OPEC+ nhất trí tăng nhẹ sản lượng dầu mỏ
Ngày 3/8, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC ) đã khai mạc hội nghị về chiến lược sản lượng, sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden vận động Saudi Arabia tăng sản lượng để kiềm chế giá “vàng đen” ngày càng tăng vọt.
Các bể chứa dầu tại Carson, bang California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tuyên bố được đưa ra tại hội nghị trực tuyến, bộ trưởng các nước thuộc OPEC đã nhất trí tăng nhẹ sản lượng dầu mỏ thêm 100.000 thùng/ngày từ tháng 9 tới. Con số này thấp hơn nhiều so với những lần tăng trước đó.
Trao đổi với báo giới, nhà phân tích Edward Moya tại sàn giao dịch OANDA đánh giá mức tăng thấp nhất trong lịch sử OPEC này sẽ không giúp ích được nhiều cho cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu đang diễn ra. Chuyên gia này cho rằng giá dầu vẫn bị “mắc kẹt” quanh mốc 100 USD/thùng ngay cả khi suy thoái kinh tế toàn cầu tăng nhanh. Chính quyền của Tổng thống Biden sẽ “phiền lòng” trước quyết định trên và đây sẽ là bước thụt lùi trong việc cải thiện quan hệ Mỹ – Saudi Arabia.
Video đang HOT
Các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây nhằm vào Nga đã khiến giá tất cả các loại năng lượng leo thang, kéo theo lạm phát tăng lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ và các ngân hàng trung ương nâng lãi suất. Mỹ đang gây áp lực đối với hai nhà sản xuất hàng đầu của OPEC là Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) nhằm tăng sản lượng để giúp kìm hãm đà tăng của giá dầu.
Sau khi cắt giảm sản lượng trong năm 2020 do giá dầu xuống thấp trong đại dịch COVID-19, OPEC đã bắt đầu tăng nhẹ sản lượng trong năm 2021 và điều chỉnh chính sách hằng tháng.
Trong những tháng vừa qua, OPEC đã tăng sản lượng theo đúng mục tiêu đề ra là khoảng 430.000 – 650.000 thùng/ngày. Theo thống nhất trên văn bản thì ở thời điểm này của năm, sản lượng dầu của OPEC đã phục hồi về mức trước dịch COVID-19 nhưng trên thực tế 23 quốc gia thuộc OPEC đều đang chật vật tìm cách hoàn thành chỉ tiêu. Saudi Arabia và UAE là 2 quốc gia duy nhất còn dư công suất khai thác để tăng sản lượng.
Chi tiêu cho năng lượng toàn cầu dự kiến đạt 2.100 tỷ USD năm 2022
Phóng viên TTXVN tại Trung Đông - Bắc Phi dẫn báo cáo mới nhất của hãng tư vấn năng lượng Rystad Energy (Na Uy) cho biết, chi tiêu cho năng lượng của thế giới sẽ đạt mức kỷ lục 2.100 tỷ USD trong năm 2022, đồng thời cho rằng các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) sẽ giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu từ Nga.
Các bể chứa dầu tại kho dự trữ dầu của Mỹ ở Carson, bang California, ngày 25/4/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Rystad Energy, lạm phát hậu đại dịch COVID-19 do chi phí lao động và giá cước vận chuyển gia tăng cũng sẽ khiến nhiều quốc gia tăng chi tiêu trong lĩnh vực năng lượng để đảm bảo nguồn cung. Ông Audun Martinsen, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu dịch vụ năng lượng của Rystad Energy, nhận xét: "Thế giới hiện đang chi tiêu cho năng lượng nhiều hơn bao giờ hết. Năm 2014 là lần cuối cùng chúng ta chứng kiến những con số tương tự. Thế giới có thể chứng kiến sự thay đổi lớn trong chi tiêu cho năng lượng xanh, với chi tiêu cho dầu mỏ và khí đốt giảm sút. Tuy nhiên, chi tiêu cho các nhiên liệu hóa thạch khác, chẳng hạn như than đá, vẫn không thay đổi".
Chi tiêu cho các hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu mỏ dự kiến sẽ tăng 16% lên 658 tỷ USD trong năm 2022. Con số này trong lĩnh vực khai thác và sản xuất khí đốt và khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) dự kiến tăng 15%, đạt 401 tỷ USD trong năm nay. Trong khi đó, chi tiêu cho lĩnh vực năng lượng xanh sẽ tăng 24%, đạt 125 tỷ USD.
Lạm phát gia tăng trên toàn cầu đã khiến chi tiêu cho dự án dầu khí trong năm ngoái tăng 10-20% so với năm 2020, do giá thép cao hơn và thị trường ngày càng thắt chặt hơn. Còn chi tiêu cho các dự án xanh cũng đã tăng 10-35%, do giá lithium, niken, đồng và polysilicon - những vật liệu chủ chốt trong sản xuất pin và điện Mặt Trời - leo thang.
Các số liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho thấy EU cũng đạt mục tiêu giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp khí đốt từ Nga. Năm 2021, EU đã nhập khẩu 155 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên từ Nga, chiếm khoảng 45% lượng khí đốt nhập khẩu của khối và gần 40% tổng lượng tiêu thụ khí đốt của toàn EU.
Rystad Energy đánh giá: "Việc tìm kiếm nguồn nhiên liệu hóa thạch từ các nhà cung cấp thay thế Nga chỉ là giải pháp tạm thời vì EU có mục tiêu rõ ràng là giảm sự phụ thuộc của khối vào nhiên liệu hóa thạch nói chung. Năng lượng xanh - thông qua năng lượng mặt trời và năng lượng gió, cùng với sáng kiến hydro và sáng kiến CCS (thu hồi và lưu trữ carbon) - sẽ là chìa khóa không chỉ để cải thiện an ninh năng lượng, mà còn thực hiện các mục tiêu chuyển đổi năng lượng của các nước thành viên EU".
Theo Rystad Energy, chi tiêu cho năng lượng Mặt Trời của thế giới trong năm nay sẽ tăng 64% lên 191,47 tỷ USD, trong khi chi tiêu cho năng lượng gió (các dự án được thực hiện trên đất liền) dự kiến tăng 24%, đạt 209 tỷ USD. Rystad Energy nhận định các thị trường năng lượng đang lo ngại cuộc xung đột Nga-Ukraine sẽ làm trật bánh quá trình chuyển đổi năng lượng, song các dữ liệu mới nhất cho thấy chi tiêu cho năng lượng xanh sẽ tăng nhanh hơn so với nhiên liệu hóa thạch.
Các tập đoàn năng lượng gặp 'bão' chỉ trích khi thu lợi nhuận lớn Giá năng lượng tăng vọt đã mang đến những khoản lợi nhuận khổng lồ cho các công ty khai thác dầu mỏ trên toàn cầu ở thời điểm mà người tiêu dùng tại nhiều nước đang phải trả các hóa đơn tiền điện cao hơn. Các bể chứa dầu tại Carson, bang California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN Trong tuần qua, các tập đoàn ExxonMobil...