OPEC: Sản lượng dầu thô của Iran tăng mạnh trong tháng 7/2021
Theo báo cáo hàng tháng vừa công bố của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), sản lượng khai thác dầu thô của Iran trong tháng 7/2021 đã đạt 2,485 triệu thùng/ngày, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.
Một cơ sở lọc dầu của Iran trên đảo Khark. Ảnh: AFP/TTXVN
Các số liệu của OPEC cho thấy ngành dầu mỏ Iran đã sản xuất 1,936 triệu thùng/ngày trong tháng 7/2020. Sản lượng dầu thô trung bình của quốc gia Trung Đông này trong quý II/2021 ở mức 2,443 triệu thùng/ngày, tăng 224.000 thùng/ngày so với mức trung bình trong quý I/2021.
Với việc Mỹ tái áp đặt các lệnh trừng phạt chống Iran, sản lượng dầu thô của nước này giảm mạnh từ 2,356 triệu thùng/ngày năm 2019, xuống còn 1,988 triệu thùng/ngày trong năm 2020. Tuy nhiên, Iran đã nâng dần sản lượng khai thác để bù đắp cho một phần sản lượng bị sụt giảm.
Báo cáo của OPEC cho biết thêm giá dầu nặng của Iran trong tháng 7/2021 đã tăng 1,3 USD lên 72,98 USD/thùng, tương đương mức tăng 1,8% so với tháng trước đó. Giá dầu nặng của Iran đạt trung bình 65,01 USD/thùng trong giai đoạn từ tháng 1-7/2021, cao hơn nhiều so với mức bình quân 38,54 USD/thùng trong cùng kỳ năm ngoái.
Bên cạnh tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, vốn đã làm chao đảo các thị trường dầu mỏ toàn cầu, ngành dầu mỏ của Iran cũng chịu sức ép từ các biện pháp trừng phạt của Mỹ. Iran đã nâng sản lượng khai thác dầu thô trong vài tháng qua, sau khi các thị trường dầu mỏ toàn cầu chứng kiến đà phục hồi tích cực bất chấp tác động của đại dịch COVID-19.
Video đang HOT
Hồi đầu tháng 2/2021, Fitch Solutions Incorporation, một đơn vị phân tích thuộc hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế Fitch Ratings (Mỹ), dự báo xuất khẩu dầu mỏ của Iran sẽ tăng trưởng 6,8% trong năm 2021 nếu Mỹ quay trở lại thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015. Trong một báo cáo đánh giá về ngành dầu khí Iran, Fitch Solutions nhận định xuất khẩu dầu thô của Iran trong năm 2022 sẽ tăng gấp đôi so với năm 2020.
Báo cáo của Fitch Solutions nhận xét: Triển vọng của ngành dầu mỏ Iran đã sáng lên đáng kể sau chiến thắng của ông Joe Biden trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào ngày 3/11/2020. Tổng thống Biden đã tuyên bố ông sẽ tìm cách đưa Mỹ trở lại thỏa thuận hạt nhân Iran, mở đường cho việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt, qua đó Iran có thể tăng sản lượng dầu thêm khoảng 2 triệu thùng/ngày.
Khi nào sản lượng khai thác dầu thô của Nga đạt đỉnh?
Cục điều tiết năng lượng, Bộ Năng lượng LB Nga mới đây đã có bài viết phân tích về triển vọng khai thác dầu thô tại Nga.
Trữ lượng dầu thô có thể thu hồi với chi phí thấp trên thế giới đang suy giảm ở tất cả các quốc gia sản xuất dầu hàng đầu thế giới, trong đó có Nga. Đồng thời, giới chuyên gia cho rằng, chi phí khai thác các trữ lượng khó thu hồi cao, khiến việc sản xuất dầu với giá hiện tại sẽ không mang lại lợi nhuận cho các nhà sản xuất.
Trữ lượng khó thu hồi
Một trong những vấn đề quan trọng nhất của ngành dầu khí toàn cầu là duy trì chi phí phát triển các trữ lượng dầu khó thu hồi. Giới phân tích cho rằng, trữ lượng này sẽ không hấp dẫn người mua nếu dầu thô được thay thế nhanh chóng bởi các loại năng lượng khác như khí đốt, hydro và các nguồn NLTT. Trong tương lai, sẽ có thời điểm mà các nhà sản xuất hạn chế khai thác trữ lượng dầu khó thu hồi khi mà chi phí đầu tư phát triển mỏ không mang lại hiệu quả. Đối với Nga, điều này đang xảy ra khi các công ty dầu khí nước ngoài sở hữu công nghệ hiện đại để khai thác trữ lượng dầu khó thu hồi không thể chuyển giao công nghệ cho phía Nga vì các lệnh trừng phạt của Mỹ/phương Tây.
Giới chuyên gia nhận định, tình trạng trì trệ lâu dài trong ngành dầu khí có thể thay đổi cơ bản tất cả các nền tảng của nền kinh tế Nga. Sản lượng khai thác dầu thô của Nga sẽ không đạt đỉnh ngay lập tức mà sẽ tăng chậm dần trong nhiều năm cho đến thời điểm mà các nhà sản xuất nhận ra rằng tiêu thụ dầu thô bắt đầu giảm. Vào cuối những năm 2000, sản lượng dầu khai thác của Nga đã được dự báo đạt đỉnh. Tuy nhiên, sản lượng thực tế sau đó đã tăng thêm 10%. Tài nguyên dầu khó thu hồi có trữ lượng lớn trong hệ tầng Bazhenov ở Nga hoàn toàn có thể trở thành một nguồn khai thác mới, tương tự như sản xuất dầu đá phiến tại Mỹ, nơi mà tổng sản lượng khai thác đã vượt qua mức đỉnh sau gần 40 năm.
Một số quốc gia trên thế giới đã qua giai đoạn đỉnh cao về sản xuất dầu, trong số đó có cả những nhà sản xuất hàng dầu. Ví dụ như tại Mexico, quốc gia từ lâu được coi là một trong nhà sản xuất dầu chính ở châu Mỹ. Kể từ năm 2008, sản lượng khai thác của nước này đã sụt giảm đều đặn. Trước Mexico, Vương quốc Anh cũng đã đạt đỉnh sản lượng. Trung Quốc đạt sản lượng cao nhất là 4,3 triệu thùng/ngày vào năm 2015, sau đó suy giảm và ổn định ở mức 3,8 - 3,9 triệu thùng/ngày, trong khi tiêu thụ trong nước ngày càng gia tăng.
Sau suy thoái là ổn định
Theo dự báo phát triển ngành dầu mỏ của Bộ phát triển kinh tế LB Nga ban hành vào tháng 04/2021, sản lượng khai thác dầu thô của Nga cần duy trì ổn định sau khi sụt giảm xuống mức 512 triệu tấn trong năm 2020. Sau khi thỏa thuận OPEC kết thúc (dự kiến là trong năm 2022), sản xuất dầu thô tại Nga sẽ tăng trở lại. Theo kịch bản cơ sở, sản lượng sẽ tăng 7,3% lên 550 triệu tấn/năm. Đến năm 2023-2024, sản lượng khai thác sẽ đạt mốc 560 triệu tấn, thấp hơn mức của năm 2019 là 568 triệu tấn. Theo Bộ tài nguyên LB Nga, thời gian khai thác trữ lượng dầu còn lại ở Nga ở mức sản lượng hiện tại là 59 năm; đối với khí đốt thiên nhiên là 103 năm. Bộ này lưu ý rằng cần phải phát triển công tác thăm dò địa chất, kể cả ở những khu vực xa xôi, khó tiếp cận.
Cách mạng địa chất
Trong năm 2020, Rosgeologiya đã tiến hành nhiều cuộc khảo sát địa chất để xác định ranh giới bên ngoài thềm lục địa Bắc Cực. Các chuyên gia đã phát hiện ra một lớp trầm tích dày, lớn có tiềm năng dầu khí trên Biển Laptev. Trữ lượng dầu khí của lớp trầm tích được tính toán là tương đương với các trung tâm dầu khí ở Tây Siberia. Sự kiện địa chất này có thể sẽ trở thành một cuộc cách mạng thực sự trong tương lai. Khu vực các mỏ dầu và khí đốt tiềm năng trên thềm lục địa Bắc Cực cần được nghiên cứu thêm và cần được khảo sát trữ lượng với mật độ cao hơn. Cơ quan liên bang về sử dụng lòng đất (Rosnedra) ủng hộ đề xuất của Rosgeologiya. Việc khảo sát địa chất tại Bắc Cực gặp hạn chế đáng kể khi mùa hè ở đây chỉ kéo dài một tháng rưỡi. Rosnedra nhấn mạnh, các mỏ dầu khí lớn có thể phân bổ ở khu vực Đông Siberia và các vùng biển phía đông của Bắc Cực.
Trong thời gian gần đây, công nghệ và cách tiếp cận trong thăm dò dầu khí đã thay đổi đáng kể. Theo Rosgeologiya, để phù hợp với thực thế, chiến lược tái tạo các nguồn tài nguyên khoáng sản nói chung cần phải có những thay đổi. Ví dụ, trong công nghệ bơm hydrocarbon trong lòng đất. Điều này rất quan trọng đối với các nhà địa chất vì chất lượng mô hình hóa vỉa và kết quả khoan sâu sẽ phụ thuộc vào điều này.
Trên 50% nguồn thu ngoại tệ quốc gia từ dầu khí
Chủ tịch Ủy ban Năng lượng, Duma quốc gia Pavel Zavalny cho biết, khoảng 50% lượng tài nguyên có thể thu hồi tại Nga đã được khai thác. Ông Zavalny cũng nhấn mạnh, với những kết quả thăm dò gần đây, các nhà khai thác dầu khí có thể tiếp tục khai thác thêm 50% trữ lượng còn lại. Ông Zavalny cho rằng, có thể sau 30 năm nữa thế giới sẽ không còn nhu cầu dầu thô của Nga, mà chuyển sang tiêu thụ nhiều hơn khí đốt. Do đó, Nga cần phải tiếp tục khai thác và xuất khẩu dầu thô chừng nào nhu cầu dầu vẫn còn.
Hiện nay, nguồn thu thuế khai thác khoáng sản đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với ngân sách quốc gia. Theo Rosnedra, thuế từ hoạt động khai thác mỏ đóng góp 25% trong cơ cấu ngân sách. Sau quá trình phát triển mỏ, nguồn thu này sẽ được phân bổ cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục, lương hưu và trợ cấp xã hội nhà nước.
Hơn 50% nguồn thu ngoại tệ của Nga đến từ dầu khí. Dữ liệu này được Ủy ban năng lượng, Duma quốc gia công bố trong buổi thảo luận về Đề án phát triển tổng thể ngành công nghiệp dầu khí LB Nga đến năm 2035. Đây là lý do tại sao sản xuất dầu thô đóng vai trò quan trọng đối với ngân sách liên bang và khu vực. Và để tăng cường nguồn thu cho ngân sách, một số đề xuất tăng cường thu thuế từ hoạt động sản xuất dầu khí đã được các quan chức nhà nước đưa ra. Trong số đó có đề xuất xem xét mở rộng chế độ thu thuế mới đối với toàn bộ ngành công nghiệp dầu khí từ năm 2022 của Thống đốc Khu tự trị Khanty-Mansiysk.
OPEC+ lạc quan về sự phục hồi nhu cầu dầu mỏ năm 2021 Theo phong viên TTXVN tai Trung Đông, Tô chưc Cac nươc Xuât khâu Dâu mo (OPEC) va cac đôi tac (nhom OPEC ) ngay 3/2 đa bay to lac quan vê triên vong phuc hôi kinh tê toan câu va nhu câu dâu thô trong năm 2021. Một cơ sở khai thác dầu của Iran ở đảo Khark. Ảnh: AFP/TTXVN Trong tuyên bô...