Ôsin kiện chủ vì bị đuổi vào ban đêm
TAND TP.HCM vừa sửa án sơ thẩm và tuyên buộc bà LBN phải bồi thường cho bà VTH (người giúp việc nhà) tổng cộng 12,3 triệu đồng vì đã chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) trái luật. Tòa xử ôsin thắng kiện vì người chủ không chứng minh được có sự thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ.
Vụ kiện gây chú ý vì đây là việc giải quyết tranh chấp lao động giữa cá nhân với cá nhân qua HĐLĐ giao kết bằng miệng. Đây cũng là dạng HĐLĐ phổ biến trong xã hội nhưng nhiều người lao động chưa quan tâm đến quy định pháp luật để tự bảo vệ quyền lợi cho mình.
Đang bệnh vẫn bị đuổi?
Bà H. đến nhà bà N. giúp việc nhà (dọn dẹp, phụ nấu ăn…) thông qua sự giới thiệu của trung tâm việc làm. Ngày 24-1, bà H. bắt đầu công việc tại gia đình bà N. Làm việc được 38 ngày thì hai bên xảy ra mâu thuẫn dẫn đến chấm dứt HĐLĐ.
Theo lời bà H., tối 2-3, khi biết bà đang bệnh không làm việc nhà được thì bà N. đã la mắng và kêu bà thu dọn đồ ra khỏi nhà ngay trong đêm. Đồng thời, bà N. có thanh toán cho bà tiền lương trong những ngày đã làm việc và tiền ăn tết, trả giấy CMND. Bức xúc nên sau năm ngày nghỉ việc, bà H. đã khởi kiện ra TAND quận Tân Phú.
Ngược lại, bà N. kể ngày đó khi đi công tác về nghe gia đình báo là bà H. bị bệnh nằm suốt ngày và mẹ bà còn phải nấu cháo cho ăn. Thấy vậy, bà có trao đổi với bà H. về tình trạng sức khỏe và trách nhiệm trong công việc của bà H. không đáp ứng được nhu cầu như đã thỏa thuận. Từ đó, bà thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ với bà H. Bà H. đồng ý và đã nhận 6,5 triệu đồng (gồm 5,5 triệu đồng tiền lương và 1 triệu đồng tiền cho thêm dịp tết).
Video đang HOT
Đối đáp lại, bà H. cho rằng không có việc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng mà sự thật là như bà đã trình bày.
TAND quận Tân Phú nhận định bà H. đã nhận tiền lương, tiền ăn tết và nhận lại giấy CMND mà không phản ứng gì nghĩa là đã thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ. Từ đó, tòa không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà H. vì không có căn cứ và không phù hợp với quy định pháp luật.
Không đồng tình, bà H. làm đơn kháng cáo.
Thuê ôsin cũng phải theo Bộ luật Lao động
Tại phiên phúc thẩm, TAND TP.HCM nhận định theo hợp đồng thỏa thuận giới thiệu việc làm giữa ba bên (gồm công ty môi giới, bà H. và bà N.) thì bà H. đến làm việc nhà cho bà N. trong 60 ngày. Thời gian thử việc là sáu ngày kể từ ngày bà H. bắt đầu làm việc.
Sau thời gian làm thử, bà H. vẫn phải làm thêm đủ 54 ngày công cho bà N. với mức lương 4,5 triệu đồng, bao ăn ở. Trường hợp hai bên chấm dứt HĐLĐ và mọi tranh chấp giữa bà H. và bà N. thì giải quyết theo luật định. Công ty chỉ làm nhiệm vụ trung gian giới thiệu lao động nên không chịu bất kỳ trách nhiệm và nghĩa vụ nào đối với bên lao động và sử dụng lao động khi có tranh chấp.
Theo tòa, hồ sơ vụ án thể hiện HĐLĐ giữa bà N. và bà H. là bằng miệng. Thời gian bắt đầu làm là ngày 24-1, công việc là giúp việc nhà, thời gian nghỉ ngơi là 13-14 giờ. Còn về thời hạn và mức lương thì y như việc giao kết tại nơi giới thiệu việc làm. Và quan hệ lao động giữa hai bên được xác lập từ ngày bà H. bắt đầu làm việc và 38 ngày sau thì nảy sinh tranh chấp.
Tòa cho rằng Bộ luật Lao động quy định đối với lao động giúp việc gia đình thì các bên có thể giao kết bằng miệng và các bên đương nhiên phải tuân theo các quy định của pháp luật lao động. Do đó, việc bà H. khởi kiện tranh chấp lao động tại tòa là đúng.
Không chứng minh được thì phải bồi thường
Theo tòa, đơn phương chấm dứt HĐLĐ là việc một bên chủ lao động chấm dứt việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo HĐLĐ mà không phụ thuộc vào ý chí bên kia. Theo đó, bà N. là người thể hiện ý chí chấm dứt hợp đồng với bà H. Sau khi thanh toán các khoản tiền và trả lại giấy CMND rồi thì bà H. ra khỏi nhà. Bà H. thì không thừa nhận việc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng. Trong khi bà N. không chứng minh được việc hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng nên có cơ sở xác định bà đã đơn phương chấm dứt hợp đồng với bà H. Theo luật lao động, bà N. cũng không chứng minh được bà H. không hoàn thành nhiệm vụ theo hợp đồng nên có cơ sở xác định bà N. đã đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật với bà H.
Từ đó, HĐXX đã chấp nhận kháng cáo, sửa án sơ thẩm, chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của bà H. Tòa buộc bà N. bồi thường ba ngày lương do vi phạm thời hạn báo trước, 19 ngày lương trong những ngày bà H. không được làm việc, hai tháng lương do chấm dứt HĐLĐ trái luật. Tổng cộng bà N. phải trả cho bà H. 12,3 triệu đồng.
Từng có vụ ôsin kiện chủ Cuối năm 2002, bà C. đến giúp việc cho gia đình bà D., hai bên thỏa thuận nếu muốn cắt hợp đồng thì phải báo trước một tháng. Bà C. kể tháng 11-2010, bà D. nghi bà trộm tiền nên đã chửi bới, lục đồ đạc, bắt bà cởi hết quần áo để kiểm tra và khóa cửa nhốt không cho ra ngoài. Dù công an xác định bà vô can nhưng bà vẫn bị đuổi việc. Vì vậy, bà khởi kiện yêu cầu bà D. phải bồi thường 19 triệu đồng, bao gồm 9 triệu đồng tiền lương, trợ cấp thôi việc… và 10 triệu đồng tiền bồi thường tổn thất về tinh thần do bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Ngoài ra, bà còn yêu cầu bà D. phải công khai xin lỗi bà tại địa phương. Xử sơ thẩm, TAND quận 11 (TP.HCM) nhận định không có cơ sở chấp nhận yêu cầu của bà C. bởi bà đã tự ý nghỉ việc. Còn việc bà C. đòi bồi thường tổn thất tinh thần 10 triệu đồng, công khai xin lỗi tại địa phương là không hợp lý. Bởi bà D. thể hiện rõ thái độ nghi ngờ bà C. lấy trộm, yêu cầu cho kiểm tra phòng, kiểm tra người thì rõ ràng đã gây tổn hại đến danh dự, nhân phẩm của bà C. Điều này pháp luật không cho phép, lỗi thuộc về bà D. Nhưng bà D. kiểm tra là có sự đồng ý của bà C., khi kiểm tra chỉ có mặt hai người nên mức độ tổn hại về mặt tinh thần đối với bà C. không lớn. Tòa chỉ chấp nhận một phần yêu cầu, buộc bị đơn bồi thường cho bà C. trên 1,3 triệu đồng. Thuê giúp việc trên ba tháng phải làm HĐLĐ bằng văn bản Theo Điều 16 Bộ luật Lao động (mới, có hiệu lực từ 1-5-2013) thì HĐLĐ phải được giao kết bằng văn bản, trừ trường hợp đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới ba tháng các bên có thể giao kết HĐLĐ bằng lời nói. Như vậy, ngoại trừ công việc có thời hạn dưới ba tháng thì HĐLĐ giao kết bằng miệng không phát sinh hiệu lực. Đây là một trong những điểm mới được sửa đổi, bổ sung. Ngoài ra, Bộ luật Lao động sửa đổi lần này quy định khá chi tiết về loại hình lao động giúp việc nhà (mục V, chương XI).
Theo HOÀNG YẾN
PLHCM
Thầy giáo tát học trò chảy máu mũi thắng kiện
Ông Lê Cao Tánh được Hiệu trưởng Trường THPT Bán công Nguyễn Du (Đà Lạt, Lâm Đồng) ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn vào ngày 31/12/2004.
Sáng 12/12/2006, một học sinh lớp 10 đã vô cớ xúc phạm ông trước đám đông. Ông đưa học sinh này về phòng giám thị của trường và hỏi lý do thì học sinh này trả lời quanh co. Không giữ được bình tĩnh, ông đã tát vào mặt làm học sinh này chảy máu mũi.
Vài ngày sau, ông Tánh bị hiệu trưởng ra quyết định tạm đình chỉ công tác. Sau đó, nhà trường đề nghị Sở GDĐT tỉnh Lâm Đồng xem xét, quyết định hình thức kỷ luật ông. Đầu năm 2007, căn cứ vào ý kiến chỉ đạo của Sở, hiệu trưởng đã ra quyết định sa thải ông Tánh.
Thầy giáo Lê Cao Tánh
Không đồng ý với quyết định trên, ông Tánh đã khiếu nại. Tháng 7/2007, ông khởi kiện vụ án ra TAND TP.Đà Lạt. Tuy nhiên, phiên tòa sơ thẩm (của TAND TP.Đà Lạt) và phiên tòa phúc thẩm (của TAND tỉnh Lâm Đồng) đều xử Trường THPT Nguyễn Du thắng kiện. Không nản, ông Tánh đã yêu cầu lên cấp giám đốc thẩm.
Ngày 27/9/2011, TAND Tối cao đã có quyết định giám đốc thẩm vụ án "Tranh chấp kỷ luật sa thải" của ông Tánh. Tòa đã hủy cả 2 bản án sơ thẩm, phúc thẩm, giao hồ sơ vụ án cho TAND TP.Đà Lạt xét xử sơ thẩm lại. Ngày 17/9/2013, TAND TP.Đà Lạt đã mở phiên tòa sơ thẩm lần hai để xét xử vụ án.
Căn cứ vào Điều 85 Bộ luật Lao động sửa đổi các năm 2002, 2006, HĐXX cho rằng các hành vi vi phạm của ông Tánh không thuộc trường hợp xử lý kỷ luật sa thải. Do vậy, quyết định sa thải của nhà trường không đúng quy định. HĐXX đã xử buộc Trường Nguyễn Du phải nhận ông Tánh trở lại làm việc, thanh toán cho ông số tiền lương từ ngày bị đuổi việc oan đến nay (khoảng 232 triệu đồng).
Theo Cao Diên (Dân Việt)
Có quyền thay đổi chức vụ của nhân viên so với hợp đồng Người chủ được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm. Ảnh minh họa Theo quy định tại Điều 31 Bộ luật Lao động năm 2012 (có hiệu lực kể từ 1/5/2013), khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn,...