Oscar 2012 ‘đượm màu’ Pháp
Lễ trao giải Oscar lần thứ 84 vào hôm qua, (27/2 giờ Việt Nam) mang đậm dấu ấn Pháp khi bộ phim câm đen trắng The Artist đại thắng với 5 giải thưởng quan trọng.
Giữa rừng phim Anh ngữ, bộ phim Pháp một mình một phong cách, một thể loại, không hề bị lọt thỏm mà còn vượt trội để điền tên mình vào những giải thưởng được trông đợi nhất gồm: Phim hay nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất, Nam diễn viên chính xuất sắc nhất.
“Merci” thay cho “thank you”
Bên cạnh đó, The Artist còn giành luôn giải Nhạc nền và Thiết kế phục trang xuất sắc nhất. Đó là chưa kể diễn xuất của nữ diễn viên Bérénice Bejo và chú chó nhỏ thông minh khiến người xem không khỏi thán phục. Bérénice hoàn toàn xứng đáng được vinh danh ở hạng mục Nữ diễn viên phụ xuất sắc, nếu không có vai diễn quá ấn tượng của diễn viên da màu Octavia Spencer trong phim The Help. Ở đây khó có thể so sánh hơn thua, chỉ tiếc là giải thưởng chỉ có một. Tương tự, vai diễn cực kỳ xuất sắc của chú chó cũng bị bỏ qua vì trước giờ chưa từng có tiền lệ trao giải cho động vật.
Christopher Plummer , 82 tuổi đã trở thành ngôi sao lớn tuổi nhất trong lịch sử thắng giải Oscar khi đoạt giải Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất.
Trên thảm đỏ cũng như trên sân khấu của Trung tâm Hollywood và Highland (nhà hát Kodak cũ) hôm qua thường xuyên vang lên những lời phát biểu bằng tiếng Anh “đặc” giọng Pháp, hay thậm chí là những lời cảm ơn, thán từ tiếng Pháp như “merci beaucoup”, “formidable”… bật ra một cách hoàn toàn ngẫu hứng và đầy tự hào. Dễ hiểu thôi, bởi đó là thành công không dễ gì có được trong một liên hoan phim mà nước chủ nhà là Mỹ, một đế chế hùng mạnh về điện ảnh. Trước giờ, điện ảnh Mỹ ít chịu thừa nhận phong cách châu Âu và ngược lại. Nhưng với The Artist, hai bên dường như đã tìm được tiếng nói chung. Hơn thế nữa, đó còn là tình yêu khi nam diễn viên chính xuất sắc nhất Jean Dujardin đã thốt lên: “Tôi yêu đất nước của các bạn!”
Ngoài ra, nhiều tác phẩm góp mặt trong danh sách đề cử Oscar 2012 cũng đến từ Pháp hoặc mang đậm chất Pháp. Đó là Midnight in Paris, bộ phim giành giải Kịch bản gốc xuất sắc, tái hiện cuộc sống ở thủ đô Paris đẹp hơn bao giờ hết. Cũng lấy bối cảnh Paris là bộ phim hoạt hình Pháp A cat in Paris, một trong 5 phim hoạt hình được đề cử. Trong khi đó, hạng mục phim hoạt hình ngắn cũng có một cái tên Pháp là Dimanche (Ngày chủ nhật).
Ngoại giao điện ảnh?
Dư luận thường cho rằng, thực tế luôn tồn tại một sự thiên vị nào đó trong các LHP quốc tế. Chẳng hạn các LHP châu Âu như Cannes, Berlin, Venice… thường ưu ái phim châu Âu, trong khi Oscar, Quả cầu vàng thường nghiêng về các phim đến từ Mỹ và Anh quốc. Nhưng với những gì diễn ra trong năm qua, nghi ngờ trên phần nào đã được giải tỏa.
Video đang HOT
Việc phim Pháp The Artist “càn quét” các giải thưởng của một liên hoan phim tiếng Anh hay phim Iran A separation được chọn là Phim nước ngoài xuất sắc nhất, cho thấy Oscar không có ý định thiên vị “gà nhà” và những nền điện ảnh lớn. Chỉ cần nội dung độc đáo cùng một thông điệp ý nghĩa, phim sẽ được ghi nhận. Chính vì thế, kết quả Oscar những năm gần đây đều xác đáng và khó gây tranh luận, mặc dù điều đó có thể khiến giải thưởng điện ảnh lớn nhất thế giới này thiếu đi tính bất ngờ.
Dàn diễn viên phim The Artist lên nhận giải Phim hay nhất.
Một điều khá thú vị nữa là trong khi LHP Cannes 2011 vinh danh The tree of life, một tác phẩm điện ảnh Mỹ của một đạo diễn Mỹ thì nửa năm sau đó, giải Oscar 2012 lại vinh danh The Artist, một tác phẩm, tác giả đến từ châu Âu. Điều này dù là vô tình hay hữu ý cũng đã làm nên một sự hoán đổi, trái ngược hoàn toàn so với những định kiến không hay về mối tương quan giữa hai phong cách điện ảnh lớn nhất thế giới này. Có thể nhìn đây như một sự “ngoại giao điện ảnh”, đưa điện ảnh Mỹ và châu Âu xích lại gần nhau hơn.
Theo Báo Đất Việt
'The Artist' - dấu ấn phim câm tại Oscar 2012
B phim mi nhất củo diễn Pháp Michel Hazanavicius hn dn 10 hng mụ Oscar năm nay, gây chú ýặc bt bi phongi nh ti lịnh vi nhiu thăng trm.
* Trailer "The Artist"
Geoge ngôi sao sáng giá trongm. Anhã giúp mt trong nhữi hâm m củnh Peppy Miller (Bérénice Bejo - chính v củo diễn Hazanavicius) mt vai diễn trong phim anh tham gia. Sự nghp của George tng luôc bao bọc trong ánh hào quaa danh vọng. Thng, sự chuyểổi của nn công nghp phim ảnh từm sang phim nóiã m cho danh tia George dn lu m.
Hai nhânnh trong "The Artist". Ảnh: Weinstein.
Đo diễn Michel Hazanavicius trên trng quay phim "The Artist". Ảnh: Weinstein.
The Artist khin i xem liên tngn phim kinhiển Singin' in the Rain vốc xem mt ví dụ sinhng bi hài v chuyển tip giữam phim ting. Sự tng phản giữam phim ting trong phim củo diễn Hazanaviciusc diễ qua lối "chi" âm thanh mtch thông minhy ẩn dụ. Chẳng hn, trngon giấc m của George khi anhng thể nóic trong khiồng nghp trong hãng phim li ci vang. Ở mnh khác, Georgeang ngồi lặng lẽ chán chng thì v mình Doris (Penelope Ann Miller) tin nói "chúng ta phải nói chuyện". Vich thể hny, chủ của phim v sự chuyểổi tấu từc phát biểu rõ ràng.
"The Artist" gi nh tim Hollywood nhữm 1920. Ảnh: Weinstein.
The Artist c. Dù chin thắng tip tục mỉm ci vi The Artist hayng thì vi những gìã thể hn, êkíp m phim hoàn toàn thể hãnh dn vi thành quả củnh.
Bình Minh
Theo VNE
Những khoảnh khắc xúc động nhất Oscar 2012 Khi được xướng tên, mỗi ngôi sao 1 cảm xúc nhưng họ dường như đều nín thở. Lễ trao giải Oscar 2012 đã qua đi nhưng vẫn để lại những dư vị cực kì ngọt ngào. Chiến thắng ấn tượng của The Artist với 5 tượng vàng Oscar không phải là điều bất ngờ nhất nhưng vẫn đầy thuyết phục. Và trong suốt...