, cùng chịu các điều kiện kinh doanh như nhau.
iều này trái với dự thảo trình Thủ tướng hồi tháng 8 vừa qua, khi tách 2 loại hình này với các điểm phân biệt khác nhau. ây đã là lần thứ 6 Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 86/2014 Bộ GTVT trình Thủ tướng.
Cần một quan điểm đúng đắn trong quản các loại hình taxi thời 4.0 Ảnh: Như Ý
Bộ GTVT vừa báo cáo Thủ tướng giải trình, tiếp thu góp ý các bộ ngành liên quan vào bản Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 86/2014 về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô.
Theo đó, Bộ GTVT đưa ra khái niệm: “Kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi là việc sử dụng ô tô có sức chứa dưới 9 chỗ (gồm cả người lái) để vận chuyển hành khách; có lịch trình và hành trình theo yêu cầu của hành khách; có sử dụng đồng hồ tính tiền để tính cước chuyến đi hoặc sử dụng phần mềm để đặt xe, huỷ chuyến, tính cước chuyến đi và kết nối với hành khách thông qua môi trường mạng”.
Với khái niệm này, toàn bộ xe con sử dụng vào mục đích kinh doanh vận tải hành khách đều là taxi, thay vì đề xuất trước đó tách taxi và xe hợp đồng.
Cùng với khái niệm taxi thay đổi, các điều kiện kinh doanh taxi truyền thống (tính tiền bằng đồng hồ) và taxi công nghệ (tính tiền qua phần mềm) đều có cùng điều kiện kinh doanh như nhau. Cả 2 loại đều phải có hộp đèn với chữ “taxi” gắn trên nóc xe, điều kiện về người lái, công bố thông tin… (khác là taxi công nghệ phải liên thông hoá đơn tới cơ quan thuế). Dự thảo mới này khác với bản trình Thủ tướng hồi tháng 8, khi đó Bộ GTVT tách 2 loại taxi, xe có hộp đèn “xe taxi” cho taxi truyền thống, và “taxi công nghệ” cho taxi ứng dụng phần mềm.
Cũng theo dự thảo mới, trước ngày 1/7/2019, ô tô có sức chứa dưới 9 chỗ đang kinh doanh hợp đồng điện tử, đã được cấp phù hiệu xe hợp đồng sẽ phải đổi phù hiệu sang taxi.
Không thể quản xe công nghệ như taxi truyền thống
Video đang HOT
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cho rằng, hiện vẫn còn nhiều ý kiến khác về quy định taxi công nghệ, xe hợp đồng điện tử với taxi truyền thống. Nhóm ý kiến cho rằng tách bạch taxi công nghệ và taxi truyền thống để phù hợp với cách mạng công nghiệp 4.0, cởi bỏ rào cản kinh doanh, hỗ trợ khởi nghiệp… (cơ quan đề xuất là Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế T.Ư, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam).
Trong khi đó, một số ý kiến lại đề xuất ngược lại, phải quản lý taxi truyền thống và công nghệ như nhau để đảm bảo công bằng, cạnh tranh lành mạnh… (Tổ công tác của Thủ tướng, Hiệp hội taxi 3 miền, Vinasun).
“Từ thực tế kinh doanh vận tải hành khách dưới 9 chỗ ngồi qua hợp đồng điện tử và taxi có nhiều điểm tương đồng, cần quy định chung để quản lý như nhau, nhằm đảm bảo sự công bằng, công khai, minh bạch và chịu các điều kiện kinh doanh như nhau. Bộ GTVT đồng thuận với ý kiến đề xuất của các cơ quan xem taxi truyền thống và điện tử như nhau”, ông Thể nêu quan điểm.
Chuyên gia kinh tế – TS Ngô Trí Long cho rằng, cần đổi mới quan điểm về mô hình kinh doanh, thừa nhận thế mạnh của các đơn vị công nghệ phát triển phần mềm, như Uber, Grab, Emdi, FastGo… Thực tế đã chứng minh hiệu quả của ứng dụng công nghệ trong hoạt động vận tải, buộc các hãng taxi truyền thống thay đổi để phục vụ khách tốt hơn. “Ứng dụng công nghệ giúp hoạt động vận tải minh bạch hơn, tiết kiệm thời gian, chi phí và giảm giá thành”, ông Long nói.
Tuy nhiên, Dự thảo của Bộ GTVT lại đưa taxi công nghệ và taxi truyền thống vào làm 1 và cùng áp dụng các điều kiện kinh doanh như nhau. Điều này, theo ông Long, làm triệt tiêu các ưu điểm do công nghệ mang lại, cản trở sáng tạo và ảnh hưởng tới người tiêu dùng. Do đó, ông Long đề xuất, các quy định đưa ra phải khuyến khích phát triển công nghệ, nâng cao hiệu quả hoạt động vận tải. Đồng thời, cần gỡ bỏ rào cản với taxi tuyền thống để cạnh tranh với taxi công nghệ.
Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam cũng đồng tình với quan điểm không thể quản lý xe công nghệ như taxi truyền thống. “Thay vào đó cần gỡ bỏ rào cản, bất cập để taxi truyền thống vươn lên và có quy định phù hợp với các loại hình vận tải mới”, ông Thanh nói.
Ông dẫn chứng quy định taxi truyền thống phải kiểm định đồng hồ tính cước định kỳ mỗi năm, điều này tốn thời gian và tiền bạc của doanh nghiệp. Thay vì thế có thể bỏ quy định này và tăng hậu kiểm, xử phạt nặng nếu vi phạm, gian lận cước…
Ở phía ngược lại, các hãng taxi truyền thống, điển hình là hiệp hội taxi 3 miền (Bắc, Trung, Nam), Vinasun… lại kiến nghị phải quản taxi truyền thống và taxi công nghệ như nhau. Theo các đơn vị này, dù dùng đồng hồ tính tiền, hay phần mềm đều là vận tải hành khách, tính tiền theo kilomet, hoạt động chủ yếu trong đô thị… Do đó, các đơn vị này đề xuất tất cả xe dưới 9 chỗ kinh doanh vận tải hành khách đều xếp là taxi, chịu điều kiện như nhau.
Đồng thời, bỏ một số quy định quá khắt khe, tốn kém với taxi truyền thống, như: Bỏ yêu cầu kiểm định đồng hồ tính tiền định kỳ hằng năm; kéo dài thời hạn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, thay vì mỗi năm phải xin 1 lần; được tự thay đổi giá cước chỉ cần thông báo không cần xin phép…
Cùng với “hợp nhất” taxi công nghệ và taxi truyền thống, Bộ GTVT cũng bỏ quy đinh “xe hợp đồng” và “xe hợp đồng điện tử”. Theo đó, sẽ chỉ có 1 loại xe hợp đồng, và xe phải có phù hiệu “xe hợp đồng”, còn hợp đồng giấy hay hợp đồng điện tử chỉ là phương thức kinh doanh của mỗi chủ xe.
LÊ HỮU VIỆT
Theo TPO
Bộ Giao thông kiến nghị xe Grab phải gắn mào như taxi
Bộ Giao thông đề nghị ô tô dưới 9 chỗ kinh doanh vận tải; có lịch trình, sử dụng phần mềm để đặt xe sẽ phải gắn hộp đèn TAXI.
Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ dự thảo (lần 6) Nghị định thay thế Nghị định 86 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô, trong đó có nội dung quản lý xe hợp đồng điện tử (Grab).
Quá trình xây dựng dự thảo, Bộ Giao thông cho hay đã nhận được ý kiến từ nhiều cơ quan theo 2 nhóm. Thứ nhất, Tổ công tác của Chính phủ, các hiệp hội taxi yêu cầu hoạt động của Grab (xe dưới 9 chỗ thí điểm hợp đồng điện tử) cần có các quy định chặt chẽ, chịu sự quản lý như taxi, không thể gọi là loại hình "Hợp đồng điện tử" vì không có trong quy định của Luật Giao thông đường bộ.
Cụ thể, toàn bộ ô tô dưới 9 chỗ kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng điện tử thì phải quy định lộ trình thực hiện cấp đổi phù hiệu taxi và thực hiện các quy định kinh doanh của taxi.
Luồng ý kiến thứ hai do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (VICEM) và một số chuyên gia kinh tế đề nghị xe dưới 9 chỗ hoạt động vận tải khách có ứng dụng phần mềm sẽ được quản lý theo hợp đồng vận tải điện tử và bổ sung quy định taxi điện tử.
Về quan điểm của mình, Bộ Giao thông cho rằng, xe dưới 9 chỗ kinh doanh vận tải theo hợp đồng điện tử so với hoạt động của taxi có nhiều điểm tương đồng và có quy định chung để quản lý như nhau nhằm đảm bảo công bằng, công khai minh bạch và chịu quy định về kinh doanh, điều kiện như nay. Do đó, Bộ đồng thuận ý kiến thứ nhất.
Như vậy, trong trường hợp quy định này được thông qua, toàn bộ các xe đang kết nối phần mềm điện tử như Grab sẽ phải gắn phù hiệu "xe taxi" trên kính xe; niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe. Đặc biệt, là phải gắn hộp đèn trên nóc như taxi truyền thống. Các xe Grab cũng phải chịu các ràng buộc về niên hạn như taxi; tiêu chuẩn lái xe; kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã và phải niêm yết giá như taxi...
Đề nghị quản lý xe Grab giống taxi của Bộ Giao thông vẫn gây nhiều ý kiến trái chiều. Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam ủng hộ đề xuất này vì cho rằng xe Grab giống taxi vì đều có mục đích kinh doanh vận tải. Do đó cần phải gắn logo, gắn mào taxi điện tử cho xe Grab để phân biệt với các xe tư nhân.
Theo ông Thanh, bản chất của xe Uber, Grab trước khi vào Việt Nam là "kinh tế chia sẻ", giúp giảm xe cá nhân lưu thông trên đường. Song hiện nay nhiều người đầu tư xe hợp đồng điện tử để kinh doanh như taxi, tỷ lệ xe cá nhân hoạt động khi nhàn rỗi trong lĩnh vực này không nhiều. "Tôi không biết tỷ lệ bao nhiêu, song khi hỏi lái xe Grab thì đều nhận được câu trả lời rằng họ kinh doanh chuyên nghiệp, không phải tận dụng xe nhàn rỗi", ông Thanh nói.
Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội Nguyễn Công Hùng cũng cho rằng, xe Grab bản chất là hoạt động kinh doanh vận tải nên phải được coi là taxi. Các xe này phải có bộ nhận diện riêng hoặc gắn biển màu vàng để phân biệt với xe gia đình, các cơ quan chức năng dễ quản lý.
Trái với ý kiến trên, ông Bùi Danh Liên, Phó chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Hà Nội, cho rằng, xe Grab là kết quả của công nghệ, không thể bắt nó mặc áo quần như taxi truyền thống, nếu quản lý như taxi thì loại hình Grab sẽ "quay về thời kỳ đồ đá" mà không phát huy được công nghệ 4.0.
Ông Liên cho rằng, Bộ Giao thông không nên lấy ý kiến của các doanh nghiệp taxi mà cần lấy ý kiến của người dân. Đa số người dân sẽ ủng hộ Grab là hợp đồng điện tử như hiện nay, họ sẽ không thích xe Grab gắn mào và hoạt động như taxi truyền thống.
Grabcar được nhiều khách hàng ưa thích sử dụng do giá cước thấp hơn taxi truyền thống, nhiều khuyến mại. Ảnh minh họa: Xuân Hoa.
"Thời gian qua taxi bị quản lý chặt chẽ gây mất bình đẳng với Grab, do đó cần nới lỏng các điều kiện cho taxi hơn, chứ không phải siết chặt mô hình Grab", ông Liên nhận định.
Cả nước hiện có 866 đơn vị vận tải với hơn 36.800 phương tiện tham gia thí điểm hợp đồng điện tử. Trong đó TP.HCM có 506 doanh nghiệp, 3 nhà cung cấp phần mềm, với 21.600 xe. TP.Hà Nội có 354 đơn vị vận tải, 7 nhà cung cấp phần mềm, với hơn 15.000 xe.
Hiện xe hợp đồng điện tử chỉ được gắn phù hiệu nhỏ trên xe, không có mào trên nóc nên cơ quan chức năng và hành khách khó phân biệt với taxi truyền thống.
Theo Đoàn Loan (VnExpress)
Nhiều cảnh báo về chất lượng cao tốc 1,64 tỷ đô được xử lý qua loa? Nhiều cảnh báo về chất lượng một số gói thầu của cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đã được gửi tới Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) trước khi công trình đưa vào sử dụng. Như Dân Việt đã thông tin, cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi mới đưa vào sử dụng 1 tháng...