OPEC+ quyết định giữ nguyên chính sách sản lượng dầu
Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC ) ngày 30/6 thông báo sẽ duy trì chính sách tăng sản lượng dầu đã lên kế hoạch vào tháng 8 tới, nhưng không thảo luận chính sách này từ tháng 9 bởi giá dầu đang tăng do nguồn cung toàn cầu bị thắt chặt và những lo ngại rằng nhóm này ít có khả năng tăng sản lượng.
Hình ảnh 3D về biểu tượng Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Ảnh: REUTERS/TTXVN
Hội nghị của OPEC được tổ chức vài ngày trước khi Tổng thống Mỹ Joe Biden công du Trung Đông, trong đó có Saudi Arabia, nơi ông dự kiến sẽ hối thúc tăng sản lượng dầu.
Tại hội nghị gần đây nhất ngày 2/6, OPEC đã quyết định tăng sản lượng thêm 648.000 thùng/ngày vào tháng 7 và tháng 8, cao hơn mức tăng 432.000/ngày.
Giá dầu đã tăng lên những mức cao nhất kể từ năm 2008 sau khi Mỹ và châu Âu áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga liên quan đến xung đột tại Ukraine. Giá đã giảm bớt nhưng hiện vẫn ở mức trên 115 USD/thùng vào ngày 30/6 do nguồn cung bị thắt chặt và những lo ngại rằng các nước OPEC có ít khả năng tăng sản lượng nhanh chóng.
Saudi Arabia và Nga lần lượt là 2 nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới trong OPEC . Tuy nhiên, kể từ khi cuộc xung đột Nga – Ukraine nổ ra, sản lượng của Nga đã giảm từ khoảng 11 triệu thùng/ngày trong tháng 3/2022 xuống mức trung bình 10 triệu thùng/ngày trong tháng 4/2022.
Nga chật vật để tăng sản lượng dầu dù các giếng đang hoạt động ở mức cao nhất
Các giếng dầu đang hoạt động của Nga đạt mức cao nhất trong 5 năm kể từ khi OPEC và các đồng minh hợp lực, nhưng việc đưa sản lượng bị cắt giảm trở lại theo thỏa thuận hiện tại vẫn còn khó nắm bắt.
Ảnh minh họa.
Tháng trước, Nga đã bơm dầu từ hơn 155.600 giếng, theo tính toán của Bloomberg dựa trên dữ liệu từ đơn vị CDU-TEK của Bộ Năng lượng. Đó là số lượng hoạt động hàng tháng cao nhất của quốc gia này kể từ ít nhất là năm 2017, khi Moscow hợp tác với Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ trong việc điều phối việc hạn chế sản lượng nhằm tái cân bằng thị trường.
Tuy nhiên, bất chấp sự gia tăng này vào tháng 12, sản lượng dầu thô của Nga trong tháng đó đã giảm xuống dưới hạn ngạch hàng tháng của OPEC lần đầu tiên kể từ khi liên minh này thực thi các biện pháp cắt giảm phối hợp kỷ lục.
Các số liệu cho thấy thách thức mà Nga phải đối mặt trong việc phục hồi sản lượng dầu sau khi hạn chế sâu nhất từ trước đến nay và giảm đầu tư thượng nguồn. Theo các nhà phân tích, trong 6 tháng tới Moscow có thể chỉ cung cấp được khoảng một nửa sản lượng dầu thô tăng theo kế hoạch.
Nga nằm trong số các quốc gia OPEC đã phải vật lộn để đưa sản lượng dầu bị cắt giảm trở lại khi bắt đầu đại dịch. Các thành viên của liên minh đã phải đối mặt với tình trạng ngày càng thiếu công suất dự phòng, một yếu tố có thể đẩy giá dầu cao hơn trong thời gian còn lại của năm nay khi nhu cầu toàn cầu phục hồi.
Saudi Arabia khẳng định các chính sách của OPEC+ là hoàn toàn độc lập Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất dầu đối tác (OPEC ) hoàn toàn độc lập trong các chính sách và không hề có sự can thiệp từ bên ngoài vào các quyết định của liên minh này. Các bể chứa tại một cơ sở khai thác dầu ở thành phố Dammam, Saudi Arabia. Ảnh: AFP/TTXVN...