OPEC+ đứng giữa ‘ranh giới’ Mỹ và Nga
Nhóm các nhà xuất khẩu dầu mỏ OPEC chuẩn bị đưa ra một chiến lược mới tại cuộc họp trong tuần này.
Theo nhật báo Hurriyet (Thổ Nhĩ Kỳ) ngày 3/8, hiện 13 thành viên chủ chốt của OPEC do Saudi Arabia dẫn đầu và 10 quốc gia khác trong OPEC do Nga đứng đầu đang ở “ngã ba đường”.
Sau khi cắt giảm mạnh sản lượng như thỏa thuận vào mùa Xuân năm 2020 do nhu cầu sụt giảm trong đại dịch COVID-19, các quốc gia thành viên lại một lần nữa sản xuất ở mức trước khi đại dịch diễn ra, ít nhất là về mặt lý thuyết.
Trong giai đoạn bình thường, có lẽ họ đã dừng lại ở mức đó, nhưng đối mặt với giá cả tăng vọt và áp lực từ Mỹ, kịch bản này được xem là khó xảy ra.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công du Saudi Arabia vào giữa tháng 7. Một phần lý do của chuyến đi gây tranh cãi là để thuyết phục Saudi Arabia tiếp tục nới lỏng các mức sản xuất để ổn định thị trường và kiềm chế lạm phát. Cuộc họp tuần này tại trụ sở ở Vienna của OPEC sẽ cho thấy liệu những nỗ lực của ông Biden có thành công hay không.
Craig Erlam, nhà phân tích của sàn giao dịch Oanda tại Mỹ, nói với hãng AFP: “Chính quyền Mỹ dường như đang dự đoán một số tin tốt nhưng thật khó để biết liệu điều đó có phải là nhờ chuyến công du của ông Biden không”.
Video đang HOT
Về phần mình, Stephen Innes thuộc công ty tư vấn quản lý tài sản SPI Asset Management cho biết: “Sẽ không có gì ngạc nhiên khi Saudia Arabia công bố điều gì đó mà ông Biden có thể nói với các cử tri trong nước rằng đó là một chiến thắng của mình”.
Theo Viện Nghiên cứu Energy Aspects có trụ sở tại London, OPEC có thể điều chỉnh thỏa thuận hiện tại để tiếp tục tăng khối lượng sản xuất dầu thô. Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo không nên kỳ vọng họ sẽ tăng sản lượng mạnh.
Lý do là vì OPEC phải tính đến thực tế là lợi ích của Nga hoàn toàn trái ngược với lợi ích của Mỹ.
Tamas Varga, nhà phân tích của PVM Energy nhận định: “Saudi Arabia phải cân bằng tốt giữa ranh giới Mỹ và Nga”.
Nhiệm vụ sẽ là cho phép Mỹ “cứu vãn” thể diện đồng thời xoa dịu Nga nhằm đảm bảo ổn định của liên minh. Mọi quyết định được đưa ra tại cuộc họp lần này sẽ phải được thống nhất, điều có thể dẫn đến cuộc họp kéo dài hơn bình thường.
Nhà phân tích thị trường Han Tan tại Exinity bình luận: “Bất kỳ thỏa thuận mới nào của OPEC nhằm gia tăng nguồn cung đều có thể vấp phải sự hoài nghi của thị trường, vì những hạn chế về nguồn cung đã là vấn đề rõ ràng trong liên minh”. OPEC đã thường xuyên không hoàn thành hạn ngạch sản xuất đã được phân bổ và đã phải vất vả khi quay trở lại mức sản lượng trước đại dịch.
Quán cà phê cần sa có thể cứu du lịch Thái Lan
Khi ranh giới giữa việc sử dụng cần sa cho mục đích y tế hay giải trí rất khó để phân định, nhiều quán cà phê kinh doanh chất này đang chào đón hàng trăm khách du lịch mỗi ngày.
Quán cà phê cần sa RG420 mới mở cách đây 4 ngày ở Khao San, khu vực nổi tiếng của Bangkok với khách du lịch ba lô, luôn chật kín người.
Một số cửa hàng tương tự mọc lên khắp Bangkok kể từ khi Thái Lan hợp pháp hóa việc trồng và tiêu thụ cần sa vào tháng 6, vài tuần trước khi dỡ bỏ những hạn chế liên quan đến Covid-19 đối với khách du lịch nước ngoài, theo CNN.
Lượng khách quốc tế giảm còn 2 triệu trong nửa đầu năm nay từ gần 40 triệu vào năm 2019. Ongard Panyachatiraksa, chủ sở hữu RG420, và những người khác coi quán cà phê của họ là trung tâm trong nỗ lực hồi sinh ngành du lịch - vốn đóng góp khoảng 12% vào GDP trước khi đại dịch bùng phát.
Ongard cho biết hàng trăm người ghé quán mỗi ngày và anh dự định mở thêm các cơ sở khác.
"Khách hàng châu Âu, Nhật Bản, Mỹ đang tìm kiếm sativa của Thái Lan. Cần sa và du lịch đúng là cặp bài trùng", anh đề cập đến một chủng cần sa khi trò chuyện với Reuters.
Quán cà phê cần sa ở khu Khao San nổi tiếng của Thái Lan luôn đông khách. Ảnh: Athit Perawongmetha/Reuters.
Không phải ai cũng đồng tình.
Năm 2018, Thái Lan trở thành quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa cần sa để sử dụng trong y tế.
Luật cần sa mới được ban hành vào tháng 6 dẫn đến sự bùng nổ trong việc sử dụng chất này để giải trí - điều mà các quan chức chính phủ cố gắng ngăn cản vì lo ngại về ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và năng suất làm việc liên quan đến sử dụng cần sa bừa bãi.
"Luật không bao gồm sử dụng cần sa để giải trí. Do đó, việc dùng chất này để xúc tiến du lịch tập trung vào khía cạnh y tế", Siripakorn Cheawsamoot, Phó thống đốc cơ quan du lịch quốc gia, cho biết.
Cách giải thích chính sách mới gây ra một số nhầm lẫn. Sau đó, các nhà chức trách phải ban hành quy định chắp vá như cấm hút cần sa nơi công cộng và bán cho người dưới 20 tuổi.
Một ủy ban quốc hội đang tranh luận về dự luật điều chỉnh việc sử dụng cần sa dự kiến hoàn thành vào tháng 9. Điều này có thể ảnh hưởng đến các quán cà phê cần sa.
Akira Wongwan, nhà kinh doanh cần sa trong lĩnh vực y tế và cố vấn của ủy ban, cho biết cô mong muốn việc sử dụng để giải trí phải tuân theo luật phân vùng.
Trong khi đó, giữa căn phòng đông đúc ở RG420, Briton Malik Khan (26 tuổi) vừa rít xong một hơi cần sa.
"Đất nước này thật tuyệt và có quá nhiều điều để làm ở đây. Cần sa khiến lựa chọn trở nên độc đáo", anh nói.
Mỹ mong đợi kế hoạch cụ thể của OPEC để đảm bảo nguồn cung dầu Một quan chức cấp cao phụ trách vấn đề năng lượng của Mỹ ngày 17/7 cho biết các nhà sản xuất dầu thô lớn đều có công suất dự phòng và nhiều khả năng tăng nguồn cung sau chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden tới Trung Đông, Một cơ sở khai thác dầu mỏ ở Zubair, Iraq. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu trên...